Tạp chí VNCN 29.8
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 29.8.2021

Trích bài hát: Sài Gòn cố lên

PTV1: Thưa Quý vị và các bạn! Những tháng cuối năm 2019, đầu năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đợt 1 tại Việt Nam, cũng là lúc mỗi văn nghệ sĩ nỗ lực, chung sức phía sau, hỗ trợ cùng các lực lượng chống dịch bước vào một “cuộc chiến” mới với tinh thần của những người chiến sỹ.

PTV2: Đặc biệt, khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ tại TPHCM từ tháng 7 năm 2021, Thành phố mang tên Bác thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 kể từ 0h ngày 9/7. Đường phố trở nên vắng lặng, hàng quán đóng cửa. Thành phố sôi động dường như mang một diện mạo mới. Mọi người đều ở trong nhà với những nỗi niềm riêng, có những lo âu, buồn bã, trăn trở.

PTV1: Cùng với người dân cả nước hướng về TP HCM, giới văn nghệ sỹ cũng ngay lập tức vào cuộc để gửi gắm nhiều thông điệp truyền cảm hứng nhằm động viên tinh thần, giúp mọi người phấn chấn hơn, vượt qua đại dịch. Đó không chỉ là món quà thiết thực chứa đựng tấm lòng của văn, nghệ sỹ khi cùng cả nước hòa nhịp, tác động đến toàn xã hội mà còn là nhiệm vụ của người nghệ sỹ trên mặt trận văn hóa./.

PTV2: Đây cũng là câu chuyện chúng tôi sẽ gửi đến Quý thính giả trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này. Còn trước tiên như thường lẹ là một vài TT trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ.

Nhạc cắt

PTV1: 1.Thưa Quý vị và các bạn!Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, hầu hết các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm đều tạm dừng. Nhưng điều này lại thôi thúc giới hoạt động văn hóa, văn nghệ nhanh chóng có những chuyển động mới, bước lên không gian mạng, tạo nên sân khấu, sân chơi không biên giới, góp phần đồng hành, cổ vũ người dân đẩy lùi dịch bệnh.

Giống các không gian nghệ thuật khác, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tạm dừng phục vụ công chúng thưởng lãm để phòng, chống dịch Covid-19. Trong hơn một tuần qua, công chúng đều đặn được thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa đăng tải trên website và trang Facebook của bảo tàng. Trong đó, gây ấn tượng là bức tranh lụa “Anh hùng Lao động Phạm Ngọc Thạch” do họa sĩ Trần Đông Lương sáng tác năm 1958 và tác phẩm “Đọc báo cho thương binh” của họa sĩ Trần Hữu Tê sáng tác năm 1975...

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, bảo tàng đã chuyển hướng hoạt động trên mạng để giới thiệu những tác phẩm giá trị đến công chúng. Loạt tác phẩm vừa qua hướng đến tri ân lực lượng y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch, đồng thời cổ vũ tinh thần lao động, chiến đấu của nhân dân để đẩy lùi dịch Covid-19.

Văn hóa, nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân trong bất kỳ thời điểm nào. Vì vậy, việc các đơn vị, tổ chức, cá nhân chủ động sáng tạo, nắm bắt công nghệ, thực hiện các hoạt động, chương trình hấp dẫn trên không gian mạng để phục vụ công chúng rất đáng khuyến khích. Hy vọng, trong thời gian tới, các đơn vị, cá nhân tiếp tục phát huy, tạo không khí văn hóa, văn nghệ sôi nổi, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, khơi dậy tinh thần lạc quan đẩy lùi dịch bệnh.

PTV2:2. Là một nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Pa Cô-Vân Kiều sống trên địa bàn huyện miền núi Đakrông, nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của bà con nơi đây. Đã có thời điểm, nghề bị mai một theo năm tháng, khi giới trẻ chạy theo xu hướng thời trang với những bộ trang phục hiện đại, người già không mặn mà khi sản phẩm dệt ra không có người mua. Tuy nhiên, hiện nay nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đại phương đã được khôi phục trở lại, ngày càng nổi tiếng, được mọi người biết đến bởi nét độc đáo riêng.

Xã A Bung, huyện Đakrông được biết đến như "cái nôi" của ngành dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Cô. Vào những năm trước, những khung cửi bị mạng nhện phủ đầy. Giờ đây, khung cảnh ấy được thay thế bằng hình ảnh của các chị, các mẹ đang trò chuyện, những cánh tay thoăn thoắt bên những khung dệt. Những tấm vải thổ cẩm đầy màu sắc được dệt nên bằng sự cần mẫn, chăm chỉ của các mẹ, các chị, góp phần giữ gìn bản sắc riêng của người Pa Cô-Vân Kiều được truyền lại từ bao thế hệ cha ông. Để dệt nên một tấm vải đẹp, các chị, các mẹ phải mất từ 3-5 ngày, rồi phải mất thêm 2-3 ngày cắt may mới hoàn thiện được nên một bộ trang phục như ý. Mỗi tấm vải là kết quả của sự chắt chiu biết bao mồ hôi, công sức và tình cảm của người làm ra nó.

Trang phục truyền thống người Pa Cô-Vân Kiều thể hiện sự chất phác, hồn nhiên, bình dị với núi sông như chính bản chất hiền hòa, đáng yêu của những con người sống trên dãy Trường Sơn. Để bảo vệ, giữ gìn nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Đakrông đã kêu gọi các tổ chức, dự án nước ngoài quan tâm, hỗ trợ để phát huy, khai thác lại các tiềm năng, lợi thế có sẵn của nghề. Nhờ vậy, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của địa phương ngày càng phát triển được bạn bè gần xa biết đến.

PTV1: 3. Nhắc đến làng Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, ai cũng biết vùng đất này có những chiếc bánh tét mặt trăng ngon nổi tiếng. Thế nhưng sẽ thiếu sót nếu như ta chưa nhắc đến một món ngon dân dã khác được chế biến từ những nguyên liệu của đồng đất quê hương, đó là món bánh đúc thịt vịt.

Theo các cụ cao niên trong làng, món bánh đúc thịt vịt hay còn được gọi là cháo đặc, có từ rất lâu đời. Các chị, các mẹ trong làng ai cũng biết nấu bánh đúc. Con gái trong làng lớn lên đều được mẹ truyền lại công thức nấu món ăn truyền thống này. Món bánh này là sự kết hợp của các nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà, trên đồng đất quê hương như vị ngọt mát của gạo ngon, vị béo và thơm của thịt vịt thả đồng và bùi bùi của đậu phụng trồng ngoài bãi sông, vị cay và thấm của gia vị… Bánh đúc thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong các dịp giỗ, chạp, lễ, tết hay cưới hỏi của người dân làng quê này. Trong cuộc sống hôm nay, món bánh dân dã mà ấm lòng này đã vượt ra khỏi làng quê, trở thành món ngon nổi tiếng, có mặt trong các hội chợ ẩm thực của địa phương, là món quà sáng hay món ăn chiều đậm đà hương vị làng quê cho nhiều người dân phố thị. Bánh đúc thịt vịt đủ sức níu chân những đứa con xa trở về bằng hương vị khó phai, nhắc nhớ về sự phong phú của ẩm thực quê hương hồn hậu, khó quên.

Nhạc cắt

PTV1: Kính thưa Quý vị và các bạn!

Trong bối cảnh Sài Gòn muôn vàn chồng chất khó khăn do dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, đồng bào cả nước luôn hướng về TP mang tên Bác với những tình cảm yêu thương và sẽ chia. Đối với văn nghệ sỹ, họ không chỉ cống hiến hết mình cho công tác xã hội, tích cực tham gia các đội tình nguyện cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch mà xúc động hơn khi đội ngũ văn nghệ sỹ tích cực tham gia sáng tác với nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật khác nhau, thể hiện tình cảm của mình với TP thân thương.

Đối với nhà thơ Nguyễn Văn Trình- hội viên Hội VNHT Quảng Trị, ông cũng đã dành những tình cảm đặc biệt cho Sài Gòn bằng những vần thơ xúc động trong những ngày tháng TP đang căng mình chống dịch.

Trích nhà thơ Nguyễn văn Trình đọc bài thơ: “Sài Gòn những ngày tháng COVID”

1/PTV: Xin cảm ơn nhà thơ NVT đã gửi đến cho chương trình những vần thơ ý nghĩa. Thưa ông! Đây ắt hẳn là một trong những sáng tác mới của nhà thơ NVT trong thời gian gần đây phải ko ạ?

Ông Trình trả lời..(Nói về bài thơ “Sài Gòn những ngày tháng COVID” vừa mới sáng tác.)

2/PTV: Vâng! Với bài thơ này, nhà thơ NVT đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào để khắc họa câu chuyện mà ông muốn chia sẽ?

Ông Trình trả lời…

3/PT1: Và chi tiết xúc động nào trong bài thơ được ông tập trung khai thác ạ?

Ông trình trả lời…(Đọc một đoạn của chi tiết vừa nói đến)

PTV: Vâng! Trong những ngày này, khi cả nước đang dồn sức chống dịch Covid-19, những bài thơ chống dịch như tiếp thêm một nguồn năng lượng mới, từ trái tim đến với trái tim cùng chung nhịp đập, cùng ý chí quyết tâm chiến thắng, đẩy lùi dịch bệnh của muôn triệu người dân nước Việt. Thơ chống dịch Covid chính là sự rạng ngời một nguồn năng lượng mới lớn lao: Năng lượng tình yêu và tình thương của con người, của cả nhân loại.

Trích bài hát: Sài Gòn tôi sẽ

4/PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình tạp chí VNCN với cuộc trò chuyện cùng nhà thơ NVT. Thưa ông! Có thể nói rằng gần hai năm qua, đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh nhà đã có nhiều tác phẩm VHNT với chủ đề phòng chống Covid 19. Ông nghĩ ntn về điều này?

Ông Trình trả lời…

5/ Và từ thực tế kinh nghiệm sáng tác của mình, theo nhà thơ NVT thì so với những chủ đề trước đây, chủ đề Covid 19 gợi lên trong ông những cảm xúc gì đặc biệt?

Ông Trình trả lời…

6/Vâng! Covit 19 là chủ đề đang được các văn nghệ sỹ tập trung khai thác với nhiều góc độ khác nhau. Vậy theo ông, để tránh sự trùng lặp với rất nhiều tác phẩm khác thì trong quá trình sáng tác, người nghệ sỹ phải có bút pháp hay góc nhìn riêng của mình  phải ko ạ?

Ông Trình trả lời…

PTv1: P/s chèn: Gần hai năm nay, cả nước luôn  “sôi sục”  với phong trào phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có cách làm riêng của mình. Không đứng ngoài cuộc, các nhà thơ lúc này cũng trở thành những “chiến sỹ” chống “giặc Covid-19” có hiệu quả. Những vần thơ giản dị, sâu sắc, mượt mà, dí dỏm dễ đi vào lòng người đọc, công chúng. Qua đó, góp phần cổ vũ tích cực cho toàn xã hội đoàn kết và có niềm tin vững chắc, cùng chung tay chiến thắng đại dịch.

Cùng với các nhà thơ Quảng Trị, những lúc rảnh rỗi nhà thơ Nguyễn Văn Trình lại lao vào sáng tác thơ theo chủ đề “chống dịch như chống giặc” nhằm cổ vũ, động viên tinh thần cho người dân. Thơ ông với ngôn từ giản dị, nhẹ nhàng, giàu hình tượng đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về bức tranh đại dịch trong những ngày này, đồng thời qua những vần thơ của mình, Nguyễn Văn Trình đã thể hiện tấm long của một nghệ sỹ với tình cảm yêu thương và sẽ chia đối với người dân vùng dịch.

Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cùng với nhà thơ NVT, nhiều hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã tăng cường sáng tác, với mong muốn truyền năng lượng tích cực, động viên lực lượng tuyến đầu và nhân dân ra sức đẩy lùi dịch bệnh.

Trích bài hát:Sài Gòn ơi! Xin lỗi, cảm ơn"

7/PTV: Quý vị và các bạn vừa thưởng thức bài hát: “Sài Gòn ơi! Xin lỗi, cảm ơn" của Khắc Việt  Thưa nhà thơ Nguyễn Văn Trình! Trong những ngày vừa qua, ông có thường xuyên theo dõi thông tin dịch bệnh ở SG hay ko ạ?

Ông Trình trả lời…(có và chia sẽ cảm xúc khi hằng ngày nghe tin về Sài Gòn)

8/Vâng! Cùng với những món quà hỗ trợ về vật chất, ông nghĩ sao về những món quà tinh thần mà văn nghệ sỹ cả nước đang hướng về SG trong thời gian qua?

Ông Trình trả lời…

8/Vâng! Và trong chương trình hôm nay, ông có điều gì muốn nhắn nhủ đến người dân Sài Gòn?

Ông Trình trả lời

PTV: Xin cảm ơn nhà thơ NVT và chúc ông sẽ có nhiều tác phẩm hay hơn nữa trong thời gian đến.

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn!

Trích bài hát:Toàn dân đoàn kết chống dịch"..

PTV1: Quý vị và các bạn thân mến! Bài hát: “Toàn dân đoàn kết chống dịch".. của Nhạc sĩ Xuân Trí cũng đã khép lại Tạp chí VNCN tuần này tại đây. Những người thực hiện chương trình….

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 23/08/2021 10:28 Lê Vĩnh Nhiên 26/08/2021 09:18

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà