Tạp chí Dân tộc và Miền núi
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

 

Tạp chí dân tộc ngày 29.8.21

PS1: Khi Đoàn viên Thanh niên vùng cao làm giàu  

 

PTV: Thưa đồng bào và các bạn. Những năm qua, thực hiện chương trình đồng hành với Đakrông Hóa đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Điển hình có đoàn viên Hồ Văn Tang, thôn XiPa, xã Tà Long. Nhận thấy lợi thế đất đai rộng, anh bàn với gia đình tận dụng quỹ đất để bắt tay vào chăn nuôi và trồng trọt. Nhận thấy nếu áp dụng những cách làm như trước đây của gia đình thì mang lại hiệu quả kinh tế thấp, anh quyết định đi học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình ở các tỉnh bạn. Tham gia nhiều lớp tập huấn do Đoàn viên thanh niên tổ chức. Nhờ thế, đến nay, gia đình anh Hồ Văn Tang trở thành tấm gương làm giàu chính đáng ngay trên chính mãnh đất quê hương. Bây giờ, mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi phóng sự ngay sau đây.

Nhằm đẩy mạnh phong trào thanh niên lập thân, khởi nghiệp tại các xã miền núi, với sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Trị, các cấp bộ đoàn đã đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với các đối tượng thanh niên vùng miền núi triển khai Đề án 30a của Chính phủ. Phong trào thanh niên tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội đã được tập trung chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cơ sở và đã đạt kết quả tích cực. Nhiều mô hình kinh tế trang trại do thanh niên làm chủ đã trở thành những điển hình tiên tiến trong phong trào lập thân, khởi nghiệp. Trong đó, tuổi trẻ huyện Đakrông đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhờ sự phối hợp tích cực giữa các cấp bộ đoàn, chính quyền địa phương và các ngành liên quan, phát huy năng lực, sức sáng tạo, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Đức Linh

Bí thư Huyện đoàn Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Với lợi thế vùng gò đồi rộng lớn, anh Hồ Văn Tang thôn XiPa, xã Tà Long huyện Đakrông đã khai thác hàng trăm héc ta đất vùng gò đồi phát triển mô hình trang trại chăn nuôi dê, bò, đào ao thả cá; trồng các loại cây như ngô, sắn, trừng tràm…đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2014, tận dụng quỹ đất rộng lớn từ gia đình, anh Hồ Văn Tang bắt đầu con đường lập nghiệp của mình bằng mô hình trang trại tổng hợp. Ban đầu với số vốn 30 triệu đồng, anh đầu tư mua vài cặp dê giống để thả. Đến nay sau gần 3 năm gây dựng, đàn dê đã có hơn 30 con. Tổng diện tích đất mà gia đình anh hiện có rộng khoảng 3 ha, anh Tang khoanh thành những khu vực có chức năng khác nhau. Thuận lợi cho việc chăn thả và hạn chế được thời gian di chuyển.

 Khu vực trồng sắn, rừng tràm được anh chọn vị trí đất hơi dốc của ngọn đồi, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm được sắp xếp ở khu vực trung tâm để thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý. Để tận dụng tối đa quỹ đất mà gia đình có, phía đồi cao anh Tang trồng ngô. Đây cũng chính là phương thức lấy ngắn nuôi dài mà anh đang nỗ lực theo đuổi trong định hướng phát triển trang trại của gia đình.

Anh Hồ Văng Tang

Thôn XiPa, Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch: Sau khi học xong lớp 12, tôi quyết định lập nghiệp ngay trên chính quê hương mình. Nhận thấy đất đai còn nhiều, nếu không tận dụng quỹ đất thì hoang phí. Tôi mạnh dạn vay vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt. Bên cạnh đó cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn để mở mang kiến thức. Ở đây thì tôi chủ yếu nuôi dê, gà, bò và nuôi cá. Hằng năm, sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập ổn định.

Được biết, anh Hồ Văn Tang sinh năm 1996, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông anh bắt đầu chọn lập nghiệp bằng con đường làm nông nghiệp. Không ít lần bị gia đình, bạn bè phản đối. Tuy nhiên, bằng ý chí dám nghĩ, dám làm và làm giàu chính đáng trên quê hương, anh Tang đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi dê, bò, lợn, đào ao thả cá… Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển kinh tế, anh Tang cho hay, với người dân vùng cao, cái khó nhất trong phát triển kinh tế chính là vốn và kinh nghiệm. Thời gian qua, Nhà nước đã hỗ trợ nguồn vốn cho người dân phát triển sản xuất thông qua các kênh vốn vay ưu đãi, đó là một lợi thế lớn; còn kinh nghiệm, theo tôi bản thân mỗi người phải mạnh dạn làm mới rút ra được, có thể phải chấp nhận thất bại mới đi đến thành công. Trồng sắn, trồng rừng hay chăn nuôi bò, anh Tang cũng đã từng thất bại ngay từ những vụ sản xuất đầu tiên. Tuy nhiên, thay vì bỏ cuộc, anh càng quyết tâm phải đứng dậy trên chính thất bại đó, từng bước khắc phục những hạn chế để có những vụ sản xuất thắng lợi về sau.

Để không lãng phí nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, ngoài việc chăn nuôi dê, anh Tang còn nuôi thêm 04 con bò kết hợp cùng ao cá. Theo anh Tang nuôi cá không mất nhiều công chăm sóc, hàng ngày chỉ tranh thủ 30 phút để cắt cỏ cho cá ăn và cho ăn cám. Đến nay, mô hình Vườn - ao - chuồng của anh đã hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả.

Anh Hồ Văn Miền

Bí thư xã Đoàn thôn Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Tính đến nay, trên địa bàn huyện Đakrông có … mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả do thanh niên làm chủ, thu nhập hàng năm từ 80-100 triệu đồng/mô hình. Với mỗi địa phương có điều kiện phát triển kinh tế khác nhau, nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực, sáng tạo của tuổi trẻ trong việc chinh phục, chế ngự thiên nhiên để khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai hay mở mang các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ đem lại nguồn thu nhập cho thanh niên. Để phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp phát triển, Huyện đoàn Đakrông đã có nhiều cách làm mới. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc tạo điều kiện cho thanh niên làm chủ tri thức khoa học- kỹ thuật, lập các dự án vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh tế, tuyên truyền, tư vấn cho thanh niên về chọn nghề, khai thác các nguồn vốn vay, đặc biệt là giải ngân nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm (vốn 120) của Trung ương Đoàn. Qua đó để thanh niên trên địa bàn huyện Đakrông có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình.

Anh Nguyễn Đức Linh

Bí thư Huyện đoàn Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Với sự thay đổi trong tư duy phát triển kinh tế nên cuộc sống của người dân hôm nay đã có những đổi thay rõ nét, thay vì sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên nay họ đã hoàn toàn làm chủ mô hình sản xuất, tính toán được mùa vụ, lựa chọn cây trồng con nuôi phù hợp. Những thanh niên trẻ ở vùng cao dám nghĩ dám làm như anh Hồ Văn Tang sẽ trở thành động lực để nhiều thanh niên khác tự tin vươn lên trong phát triển kinh tế và lập thân, lập nghiệp, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó anh không ngại ngần chia sẻ kinh nghiệm cho những đoàn viên thanh niên có ý định vươn lên làm giàu. Góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 25/08/2021 08:14 Lê Vĩnh Nhiên 05/11/2021 09:27
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà