BÀI CA ĐI CÙNG NAM THANG
Danh mục
Những bài ca đi cùng năm tháng
NỘI DUNG

                              Kịch bản :Bài ca đi cùng năm tháng

                              Phát sóng: thứ 4.9.2021

                           

 Ca khúc:Một đời người.một rừng cây- nhạc sỹ Trần Long Ẩn

BTV:Xin gửi lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe đến qv và cb!

Thưa quý vị và các bạn !

"...Chân lý thuộc về mọi người/ Không chịu sống đời nhỏ nhoi/ Chân lý thuộc về bạn bè tôi/ Những người sống vì mọi người...". Lời ca này hầu như chúng ta ai cũng thuộc. Nhưng những chân lý tưởng như rất giản dị ấy không phải ai trong chúng ta cũng có thể thực hiện được.

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn, với những bài ca cách mạng đã chỉ ra một con đường đến với những lời ca ấy thật trong sáng: Đó là hãy đặt trái tim của mình vào giữa nhịp đập của trái tim đất nước! Đó là con đường đúng và cũng là con đường đúng duy nhất không chỉ dành cho các nhạc sĩ, các nghệ sĩ, mà còn dành cho tất cả chúng ta!Chương trình Bài ca đi cùng năm tháng của chúng tôi tuần này,một lần nữa mời quý vị và các bạn nghe lại giai điệu thật ý nghĩa này cùng với phần tổng hợp của BTV chương trình  và cảm nhận của khán thính giả yêu nhạc.

Bài Hát : Một đời người,một rừng cây

Thưa quý vị và các bạn!

Với những thế hệ nhạc sĩ cách mạng, những người ngay từ đầu đã tìm thấy lý tưởng cho tình yêu âm nhạc của mình. Trong họ không có sự phân chia cảm xúc một cách tách biệt  mà trong tình yêu nồng nhiệt trọn vẹn với quê hương, họ tìm thấy những hạnh phúc riêng tư. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn thuộc về tình yêu ấy.

Năm 1966, từ Bình Định, Trần Long Ẩn lên Sài Gòn học Đại học Văn khoa. Đó cũng là thời kỳ các đô thị miền Nam đang ngùn ngụt phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe". Các nhạc sĩ, sinh viên liên tục sáng tác những bài hát yêu nước, khơi gợi lòng tự tôn dân tộc ở mọi tầng lớp nhân dân.

Trần Long Ẩn có một chiếc đài nhỏ luôn đeo bên mình. Chiếc đài ấy ông được ông ngoại tặng cho nhân dịp thi đỗ vào đại học. Qua chiếc đài, ông nghe tin tức miền Bắc, nghe  Bác Hồ đọc thơ chúc Tết. Gia đình ông có mấy người bác tập kết ở ngoài Bắc. Khi đó ông chăm chỉ nghe đài còn để xem có thấy bác mình nói trên đài không để báo tin cho gia đình. Thế rồi, những bài hát cách mạng phát liên tục trên sóng phát thanh đã ngấm vào tâm hồn chàng trai trẻ, khơi gợi, đòi hỏi tâm hồn ấy niềm kiêu hãnh của dân tộc. Những bài hát cách mạng liên tục mang đến cho chàng trai một hiện thực mới mẻ của miền Bắc, một hiện thực xã hội chủ nghĩa đầy tươi mới đang tạo sinh những cuộc đời mới. Những bài ca ấy giống như những tiếng reo toàn thắng qua sóng phát thanh không ngừng làm rung động trái tim chàng trai trẻ.

Vốn có năng khiếu âm nhạc, Trần Long Ẩn đã nhanh chóng tham gia phong trào yêu nước của sinh viên miền Nam. Ông cùng các nhạc sĩ như Tôn Thất Lập, Trương Quốc Khánh... thức thâu đêm để sáng tác các bài hát cho các cuộc biểu tình của sinh viên.

 Trần Long Ẩn là một trong rất ít các nhạc sỹ mà những bài hát của ông thường mang một triết lý sống giản dị nhưng rất sâu sắc. Và giai điệu của ông trong những bài hát như thế luôn luôn tạo lên không khí tự sự hoặc độc thoại. Điều này vô cùng quan trọng bởi nó làm cho người nghe không bị mang một cảm giác bị giáo huấn. Mỗi khi chúng ta lắng nghe hoặc mỗi khi chúng ta tự hát những bài hát này, chúng ta thấy đang đối diện với chính bản thân mình, chúng ta nhìn sâu vào bản thân chúng ta với vô vàn câu hỏi về cuộc sống mà chúng ta đang sống .

Và bài hát Một đời người một rừng cây là một tác phẩm tiêu biểu cho những tác phẩm như vậy của ông.

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai
Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành

Bài hát:Một đời người,một rừng cây

Cảm nhận của khán thính giả trẻ Bá Duy –Đông Lương-Đông Hà

Thưa qv và các bạn! Nhạc sỹ Trần Long Ẩn đã từng chia sẻ về sự ra đời của ca khúc Một đời người,một rừng cây: Ý tưởng của tôi xuất phát từ câu của một người lãnh đạo nổi tiếng khi chỉ vào rừng đước và nói, các chú phải trồng gần thì cây đước mới lên thẳng, mới hữu dụng; trồng xa quá thân thấp, um tùm vô dụng. Ý bài hát tôi muốn nói lớp trẻ - bộ đội ta ở nơi gian khổ họ trưởng thành và đã là thanh niên thì chung sức giúp đỡ nhau. Tôi mượn rừng cây để nói về cái đẹp con người, về lực lượng bộ đội ở biên giới Tây Nam những năm tháng đó.Ca khúc ra đời vào năm 1980,đã hơn 40 năm trôi qua,ca khúc này vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc về cuộc sống,về đạo lý ,về lý tưởng sống …

Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về một rừng cây! Một ý tưởng thật lạ lùng. Nhưng không, cái sức mạnh của rừng cây được nhìn thấy trong mỗi con người như thể nhìn thấy cả cuộc sống cộng đồng trong một cá thể. Đây chính là tình yêu, là lý tưởng xuyên suốt bài ca. Những giá trị ấy không bao giờ cũ. Không những thế, trong đời sống hiện đại đầy sự phân cách này, những giá trị ấy lại càng phải được tôn vinh, được hiển lộ nhiều hơn. Một đời người giống như triệu triệu rừng cây

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 04/09/2021 08:49
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà