Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 12.9.2021

Những ngày này, cùng với thông tin về tình hình dịch bệnh, bộ phim ngắn “Đại chiến Corona virus” đang được nhiều người dân trên địa bàn, đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm. Người sản xuất bộ phim là Hồ Văn Ngởi, sinh năm 1992, trú tại xã Lìa, huyện Hướng Hóa. Sau một thời gian ngắn ra mắt, bộ phim ngắn “Đại chiến Corona virus” đã nhận được những phản hồi tích cực bởi một sản phẩm chất lượng, ấn tượng về cả âm thanh, hình ảnh, kịch bản… lẫn thông điệp.  Đây sẽ là câu chuyện cung tôi muốn chia sẽ cùng quý vị và các bạn trong chương trình Tạp chí VNCN hôm nay. Còn bây giờ, mở đầu chương trình là một vài TT đáng chú ý trên lĩnh vực văn hóa của tỉnh nhà.

Nhạc cắt

1/ Kinh thưa Quý vị và các bạn! Trong các tín ngưỡng thờ cúng thần linh của người Việt Quảng Trị từ xưa cho đến nay, thì tín ngưỡng phổ biến và quan trọng bậc nhất khi phản ánh quan niệm, ứng xử của con người với nước là thờ cúng Thủy thần/ thần Nước. Bởi vì, nước không chỉ là nguồn sống thiết yếu cho sinh hoạt của con người và vạn vật, mà nó còn đánh thức, hồi sinh và phát triển muôn loài. Bên cạnh đó, nước còn gây ra những tai họa khủng khiếp, những trận đại hồng thủy kinh hoàng, có thể hủy diệt làm tiêu tan mọi thành quả do con người gây dựng. Sự tàn phá kinh khủng của hiểm họa thiên nhiên này làm cho người dân vừa muốn chế ngự vừa muốn sùng bái: Tín ngưỡng thờ cúng Thủy thần cũng ra đời từ đó.

Các vị Thủy thần đều được thờ cúng ở dinh, đền, miếu - những nơi tôn nghiêm bậc nhất ở các làng xã. Thờ cúng Thủy thần vốn đã thiêng liêng, song để thần khác thường và linh thiêng hơn nữa người dân Quảng Trị còn huyền thoại hóa các vị Thủy thần. Cùng song hành với việc xây dựng các ngôi đền, miếu để thờ phụng một cách trân trọng, trang nghiêm là việc củng cố niềm tin bằng cách tạo ra các sự tích, huyền tích vừa mang tính chính sử vừa mang tính truyền thuyết huyền thoại; nhưng vẫn không ngoài mục đích là phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân. Bên cạnh đó, việc ban sắc phong thần do nhà nước phong kiến quyết định cũng tăng độ quyền uy và linh thiêng cho các vị thần, bởi sắc phong thường có nội dung ca ngợi, tôn danh các vị Thủy thần tại nhiều làng xã.

Có thể nói, đối với những người Việt Quảng Trị cho dù cuộc sống mưu sinh bằng nông nghiệp, ngư nghiệp hay buôn bán… tất thảy đều quen nếp sống dựa vào thiên nhiên, đặt hy vọng và trông chờ vào các đấng thần linh phò trợ, trong đó thần nước trở thành đấng siêu nhiên hơn cả. Bởi vì, đây là sự sống, là sự phát triển của muôn loài.

Thờ cúng Thủy thần là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, phản ánh rất nhiều mặt về đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của người dân Quảng Trị. Đây là truyền thống tốt đẹp đáng trân trọng và giữ gìn./

2/Suốt hàng trăm năm qua, làng Nại Cửu xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong đã có nhiều đổi thay và đang khoác trên mình tấm áo đầy khởi sắc, thế nhưng theo dòng chảy thời gian Lễ hội Kỳ Yên – một nét văn hóa truyền thống độc đáo có từ lâu đời vẫn được bao thế hệ gìn giữ, duy trì và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu vào mỗi dịp rằm tháng 7 thường niên.

Lễ hội Kỳ Yên được người dân trong làng tổ chức hàng năm tại đình làng Nại Cửu vào hai ngày rằm tháng bảy là 14 và 15 âm lịch với ý nghĩa cầu mong xã tắc yên bình, mùa màng bội thu, cuộc sống của bà con ấm no, thể hiện sự tôn kính hướng về trời đất, hướng về các vị anh hùng có công với nước, các vị khai khẩn lập làng, các vị khoa bảng làm rạng danh tổ tiên, dòng họ.

Thông thường cứ 3 năm Lễ hội Kỳ Yên được tổ chức lớn một lần còn các năm khác thì tế thường với những lễ vật và các nghi thức lễ cũng đơn giản hơn, và luân phiên giữa 6 họ gồm: Lê, Nguyễn, Võ, Hoàng, Phan, Trần.

Theo các bậc cao niên trong làng thì Lễ hội Kỳ Yên được bắt đầu từ thế kỷ XVIII. Lý giải nguồn gốc ra đời của lễ hội, các bậc cao niên trong làng cho hay mỗi vùng đất đều có một vị thần, thường gọi là Thành Hoàng - người có công trong việc khai khẩn, gìn giữ vùng đất đó. Vị thần Thành Hoàng được Thượng đế giao cho trách nhiệm cai quản làng, che chở phù hộ cho người dân sống bình yên, làm ăn phát đạt.Vì thế, để báo hiếu, tạ ơn công lao to lớn của vị thần đặc biệt này người dân thôn Nại Cửu đã chọn rằm tháng 7 để tổ chức lễ cúng. Và hễ đến ngày này con cháu trong làng dù đang sinh sống, lập nghiệp ở xa đều cố gắng thu xếp về tham dự đông đủ, cùng nhau chung tay phát huy nét đẹp truyền thống văn hoá của quê hương bản xứ.

3.Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Bru - Vân Kiều, tục thờ bản mệnh là một trong những tập tục giữ một vai trò rất quan trọng, gắn liền với cuộc đời của mỗi con người từ lúc sinh ra và kéo dài trong suốt cuộc đời của họ cho đến lúc mất đi.

Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, người Bru - Vân Kiều quan niệm rằng, con người bao giờ cũng có 2 phần: phần hồn và phần xác. Hồn và xác là thế giới riêng biệt nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Con người sống, đi lại, làm việc, hoạt động được là nhờ có linh hồn. Việc đau ốm hay khỏe mạnh của một cá nhân nào đó là do phần hồn quyết định. Khi hồn yên tĩnh, không bị xúc phạm, không bị quấy phá… hồn sẽ làm cho con người khỏe mạnh, không bị đau ốm; còn khi một người nào đó gặp rủi ro, đau ốm, bệnh tật… là do hồn không yên, hồn bỏ đi. Vì vậy, muốn cho mau khỏi bệnh phải nhờ thầy mo cúng gọi hồn về.

Hình thức thờ bản mệnh - thờ cúng linh hồn của người đang sống rất phổ biến ở người Bru - Vân Kiều. Theo hình thức thờ cúng này, linh hồn của mỗi thành viên trong gia đình được tượng trưng bằng một cái bát vì vậy người Bru - Vân Kiều gọi là Bát bản mệnh. Gia đình người Bru - Vân Kiều có bao nhiêu người là có bấy nhiêu cái bát để thờ cúng. Ngoài bát linh hồn và “vật giữ hồn” thì trên bàn thờ bản mệnh ở một số gia đình còn treo các hình nhân thế mạng đan bằng các nan tre mỏng hoặc các chuỗi hạt kết thành những vòng tròn mà theo người Bru - Vân Kiều thì nó tượng trưng cho trời/Yang là vị thần tối cao trong đời sống của họ. Ngày nay, về cơ bản những quan niệm về hồn và thần bản mệnh cũng như những lễ nghi liên quan đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên một số gia đình người Bru - Vân Kiều vẫn đang duy trì tập tục này.

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Không biết tự bao giờ, A chói đã trở thành đồ vật thông dụng không thể thiếu được trong sinh hoạt thường nhật của người Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị. Không ai biết chiếc gùi đã có mặt trong đời sống của người dân tộc Bru - Vân Kiều từ khi nào chỉ biết rằng chúng là vật dụng không thể thiếu khi họ lên nương, lên rẫy hay vào rừng lấy củi và được xem như nét văn hóa đặc trưng trong sinh hoạt cộng đồng.

A chói của người Vân Kiều, Pa Kô

Đối với đồng bào Pako, Vân Kiều từ bao đời nay, cuộc sống sinh hoạt của người dân gắn liền với các vật dụng từ mây tre đan, trong đó có các vật như: a teh, a chói, a điêng, a đư… Mỗi vật dụng có một công năng khác nhau và được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Nếu như a teh dùng để gùi những vật nặng và cồng kềnh như chuối, củi… thì a chói được dùng để lên nương, mang vác những thứ vừa phải như ngô, lúa. Còn a điêng dùng để đựng cơm, a đư nhỏ hơn để đựng các vật dụng trong nhà.Vốn thuần nông nên những vật dụng để lên nương, lên rẫy rất được bà con ở đây chú trọng. Vậy nên, gia đình nào cũng cố gắng sắm sửa trong nhà dăm ba cái a teh, a chói, tùy vào số lượng thành viên trong gia đình để mua cho phù hợp.

Để đan được chiếc A chói truyền thống, theo nhiều nghệ nhân ở Tây Quảng Trị phải mất nhiều công đoạn, thời gian. Tạo ra được chiếc A chói đẹp và bền, người làm phải mất nhiều công sức. Trước hết, nguyên vật liệu phải cất công đi kiếm ở vùng rừng sâu, núi cao mới thấy những cây mây, tre, nứa vừa ý. Mây để đan A chói cần có độ bền, dẻo dai. Tre phải đúng độ già, đẹp màu, chắc... Trước đây, người Vân Kiều, Pa Kô thường sử dụng mây và tre để làm A chói, nhưng do tre thường chia thành đốt, lại vót thành lạt khá mất công, nên có thể dùng cây lung để thay thế. Các bước làm A chói như sau: Chặt tre thành từng đoạn, chẻ lạt, vót tre. Đan đế A chói có 4 góc vuông, phần nhiều đan bằng mây.

P/V: Chị Hồ Thị Lương-Thị trấn Krongklang, huyện Đakrong chia sẽ:

Với người Bru - Vân Kiều, chiếc a chói như một người bạn tâm giao cùng họ chia sẻ mọi niềm vui, khó nhọc trong cuộc sống. Nếu người phụ nữ Kinh có cái quang, cái gánh làm bạn quanh năm thì người phụ nữ dân tộc Bru - Vân Kiều lại có chiếc gùi gắn bó từ lúc trẻ đến khi về già. Sống trên núi, làm nương làm rẫy, vào rừng lội suối, chiếc gùi giúp họ có thể chở tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống của mình. Từ hạt lúa, trái bắp, củ sắn, củ khoai, nắm rau cho đến thanh củi, thanh tre... tất cả đều ở trong chiếc gùi trên lưng theo chân họ vượt núi băng rừng về nhà. Chiếc gùi giúp cuộc sống người phụ nữ Vân Kiều bớt khó khăn, giúp đôi tay lao động bớt phần mệt mỏi.

Với người đồng bào Pa Cô, Vân Kiều, món quà người đàn ông thể hiện tình yêu thương đối với vợ con mà được bà con làng trên bản dưới trầm trồ đó chính là tặng một cái a chói chắc chắn và đẹp mắt. Nếu như phụ nữ miền sơn cước được đánh giá là người đảm đang, tháo vát thì nhìn vào trang phục của người đàn ông trong gia đình. Cách họ chăm chút từng đường kim, mũi chỉ để thêu, dệt nên tấm áo, tấm quần cho chồng, cho con… thì việc người phụ nữ được sở hữu một cái a chói với những đường đan đẹp, đều cũng chính là cách thể hiện sự tháo vát, mắt thẩm mỹ của người đàn ông trong gia đình.

P/V: Chị Hồ Thị Lương-Thị trấn Krongklang, huyện Đakrong cho biết thêm:

Hiện nay, cuộc sống của người Vân kiều đã có nhiều thay đổi. Đời sống kinh tế khấm khá hơn nên họ có thể mua các phương tiện luân chuyển hàng hoá như xe đạp, xe máy thậm chí cả máy kéo. Tuy nhiên đối với người phụ nữ Vân kiều khi lên nương, lên rẫy, chiếc a chói vẫn là vật dụng lao động được lựa chọn. Để lưu truyền nghề truyền thống của cha ông, hiện nay ở một số gia đình khi con trai, con gái lớn, bố mẹ vẫn truyền lại cách đan a chói cho con.

Hy vọng rằng, cùng với cuộc sống hiện đại, chiếc A chói vẫn trường tồn theo năm tháng, sẽ có nhiều nghệ nhân trẻ tuổi góp sức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá xưa, để mãi mãi đẹp trong chúng ta hình ảnh những cô gái dân tộc gùi A chói. A chói mãi đung đưa sau lưng những bà mẹ Vân Kiều, Pa Kô một nắng, hai sương chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho con trẻ. Những già làng móm mém cười vang khi cùng con cháu không mệt mỏi cõng sau lưng A chói đầy ắp mùa màng được gặt hái và chọn ngày đẹp mừng lúa mới...

PTV1: Kính thưa Quý vị và các bạn! Hồ Tu Pông Ngỡi là chàng trai sinh ra và lớn lên  ở huyện Hướng Hóa. Ở vùng núi cao, anh thuộc dạng “hiếm”, khi được học hành và luôn có ý thức cống hiến cho cộng đồng, đặc biệt là cho trẻ em. Sau khi anh tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, Hồ Tu Pông Ngởi về quê và trở thành “tay máy” chuyên quay phim, chụp ảnh ở bản.

PTv2: Từ khoản tiền dành dụm sau những lần đi quay phim, chụp ảnh tại các lễ hội, đám cưới, hoặc các dự án, anh đã mày mò làm những bộ phim cho cộng đồng Pa Kô, chủ yếu mở cho trẻ con trong bản xem để không quên cội nguồn. Ngôi nhà xây dựng dở dang của anh ở vùng Lìa giờ đây gần như là một “trung tâm học tập cộng đồng”.

PTV1: Hồ Tu Pông Ngởi cũng bỏ tiền túi làm một sân khấu nhỏ, lập nhóm nhảy “Akay Vel” (Những đứa con của bản) và dạy hip-hop cho trẻ em. Tiếp đến, Ngỡi mở thư viện tại gia phục vụ miễn phí. Đầu tháng 8 vừa qua, anh vừa “nổi danh” trong cộng đồng người vùng cao khi cho ra mắt phim ngắn “Đại chiến Corona virus” (dài 6 phút) trên trang YouTube cá nhân.

Trích tiếng động

PTV1: Quý vị và các bạn thân mến! Vừa rồi chúng tôi đã gửi tới Quý thính giả một trích đoạn trong bộ phim “Đại chiến Corona virus”  của Hồ Tu Pông Ngởi. Bây giờ chúng ta hãy cùng gặp gỡ với anh để hiểu hơn về bộ phim nay.

1/PTV2: Xin chào và chúc mừng Hồ Tu Pông Ngởi với bộ phim “Đại chiến Corona virus” vừa mới ra mắt trên kênh YouTube của mình. Ngởi thân mến! Đầu tiên bạn có thể chia sẽ cùng chúng tôi bộ phim “Đại chiến Corona virus” mà bạn vừa sản xuất bắt nguồn từ lý do nào ạ?

Ngởi trả lời…

2/PTV: Vâng! Vậy bộ phim này được Ngởi xây dựng từ cốt truyện ntn ạ?

Ngởi trả lời…

3/Tôi đã có dịp xem bộ phim “Đại chiến Corona virus” của Ngởi. Một trong những điều ấn tượng với tôi là Ngởi đã sử dụng những kỹ xảo để làm cho bộ phim vô cùng sinh động. Vậy để làm được điều này, chắc bạn mất khá nhiều thời gian để tìm ý tưởng và dàn dựng phải ko ạ?

Ngởi trả lời

P/s chèn1: Hồ Tu Pông Ngởi là cái tên không xa lạ với nhiều người. Sinh ra và lớn lên ở một bản nghèo, Ngởi đã nỗ lực vượt qua mọi thử thách để đến giảng đường. Vậy mà, sau ngày tốt nghiệp, chàng trai Pa Kô này lại bất ngờ rẽ lối để theo đuổi niềm đam mê quay phim, nhiếp ảnh, đồ họa… Ngởi lặn lội vào Thành phố Hồ Chí Minh để học nghề, rồi về bản mở một tiệm ảnh phục vụ bà con. Dẫu còn nặng gánh nỗi lo cơm áo nhưng Ngởi vẫn miệt mài cống hiến cho bản làng bằng nhiều cách như: Tổ chức lớp học hip hop; lập thư viện miễn phí ngay tại nhà; làm khu vui chơi, sân đá cầu mây cho thanh thiếu nhi…

Sự xuất hiện của Ngởi trong chương trình “Điều ước thứ 7” của Đài Truyền hình Việt Nam cách đây không lâu đã giúp dân bản vơi đi nỗi lo về nước sạch khi thông qua chương trình, nhiều cá nhân, tổ chức đã hỗ trợ nước sạch cho bà con.

Luôn hướng về bản làng, Ngởi rất buồn khi thấy do ảnh hưởng bởi COVID-19 nên cuộc sống của bà con thêm phần vất vả. Bản thân Ngởi cũng mất đi thu nhập do tiệm ảnh vắng khách và việc cộng tác cho các đơn vị, dự án bị gián đoạn. Tuy nhiên, điều khiến Ngởi lo lắng nhất là nhận thức của một bộ phận người dân vùng cao về phòng, chống COVID-19 chưa cao.

Không ít người, đặc biệt là các em nhỏ thấy vướng víu khi đeo khẩu trang. Thực tế ấy thôi thúc Ngởi làm một điều gì đó. Sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng anh đã tìm ra hướng đi mới đó là bắt tay sản xuất một bộ phim của riêng mình.

Trích tiếng động của phim

4/ Quý vị và các bạn vừa đến với một trích đoạn trong bộ phim: “Đại chiến Corona virus” của Hò Tu Pông Ngởi. Chương trình xin tiếp tục cuộc trò chuyện với Hồ Tu Pông Ngởi! Đây là bộ phim kết hợp giữa nhân vật người thật và hoạt hình. Ngởi có thể chia sẽ một chút về các diễn viên trong phim của mình ntn?

Ngởi trả lời..

5/ PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Xem bộ phim ngắn của Ngỡi thực sự thú vị. Đó là bộ phim không lời, nội dung chính nói về cuộc chiến của một chàng trai vùng cao với virus SARS-CoV-2 được tạo hình như quái vật. Cụ thể, những con quái vật virus đã bất ngờ tới bản làng, phá tan sự yên ả. Chàng trai đã đứng dậy chiến đấu để bảo vệ người dân bản mình.

Ngởi thân mến! Vậy tại sao bạn lại chọn cách thể hiện không lời cho bộ phim?

Ngởi trả lời…

6/Để hoàn thành bộ phim trong hơn 6p,bạn đã mất thời gian bao lâu để sản xuất ạ và trong quá trình đó, theo bạn công đoạn nào khó nhất khi sản xuất bộ phim này ạ?

Ngởi trả lời…

P/s chèn 2:Từng làm nhiều phim ngắn cho kênh Youtube riêng nên Hồ Tu Pông Ngởi tin mình đủ sức sản xuất một bộ phim về “cuộc chiến” với COVID-19. Vấn đề cậu quan tâm nhất là làm thế nào để bộ phim thu hút người xem chỉ với một chiếc máy ảnh mini và dàn máy tính đã cũ. Để có đáp án cho câu hỏi đó, Ngởi dày công xây dựng kịch bản; chọn lựa “diễn viên”; xây dựng bối cảnh; quay, dựng phim; làm đồ họa… Ngoài thông điệp phòng, chống COVID-19, cậu lồng ghép một cách khéo léo, sinh động những nét đẹp văn hóa của người Pa Kô vào phim ngắn. Dồn nhiều tâm sức nên Hồ Tu Pông Ngởi rất vui mừng khi phim ngắn “Đại chiến Corona virus” nhận được những phản hồi tích cực. Hôm đầu tiên đưa phim lên kênh Youtube cá nhân, anh trả lời không hết số cuộc gọi, tin nhắn. Trước đó, ngàyanh khai máy, nhiều người cho rằng, cậu khó có thể cho ra đời một sản phẩm chất lượng, ấn tượng về cả âm thanh, hình ảnh, kịch bản… lẫn thông điệp.

Vì thế, phim ngắn của cậu khiến họ rất bất ngờ. Điều Hồ Tu pong Ngời mừng nhất là xem xong phim ngắn “Đại chiến Corona virus”, phần lớn khán giả đều có chung niềm tin là những người con của bản làng có thể trở thành “chiến binh” chống lại COVID-19.

7/Thông qua bộ phim này, thông điệp mà bạn muốn gửi gắm đến người xem là gì ạ?

Ngởi trả lời

8/Vâng! Được biết thời gian qua Ngởi đã có rất nhiều việc làm thiết thực hướng về người dân của bản làng mình đặc biệt là các em thiếu nhi. Vậy dự định của bạn trong thời gian tới là gì ạ?

Ngởi trả lời…

PTV: Cảm ơn Hồ Tu Pông Ngởi với cuộc trò chuyện thú vị ngày hôm nay và cúc bạn sẽ tiếp tục có nhiều ý tưởng thú vụ và ý nghĩa trong cuộc chiến chống COvid 19 trong thời gian đến.

Trích bài hát:

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 05/09/2021 11:54 Lê Vĩnh Nhiên 07/09/2021 15:49

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà