Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 19.9.2021

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn! Rất vui khi được đồng hành cùng Quý thính giả trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này. Thông qua thời lượng phát sóng của chương trình, với những tin tức, bài viết về lĩnh vực văn hóa văn nghệ của tỉnh nhà, hi vọng sẽ mang đến cho quý thính giả những thông tin thú vị và hữu ích. Còn bây giờ chúng ta hãy đến với nội dung chi tiết của chương trình hôm nay.

Nhạc cắt

1.Thưa Quý vị và các bạn! Cứ hai năm mộ lần, Hội VHNT tỉnh lại tổ chức cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật  với chủ đề: “Mảnh đất và con người Quảng Trị” thu hút sự tham gia của các nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên.  Năm 2021 này, cuộc thi đã bước qua lần thứ VI và là hoạt động có giá trị nghệ thuật cao nhằm thể hiện tình cảm và tinh thần trách nhiệm của văn nghệ sỹ và người dân Quảng Trị đối với sự phát triển của quê hương; đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong công chúng những thành tựu to lớn của tỉnh nhà trong thời kỳ đổi mới. Qua đó, góp phần khơi dậy niềm tự hào về quê hương Quảng Trị và nâng cao giá trị đời sống tinh thần đối với nhân dân trong tiến trình dựng xây và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Cuộc thi “Mảnh đất và con người Quảng Trị” lần thứ VI do Hội VHNT tỉnh tổ năm nay đã thu hút sự tham gia của 30 nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên, với 207 tác phẩm với nhiều chủ đề khác nhau đều tập trung khắc họa về cuộc sống, mảnh đất và con người quê hương Quảng Trị. Thông qua những bức ảnh, người xem có những góc nhìn mới về con người cũng như cuộc sống của người dân Quảng Trị hôm nay. Các tác phẩm ảnh nghệ thuật tham gia lần này thể hiện sự nhiệt tình tìm tòi, tư duy sáng tác độc đáo và bám sát chủ đề với những hình ảnh thanh bình, gần gũi trong công việc hằng ngày của những chiến sỹ công an, những tình nguyện viên, những cảnh lao động của người dân hay cảnh đẹp của quê hương rất đỗi bình dị, thân thương nhưng lại là khoảnh khắc nghệ thuật mang đậm giá trị truyền thống, bản sắc của vùng đất Quảng Trị.... Đây là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người Quảng Trị, đồng thời cũng là dịp để động viên, khuyến khích các nghệ sĩ, những người yêu thích nhiếp ảnh sáng tạo nhiều tác phẩm mới, có giá trị về nội dung và nghệ thuật, phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền cũng như đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

2.Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch về việc tổ chức cuộc thi viết về câu chuyện du lịch “Quảng Trị trong tôi” năm 2021. Đây là dịp để các tác giả dự thi kể lại những câu chuyện, kỷ niệm, ký ức… có ý nghĩa về vùng đất Quảng Trị thân thương.

Nội dung của các tác phẩm là những chia sẻ về chuyến đi Quảng Trị trong quá khứ hoặc ước mơ, kế hoạch đến Quảng Trị trong tương lai. Những cảm nhận của bản thân về mảnh đất, con người, văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, tiềm năng du lịch… của Quảng Trị. Đó có thể là câu chuyện có thật hoặc tác giả tin là có thật (những câu chuyện mang tính chất tâm linh trong quá khứ, hiện tại hoặc dự cảm tương lai) về vùng đất thiêng liêng Quảng Trị. Những câu chuyện về lịch sử, chiến tranh cách mạng hào hùng ở Quảng Trị. Những phát hiện riêng và góc nhìn mới của tác giả về những địa điểm ở Quảng Trị. Những nét riêng, đặc sắc về phong cảnh, nếp sống, ẩm thực... mà không nơi đâu có, qua đó thu hút khách du lịch.

Đối tượng tham dự là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; người nước ngoài (có thể viết tiếng Việt) có khả năng viết, quan tâm và mong muốn phát triển du lịch Quảng Trị. Ban Tổ chức không giới hạn về số lượng tác phẩm dự thi. Tác giả được sử dụng nhiều bút danh khác nhau nhưng phải cung cấp họ tên thật và thông tin cá nhân theo mẫu đính kèm. Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi từ ngày 7/9 - 19/11/2021. Hồ sơ dự thi được đóng kín vào phong bì, ghi rõ: Tác phẩm dự thi cuộc thi viết về câu chuyện du lịch “Quảng Trị trong tôi” và gửi về Ban Tổ chức (gửi trực tiếp trong giờ hành chính hoặc qua đường bưu điện) tại địa chỉ: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị (Số 06 Khóa Bảo, Phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. ĐT: 0233.3595005). Hoặc bài dự thi có thể gửi qua địa chỉ email: cuocthiquangtritrongtoi@gmail.com.

3. Chợ Thuận nằm trên địa phận của thôn Đại Hào, xã Triệu Đại huyện Triệu Phong. Chợ là nơi giao thương mua bán của bà con các xã: Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Thuận, Triệu Hòa, Triệu Long, Triệu Trạch, Triệu Phước và một số tư thương của xã Triệu Thành, Triệu Vân. Đặc sản của mỗi vùng quê cũng chính là món được bán nhiều trên chợ vùng đó. Nếu chợ Cạn nổi tiếng với bún, chợ Sãi níu chân người đi chợ với món nem lụi thì chợ Thuận sẽ khiến chúng ta không thể rời bước trước những trẹt bánh gai – món quà quê dung dị chứa đựng sự ngọt bùi và bao tinh túy của đồng đất quê hương.

Ở làng Đại Hào xã Triệu Đại nói chung và chợ Thuận nói riêng có rất nhiều gia đình làm bánh gai. Muốn có bánh gai ngon thì nguyên liệu phải được chọn lựa kỹ càng. Nếp phải được chọn lựa loại nếp dẻo thơm. Nếp được đãi sạch và đem xay thành bột, để ráo nước. Đợi khi bột khô, cảm giác thấy bột mát lạnh thì đem trộn với bột lá gai. Lá gai cũng phải chọn là còn xanh non, không bị sâu. Lá gai hái từ ngoài vườn đem vào được rửa sạch bằng nước giếng vài lần, vớt ra cho lên một chiếc rổ thưa để ráo nước. Nước sôi, cho lá vào luộc qua hay là trụng, sao cho lá đừng chín nát đen. Sau đó vớt ra cho ráo nước rồi dùng tay vắt vắt những nắm lá và cho vào cối đá. Ngày nay để thuận tiện hơn các gia đình làm bánh với số lượng lớn đều dùng máy xay chuyên dụng thay cho cối đá, vừa tiết kiệm được thời gian, cho năng suất cao hơn. Sau đó hỗn hợp bột được xay nhuyển cùng lá gai ấy lại được quết thêm một lần nữa bằng cối đá để có độ mịn và dẻo nhất định.Tuy là món ăn dân dã nhưng quá trình làm bánh lá gai cũng khá công phu. Thế nên nếu có dịp ghé chợ Thuận, quý vị đừng quên ghé mua ít bánh gai như đặc sản của vùng quê Triệu Phong làm quà cho người thân, bạn bè và để thấy rằng chợ quê vẫn còn nhiều nét duyên rất đáng nhớ.

Trích bài hát: Triệu Phong ta về

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn!

Đối với những người yêu mến nghệ thuật nhiếp ảnh, có lẽ cái tên Bảo Trung đã không còn xa lạ. Anh hiện là Hội viên Phân Hội Nhiếp ảnh thuộc Hội VHNT Quảng Trị. Bảo Trung đến với nghệ thuật nhiếp ảnh khá sớm và bằng bản năng nghề nghiệp sắc bén, với một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, dễ rung động trước những điều dung dị, chân thành, anh trở thành người kể chuyện tài tình với ngôn ngữ hình ảnh mang đậm tính nhân văn. Tên tuổi của nghệ sỹ nhiếp ảnh Bảo Trung ghi dấu ấn với khá nhiều tác phẩm xuất sắc, gần gũi với hơi thở cuộc sống đời thường.

PTV: Đặc biệt gần đây trong cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật với chủ đề “Mảnh đất và con người Quảng Trị” lần thứ VI do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, Bảo Trung đã tham gia với nhiều bức ảnh nghệ thuật mang ý nghĩa sâu sắc bởi với những người làm nghệ thuật như anh hiểu rằng: đây là dịp để giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, vẻ đẹp của Quảng Trị đến với đông đảo công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài tỉnh… đồng thời là cơ hội để những người yêu thích nhiếp ảnh sáng tạo nhiều tác phẩm mới, có giá trị về nội dung và nghệ thuật, phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền cũng như đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Trong chương trình Tạp chí VNCN hôm nay, pv Ánh Tuyết có cuộc trò chuyện với NSNA Bảo Trung về cuộc thi này. Chúng ta cùng nghe.

1/ Cảm ơn NSNA Bảo Trung đã tham gia cùng chương trình của chúng tôi.Thưa anh! Là một NSNA thm gia cuộc thi  sáng tác ảnh NT về “Mảnh đất và con người Quảng Trị”, xin anh cho biết cảm nhận của mình về cuộc thi này ạ?

2/Vâng! Cuộc thi có chủ đề sáng tác về “Mảnh đất và con người Quảng Trị”. Vậy ngay từ chủ đề này gợi lên trong anh những cảm xúc ntn ạ?

3/Và đối với NSNA Bảo Trung, anh đã tham gia cuộc thi lần này ntn ạ?

4/ Thưa NSNA! chắc hẳn bản thân anh cũng như bản thân các NSNA đều đã rất đầu tư và tìm tòi trong việc lựa chọn các tp để tham gia cuộc thi lần này phải ko ạ?

5/Vâng! Trong số các tác phẩm của mình thì anh tâm huyết nhất với mảng đề tài nào ạ?Và có thể chia sẽ một kỷ niệm đáng nhớ gắn với đề tài này ạ?

6/Vậy từ câu chuyện mà anh vừa chia sẽ thì đ/v những NSNA, trong quá trình tác nghiệp làm thế nào để họ bắt được những khoảnh khắc xúc động và ý nghĩa nhất ạ?

7/Vâng! Xin được quay trở lại cuộc thi  sáng tác ảnh NT về “Mảnh đất và con người Quảng Trị”. Ngoài ý nghĩa giúp cho những người yêu thích nhiếp ảnh sáng tạo nhiều tác phẩm mới, có giá trị về nội dung và nghệ thuật, phục vụ hiệu quả công tác tuyên truyền thì cuộc thi sẽ góp phần quảng bá về tiềm năng, vẻ đẹp của Quảng Trị đến với đông đảo công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Anh nghĩ sao về điều này ạ?

Xin cảm ơn NSNA Bảo Trung với cuộc trò chuyện thú vị này.

Trích bài hát Quảng Trị

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí vncn của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa Quý vị và các bạn! Chúng ta đang ở trong khoảng thời gian chuẩn bị lại đón một mùa mưa bão đến gần. Vâng! Mảnh đất miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng hầu như năm nào cũng hứng chịu những trận mưa bão liên miên. Thế nên vào mùa này, các bà các mẹ ngày trước thường dự trữ sắn những thức ăn khô trong nhà để đề phòng vào những ngày mưa rét. Trong đó món khoai xéo- Cái món ăn độn-được chế biến từ khoai khô khi thiếu gạo, thiếu lương thực của người dân quê nghèo miền Trung đã trở nên quen thuộc với ký ức tuổi thơ của bao người. Để rồi những mùa mưa lũ đến, khiến những người con bao năm xa quê muốn tìm về để lưu giữ chút hương vị của tuổi thơ.

Khoai xéo quê nhà

Mảnh đất miền Trung khô cằn sỏi đá, nhưng củ khoai lại tròn trịa, đẫy đà. Chắc bởi giống đất pha cát nơi đây trồng lúa thì kém năng suất, nhưng trồng khoai, trồng lạc, trồng đậu thì rất thích hợp. Khoai lang đến độ thu hoạch phải dỡ nhanh trong vài ngày, nếu không sẽ dễ bị sùng.  Sau đó, rổ khoai mang về được chọn những củ to, có nhiều bột nhất, lựa ngày nắng to, có gió nồm đem khoai ra phơi cho khô trắng, rồi cạo vỏ lụa, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi cho tới khi khô giòn.

Không ngờ, cái thứ khoai được phôi khô, cứng ngắc ấy lại là lương thực cứu đói người dân nghèo khi xưa. Miền Trung mùa hè thì nắng cháy, gió lào, mùa mưa thì lũ lụt, nước ngập, khi hạt cơm đã cạn, lương thực đã khô thì những người mẹ nghèo lại mang khoai lang khô ra để chế biến. Khoai phơi khô tuy có thể chế biến được thành nhiều món như nấu chè, làm bánh, nhưng ngon, lạ nhất có lẽ là món khoai xéo. Một nồi khoai xéo độn đậu xanh, đậu đen, lạc, nếp, đường chẳng hiểu sao ăn mãi mà chẳng thấy chán.

Tên gọi món khoai xéo đơn giản chỉ bắt nguồn từ một trong những công đoạn làm nên món ăn, đó là dùng đũa “xéo” cho miếng khoai nát ra. Cách chế biến khoai cũng không quá khó. Hạt đậu đen hoặc đỏ, lạc nhân, nếp được đun mềm trước khi đổ mớ khoai khô vào đun sôi. Nồi khoai đun cho tới khi cạn nước, miếng khoai, hạt đậu, hạt lạc mềm nhũn, những hạt nếp chín dẻo, thì cho thêm một chén mật mía (hoặc đường) cho có độ ngọt. Sau đó, công đoạn cuối cùng quan trọng nhất chính là xéo khoai. Để xéo được khoai, phải dùng hai chiếc đũa bếp bản to, đặt chéo nhau rồi liên tục dùng tay ép miếng khoai cho nát. Hoặc nếu không cũng có thể dùng chiếc chày, giã mạnh ngay trong nồi khi khoai còn nóng.

Cứ như thế, khoai xéo trở thành món ăn bình dị mà đi vào lòng người với bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào. Người miền Trung xa quê,  nhớ quê hương, chỉ còn chút hoài niệm về những ngày xưa tháng cũ. Nơi góc bếp đượm nồng mùi khoai thơm mỗi sớm đầu đông gió heo may về.

Trích bài hát: Quảng Trị yêu thương

PTV: Chào cuối

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 12/09/2021 18:13 Lê Vĩnh Nhiên 13/09/2021 10:22

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà