Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí văn nghệ chủ nhật 3.10.2021

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn! Đến hẹn lại lên, chúng ta cùng gặp nhau trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này. Hy vọng thông qua những thông tin, những bài viết và cảm nhận…chương trình sẽ mang lại cho quý thính giả những giây phút thú vị và thông tin hữu ích trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Còn bây giờ chúng ta hãy đến với nội dung chi tiết của chương trình hôm nay.

Nhạc cắt

1. “Tôi là Bêtô” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được xuất bản tại Hàn Quốc

Thưa Quý vị và các bạn! Vừa qua, NXB Trẻ - đơn vị đại diện bản quyền sách Nguyễn Nhật Ánh - cho biết NXB 59mins dự kiến ra mắt tác phẩm tại Hàn Quốc đầu năm 2022, do dịch giả Jeong Yekang chuyển ngữ. “Tôi là Bêtô” là tác phẩm thứ hai của Nguyễn Nhật Ánh được xuất bản tại Hàn Quốc, sau Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (NXB Dasan Books, năm 2013)

Ra mắt năm 2007, “Tôi là Bêtô” là tác phẩm đầu tiên nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết dưới góc nhìn và lời kể của thú nuôi. Tác phẩm xoay quanh tình bạn giữa Bêtô với Laica (cún con), Binô sống trong gia đình cô chủ Ni. Bêtô là một chú chó thông minh, tinh nghịch. Tác giả xây dựng nhân vật Bêtô có ngôn ngữ và tính cách riêng. Chú chó trải qua hơn 100 cuộc phiêu lưu ly kỳ với nhiều cung bậc cảm xúc: từ niềm vui, dũng cảm đến nỗi buồn, giận dữ và sợ hãi. Thông qua thủ pháp nhân hóa, tác giả muốn gửi thông điệp về tình yêu, sự gắn kết giữa con người với loài vật, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ thơ.

Tác phẩm từng gây ấn tượng trong giới chuyên môn về lối viết phá cách, sáng tạo, phù hợp với độc giả thiếu nhi lẫn người lớn. Năm 2008, Tôi là Bêtô giành giải "Tác phẩm văn học hay nhất" do Hội nhà văn TP HCM trao tặng. Đến nay, sách bán được hơn 150.000 bản, thuộc top ba tác phẩm bán chạy nhất của Nguyễn Nhật Ánh.

2. Tục cúng ông Ràn vào dịp Tết

Cũng giống như ba làng quê thuần nông khác của Quảng Trị, vào những ngày giáp Tết, ngoài việc sửa soạn trang hoàng nhà cửa, mồ mả, cúng đất, một lễ cúng không thể thiếu đối với người nông dân làng Trường Sanh, huyện Hải Lăng là cúng "ông Ràn".

Ông Ràn là cách gọi kính cẩn của người dân quê dành cho vị thần cai quản bầy trâu của gia đình mình, con vật luôn gắn liền với đời sống của người nông dân, song hành cùng với họ trong việc cày bừa, kéo xe, san nền, đạp lúa…Ràn là phương ngữ gọi về chuồng trâu, chuồng bò, từ này không dùng để gọi các nơi trú ngụ của các loài gia súc hoặc gia cầm khác như heo gà vịt. Việc cúng ông Ràn là một một tín ngưỡng có từ lâu đời ở những vùng nông thôn Quảng Trị. Trong tâm thức của mọi nhà, trâu gần gũi, thân thương như một người bạn cùng cam cộng khổ với nghiệp nông gia.

Ngày nay, khi sự phát triển công nghệ đã đến mức thay thế gần như hoàn toàn các công việc của trâu trên đồng áng, tập tục cúng ông Ràn cũng thưa dần. Tuy nhiên hình ảnh con trâu vẫn là con vật gắn bó trong tâm thức của người Việt và tục cúng ông Ràn vào dịp xuân về Tết đến luôn là hình ảnh gợi nhớ trong ký ức chúng ta về một miền quê Quảng Trị yên bình, ở đó vẫn ngời lên một nét đẹp của những con người chân quê, hiền lành dung dị.

3. Lễ cúng mùa lên rẫy của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô

Từ bao đời nay, đời sống của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở miền tây Quảng Trị chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy. Những năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi thì cuộc sống dân bản sẽ được ấm no, hạnh phúc, nhưng nếu không may xảy ra thiên tai mất mùa thì cuộc sống sẽ hết sức khó khăn. Do tâm lý “nhờ trời” như vậy nên lễ cúng mùa lên rẫy được bà con đặc biệt tôn trọng. Cứ 7 - 10 năm một lần, dân bản lại cùng nhau góp công, góp của để tổ chức lễ cúng.

Theo truyền thống thì cứ vào khoảng 19h30 tối, trong không khí mát mẻ, bầu trời có trăng sao, bà con từ già trẻ, gái trai khắp các bản làng nườm nượp đổ về nơi trung tâm bắt đầu một đêm mở hội cầu mùa. Các nghi thức cơ bản quan trọng cũng được chủ lễ và những người tham gia thực hiện chu đáo như giết gà, nấu cơm, luộc trứng thịt, bày mâm lễ vật... Trong không khí đầy thiêng liêng của trời đất giao hòa, giữa những mâm lễ vật đúng phong tục với làn hương phảng phất, cụ già chủ lễ với vẻ mặt nghiêm trang long trọng tuyên bố lý do. Tiếng cầu nguyện của người chủ lễ cùng những người dự lễ lúc trầm, lúc bổng quyện hòa vào tiếng khèn, tiếng chiêng, tiếng suối róc rách chảy, vào không gian vời vợi của núi rừng. Họ không chỉ cầu mong cho mùa màng tươi tốt, bội thu, mà còn cầu mong cho cuộc sống của mọi người luôn được bình yên, tránh được ốm đau, dịch bệnh, thiên tai, mọi người luôn thương yêu, đoàn kết và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Lễ cúng mùa lên rẫy của người Pa Cô, Vân Kiều là một hình thức sinh hoạt cộng đồng mang nhiều ý nghĩa, chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống, phản ánh mối quan hệ biện chứng trong đời sống của cộng đồng vốn gắn với sản xuất nông nghiệp. Từ ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu gắn với sự no ấm, lễ cúng mùa lên rẫy đã trở thành lễ cầu an, là yếu tố làm nên sự yên vui cũng như làm xua đi những nguy biến trong cuộc sống của bản làng. Do vậy, lễ cúng mùa lên rẫy đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ước vọng của người Pa Cô, Vân Kiều.  

Nhạc cắt

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Bằng sự rung động của mình, mỗi nghệ sỹ nhiếp ảnh đều có những cách cảm nhận khác nhau về cuộc sống để thông qua ống kính nghệ thuật ghi lại những bức ảnh nghệ thuật chuyển tải đến công chúng. Với Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Bùi Khánh Toàn- Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Phân hội Nhiếp ảnh Hội VHNT Quảng Trị, anh đã gặt hái được nhiều giải thưởng lớn và giành được nhiều tình cảm mến mộ của người yêu nghệ thuật.

PTV: Song những gì người ta biết đến Khánh Toàn không chỉ đơn thuần là những giải thưởng nghệ thuật Nhiếp ảnh của Tỉnh nhà, người ta còn nhớ đến anh với hình ảnh của một người lăn lộn đến khắp mọi vùng quê Quảng Trị để chớp lấy những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống lao động sản xuất, vẻ đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên và nhịp sống thường nhật của con người…

PTV: Với cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật” Mảnh đất và con người Quảng Trị” lần thứ VI năm 2021, Bùi Khánh Toàn đã tham gia với các tác phẩm gồm: “Xuống đất gặp trời; Trăng Thành cổ, Tri ân, Nơi ươm mầm tài năng nhí; Nụ cười Việt; Nhịp điệu và tác phẩm Những người lính làm nên màu Tổ Quốc”. Mỗi bức ảnh đều chuyển tải những thống điệp ý nghĩa đối với công chúng.

PTV: Trong chương trình hôm nay, p/v Ánh Tuyết có cuộc p/v Nghệ sỹ Nhiếp Ảnh Bùi Khánh Toàn xung quanh những sáng tác của anh. Mời Quý thính giả cùng nghe.

MC: Thưa nghệ sỹ NA Bùi Khánh Toàn! Đến với cuộc thi Nhiếp ảnh NT: Mảnh đất và con người Quảng Trị lần này, anh đã tham gia cuộc thi với những chủ đề nào ạ?

Anh Toàn trả lời…

MC: Vâng! Trong những chủ đề như anh vừa chia sẽ thì anh rất tâm huyết với mảng di tích lịch sử của quê hương Quảng Trị. Vậy anh có thể chia sẽ lý do tại sao ạ?

Anh Toàn trả lời…

MC: Vâng! Tôi đã được xem những tp của NSNA Bùi Khánh Toàn trong cuộc thi lần này và trong đó tôi rất ấn tượng với bức ảnh: Trăng Thành cổ- một bức ảnh đầy tính nghệ thuật. Xin anh cho biết bức ảnh này được anh chớp được từ khoảnh khắc nào ạ?

Anh Toàn trả lời…

MC: Xin được quay trở lại với cuộc thi Nhiếp ảnh NT mảnh đất và con người Quảng Trị. Theo anh, ý nghĩa của cuộc thi này đ/v những người đam mê ảnh NT cũng như người dân ntn ạ?

Anh Toàn trả lời…

MC: Xin cảm ơn NSNA Bùi Khánh Toàn và chúc anh sẽ có nhiều tp ảnh NT đặc sắc hơn nữa

Trích bài hát: Quảng Trị

PTV: Thưa Quý vị và các bạn!

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện miền núi Hướng Hoá được biết đến là một cộng đồng dân tộc có nền văn hóa bản địa đa sắc màu với một kho tàng các làn điệu dân ca phong phú. Đối với người dân nơi đây, dân ca không chỉ là hình thức giải trí mà đã trở thành bản sắc gắn với tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc mình. Dù lên nương hay lên rẫy, dù sinh hoạt lễ hội hay trong lao động sản xuất thì những câu dân ca vẫn gần gũi, đằm thắm, mộc mạc vút bay giữa núi rừng Trường Sơn.

PTV: Vì vậy, việc khơi nguồn, bảo tồn và phát triển các làn điệu dân ca này là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi nó không chỉ lưu giữ được những giá trị truyền thống mà điều quan trọng hơn nữa là những giá trị ấy sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng trong tâm hồn của những thế hệ trẻ, giúp họ biết trận trọng và giữ gìn kho tàng âm nhạc quý báu của đồng bào mình.

Người giữ hồn cho câu hát dân ca

Trích tiếng động

Đã 6 năm nay, ngôi nhà sàn này đã trở thành điểm hẹn quen thuộc của chị em phụ nữ trong câu lạc bộ dân ca thuộc thôn A Sóc- Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa. Bởi định kỳ 1 tháng/ 1 lần các thành viên của CLB  lại tổ chức sinh hoạt, cùng nhau đàn và hát những làn điệu dân ca quen thuộc của đồng bào mình. 

Trích hát 10s

Cũng chừng ấy thời gian, bà Y Lo- năm nay 75 tuổi được biết đến là một trong những người có vai trò không nhỏ trong việc truyền dạy những bài hát dân ca cho các thành viên trong câu lạc bô. Là người thích sưu tầm và có giọng hát dân ca ngọt ngào nên khi có chủ trương thành lập CLB dân ca tại địa phương, bà Y Lo đã được phụ nữ trong thôn tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm CLB. Dưới sự điều hành của Y Lo, đã có hàng chúc bài hát dân ca Vân Kiều và Pa Kô được sưu tầm như: tà oái, oát, xà nớt, a dên…

Để các bài hát có đệm nhạc phù hợp, Y Lo đích thân nhờ các nghệ nhân giỏi nhạc cụ trong thôn hướng dẫn chị em cách đánh đàn ta lư, thổi sáo, thổi khèn bè… và giúp góp ý sáng tác lời để hát theo từng điệu nhạc cho phù hợp. Nhờ vậy, các buổi sinh hoạt của CLB luôn diễn ra sôi nổi, đa số thành viên tích cực học hỏi kinh nghiệm và thể hiện khả năng biểu diễn của mình thông qua các điệu nhạc, lời ca, tiếng hát dân ca truyền thống.

Pv: Bà Y Lo- Thôn A Sóc-Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa

Trong ký ức của mình bà Y Lo vẫn còn nhớ rõ: Cả quãng đời con gái của mình, Y Lo cùng nhiều chị em thôn bản đã tham gia vào những buổi biểu diễn văn nghệ hát cho bộ đội trên dãy Trường Sơn nghe những bài hát dân ca của đồng bào mình. Đất nước hoà bình, bà con dân bản trở về xây dựng quê hương và cuộc sống mới. Y Lo ngày ngày vẫn lên nương lên rẫy, gắn bó với củ sắn củ khoai. Thế nhưng, dù cuộc sống nhiều vất vả, song trong trái im bà tình yêu đối với dân ca chưa bao giờ nguôi ngoai; thời gian càng giúp bà hiểu thêm về giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình để rồi thôi thúc YLo miệt mài tìm tòi, sưu tầm những làn điệu dân ca để giữ gìn và bảo vệ.

Pv: Bà Y Lo- Thôn A Sóc-Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa

Mặc dù tuổi đã cao nhưng bà con trong thôn bản vẫn luôn khâm phục Y Lo bởi bà có khả năng sáng tác rất nhanh và đúng luật điệu của nghệ thuật hát dân ca Vân Kiều như những bài hát ngợi ca đất nước, Đảng, Bác Hồ…Nhờ vậy mà nhiều bài hát dân ca của đồng bào tưởng chừng như bị lãng quên đã được bà khơi dậy và tạo nên một sức sống mới. Những lúc rảnh rỗi, bên bếp lửa trong căn nhà sàn, chị em phụ nữ lại quay quần để được nghe bà Y Lo chỉ dạy và tập hát những làn điệu dân ca của đồng bào mình. Tuy còn đôi chút bối rối, ngại ngùng trong lời ca, tiếng hát nhưng sự nỗ lực qua mỗi buổi tập, sự tiếp thu của các chị em trong thôn đã góp phần trong việc gìn giữ, lưu truyền vốn văn hóa quý báu của đồng bào.

P/v: Chị Hồ Thị Hợp- Phó chi Hội Phụ nữ thôn A Sóc-Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa

Sau 6 năm đi vào hoạt động, CLB dân ca thôn A Sóc-Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa đã thu hút được hơn 50 thành viên tham gia. Trong các buổi sinh hoạt của clb, các nghệ nhân trong thôn cũng được mời tới tham gia để cùng chia sẽ về những làn điệu; những kinh nghiệm; cách thức sáng tác..và họ lại cùng nhau hát lên những bài hát dân ca của mình như càng khẳng định sức sống trường tồn của loại hình âm nhạc truyền thống này.

Trích hát 10s

Sự ra đời của clb dân ca vô cùng ý nghĩa bởi ngoài việc khơi dậy những làn điệu dân ca cổ của đồng bào Vân Kiều, Pako..thì CLB còn giúp đời sống tinh thần của người dân nơi đây phong phú hơn, bà con thôn bản doàn kết, có thêm động lực để chung sức xây dựng cuộc sống mới.

P/V: Chị Hồ Thị Thiếc- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã xã Lìa, huyện Hướng Hóa

Đối với đồng bào Pako, Vân Kiều, những nhạc cụ dân tộc hay những câu hát dân ca luôn được xem đó là những “báu vật” được trao truyền qua nhiều thế hệ. Có thể âm nhạc cũng như kỹ nghệ chế tác nhạc cụ  của họ còn thủ công, thô sơ… nhưng đó là âm thanh của núi rừng được cất lên từ những rung cảm chân thành trong tâm hồn, tạo cho họ một sức mạnh trường tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính vì vậy nhiều năm qua, những lớp người đi trước luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của đồng bào mình.

Pv: Bà Y Lo- Thôn A Sóc-Lìa, xã Lìa, huyện Hướng Hóa

“Sáu năm qua gắn bó với câu lạc bộ dân ca của địa phương, tôi thấy đây là việc làm vô cùng ý nghĩa và lúc nào còn khỏe, còn minh mẫn..tôi vẫn sẽ tiếp tục với công việc dạy hát dân ca của mình. Chỉ mong thế hệ trẻ sẽ biết gìn giữ vốn quý của ông cha để lại.”

P/v: Chị Nguyễn Thị Huyền- Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa

Từ bao đời nay, trong phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều  ở Hướng Hóa, Quảng Trị luôn chứa đựng nhiều nét đặc trưng. Những làn điệu dân ca, các điệu múa cồng chiêng, tiếng khèn…đóng  vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của mỗi người dân; tạo nên bức tranh nghệ thuật âm nhạc dân gian đặc sắc. Trước nguy cơ bị mai một của nhiều loại hình âm nhạc dân tộc thiểu số, việc bảo tồn, gìn giữ mạch nguồn dân ca các dân tộc đã và đang được ngành văn hóa huyện Hướng hóa quan tâm thực hiện; nhằm bảo tồn và phát triển vốn văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây.

P/v: Chị Nguyễn Thị Huyền- Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa

Không biết từ bao giờ, những thế hệ người Pa Kô, Vân Kiều từ khi sinh ra đã được nuôi dưỡng bằng những khúc hát; làn điệu dân ca và phong tục văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc…Không ai biết lịch sử của làn điệu dân ca này có từ bao giờ mà chỉ biết có từ lâu đời và được kế thừa theo lối truyền miệng từ đời này sang đời khác, được các thế hệ ngườiVân Kiều kế thừa, gìn giữ và phát huy.

Tin rằng với tấm lòng và sự tâm huyết của những lớp người đi trước đang ngày đêm miệt mài trao truyền những nét văn hóa quý báu ấy..sẽ góp phần bảo tồn và gìn giữ cho thế hệ trẻ người Pako, Vân Kiều kho tàng văn hóa quý báu của đồng bào thiểu số trên dãy núi Trường Sơn Quảng Trị.

Trích bài hát

PTV: Thưa Quý vị và các bạn!

Chúng ta đang ở trong thời điểm chuẩn bị đón một mùa mưa lũ sắp đến gần. Vâng! Mảnh đất Miền Trung nhỏ bé, hầu như năm nào cũng oằn mình gánh chịu những hậu quả do thiên tai gây ra. Trong ký ức của nhiều người, sẽ không bao giờ quê được hình ảnh nước lũ trắng xóa cả đồng ruộng, xóm làng, nhà cửa và cả những mùi vị của ngày lũ. Phần cuối chương trình hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng đến với cảm nhận: Hương vị ngày lũ

Dòng sông Sa Lung ở quê tôi như dải lụa mềm uốn lượn qua bao cánh đồng lúa, nương dâu, bãi bắp để xuôi về biển cả... Về mùa lũ, nước sông dâng cao, mang theo nhiều loại cá về những cánh đồng làng. Người dân quê tôi lúc này náo nức mang đồ nghề đi bắt về chế biến các món ăn trong mùa mưa lụt. Khi sinh thời, mẹ tôi thường nấu món canh cá tràu với rau chua là món ăn dân dã, có hương vị đặc trưng mà tôi chẳng thể nào quên.

Cá tràu là loại cá chữa được nhiều bệnh vì thịt ít mỡ, giàu khoáng và vitamin. Ngày ấy, tôi theo cậu bắt cá trên cánh đồng làng, trời mưa rả rích, gió lạnh buốt da nhưng rất vui khi mang được nhiều cá về nhà. Mẹ tôi thường dậu cá tràu ít hôm mới đem ra chế biến. Cá làm sạch khi đang còn sống, nếu con lớn thì thái từng lát, con vừa thì sau khi làm sạch sẽ, dùng dao khứa xéo trên thân sau đó ướp với hành tím, bột nêm, tiêu, đường cát để khoảng 10 phút cho thịt cá thấm đều. Trong khi chờ đợi, cậu tôi ra bờ rào hái ngọn non, lá non rau chua và rửa sạch, để nấu canh chua với cá.

Rau chua, có nơi gọi là rau sôông, có nhiều công dụng khác nhau như: hoa làm dược liệu chữa nhiều bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, suy tim, hạn chế cholesterol trong máu; lá, chồi non và đài hoa tươi dùng làm rau xanh nấu canh chua, ăn sống, xào nấu rất ngon.

Bắc chảo lên bếp chờ nóng, phi ít hành tím với dầu ăn cho dậy mùi, sau đó đổ cá đã ướp vào xào sơ khoảng năm phút và cho thêm nước dùng vừa đủ vào nấu cho đến khi sôi cho rau sôông vào. Khi nước trong nồi sôi lại thì nêm nếm và nhắc xuống múc ra bát. Bát canh chua nóng thơm lừng bốc khói do mẹ tôi nấu có mầu trong với vị chua thanh hòa quyện với vị ngọt, béo của cá tràu mùa lũ lụt. Khi ăn với cơm nóng, kèm theo rau sống "mùa mưa" như cải cây con, búp chuối, khế, rau thơm, thì quá đỗi tuyệt vời cho một món ăn dân dã trong mùa mưa lũ.

Ngày nay, cứ mỗi lần tiết trời mưa lụt, nước lũ từ thượng nguồn đổ về trắng loang loáng cánh đồng làng, nhìn những người dân quê mang tơi đội nón, lội nước đánh bắt cá trên đồng, lòng tôi bỗng bồi hồi nhớ mẹ, nhớ bát canh chua dân dã ngày ấy.

PTV: Chào cuối

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 28/09/2021 10:47 Lê Vĩnh Nhiên 29/09/2021 09:53

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà