Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 10.10.2021

Kính chào Quý vị và các bạn! Đến hẹn lại lên, chúng ta cùng gặp nhau trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này. Trong chương trình hôm nay. Mời Quý vị và các bạn cùng gặp gỡ với Nhạc sỹ Phan Thảng- tác giả của ca khúc “Quảng Trị yêu thương”- một bài hát vô cùng quen thuộc với nhiều người dân Quảng Trị. Tiếp đó chúng ta cùng tìm hiểu về nét văn hóa ẩm thực của đồng bào Pako, Vân Kiều qua món bánh Achoi. Còn trước tiên như thường lệ là một vài thông tin trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

1.Thưa Quý vị và các bạn!Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) là một loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa và giải trí trong cộng đồng làng xã đã có từ lâu đời đặc biệt là các vùng nông thôn Trung bộ ngày trước.

Bài Chòi có hai hình thức chính "Chơi Bài Chòi" và "Trình diễn Bài Chòi". Chơi Bài Chòi liên quan đến một trò chơi thẻ bài trong chòi tre vào Tết Nguyên đán hằng năm.

 Thông qua nội dung của những câu hát, có thể tìm thấy trong đó sự ca ngợi tình thương yêu cha mẹ, tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa vợ chồng... Không chỉ mang đậm tính nhân văn, mà nội dung các câu hát trong nghệ thuật bài chòi còn mang đậm tính giáo dục về đạo đức, về nhân cách, lối sống cao đẹp, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức cao đẹp hơn.

2. Theo nông lịch của người Pa Cô, hàng năm, sau khi thu hoạch vụ mùa, người dân trong làng chuẩn bị cho ngày lễ tết ăn mừng lúa mới hay còn gọi là A Da. A Da của người Pa Cô  có hai cách tổ chức: A Da Koonh và A Da Kăn, tuy thời gian tổ chức, ý nghĩa lễ hội giống nhau nhưng lại khác về qui trình, qui mô thực hiện.

A Da Koonh là một lễ hội lớn mang tính cộng đồng và liên làng, để tổ chức được lễ hội này, ngoài việc chuẩn bị vật chất cần có tinh thần đoàn kết cao giữa các già làng, trưởng họ cùng các thành viên trong làng.

Đối với người Pa Cô, trước lúc quyết định tổ chức lễ A Da Koonh phải có một cuộc giao ước giữa già làng, các trưởng họ để hứa với các vị thần linh và ấn định thời gian tổ chức. Lễ giao ước Moọt kâr hoọt được thực hiện bởi chủ làng và các trưởng họ, diễn ra tại Moòng (gian khách của ngôi nhà dài). Sau khi đã thống nhất và ấn định ngày tổ chức, vị chủ làng tiến hành Ta nôm (khấn ước) bằng cách: lấy một cái ché, đặt trước bàn thờ rồi bỏ vào đó một ít trấu, nước, gạo và cần rượu, dùng tay đậy miệng ché lại, miệng khấn giao ước ngày tổ chức. Đây là bình rượu tượng trưng, được để vậy cho đến khi lễ tổ chức lễ A Da Koonh, nước trong bình sẽ được bỏ đi. Người Pa Cô xem đây là một nghi lễ ấn định thời gian, thể hiện sự thống nhất cao của các vị trưởng họ trong cộng đồng. Tiếp đến, chủ họ sẽ thông báo cho các thành viên trong dòng họ của mình để sắp xếp công việc và chuẩn bị cho lễ hội.

Hiện nay, lễ A Da Koonh của người Pa Cô ở huyện Hướng Hóa và huyện Đakrông ngày càng ít được tổ chức, bởi diện tích đất trồng lúa rẫy ở một số địa phương ngày càng thu hẹp, thậm chí nhiều làng không có đất sản xuất lúa rẫy. Một số một số gia đình người Pa Cô có trồng lúa rẫy chỉ tổ chức lễ A Da Kăn với quy mô nhỏ lẻ. Từ thực tế đó, cần có những phương án bảo tồn A Da Koonh và những nghiên cứu sâu hơn nữa hệ thống các Yang của người Pa Cô để hiểu đầy đủ những tập quán của họ.

3. Trong diễn trình lịch sử của Quảng Trị có một thời gian khá dài gần một thiên niên kỷ đất này thuộc lãnh thổ vương quốc cổ Chăm-pa. Văn hoá Chăm-pa ở Quảng Trị cho đến nay tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau, cả ở mặt vật thể và phi vật thể. Ðặc biệt, hệ thống công trình khai thác nước giếng cổ ở Quảng Trị được coi là di sản văn hóa độc đáo có một không hai của Việt Nam.

Với sự tập trung về số lượng, đa dạng về loại hình, điển hình về quy mô, độc đáo về cách thức, kỹ thuật... và những lợi ích thiết thực mà chúng trực tiếp mang lại cho rất nhiều lớp cư dân sử dụng, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, xứng đáng được xem như những thành tựu về văn hóa thủy lợi. Trong đó, hệ thống giếng cổ Gio An là một ví dụ điển hình.

 

Nhiều giếng cổ trong hệ thống này đã được trùng tu, tôn tạo và phát huy tốt, trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút ngày càng đông khách du lịch.

Đến nay, văn hóa Chăm-pa đã không còn là một bộ phận tồn tại độc lập và song hành với chính chủ nhân của nó. Tuy nhiên, chính trong quá trình xây dựng và đấu tranh để sinh tồn của bộ phận cư dân Chăm-pa trên vùng đất Quảng Trị đã tạo ra được những cơ sở có tính chất tiền đề cho sự phát triển vững chắc của vùng đất này, đồng thời để lại nhiều dấu tích về một nền văn hóa hết sức phong phú và độc đáo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Quảng Trị.

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn!Trong sâu thẳm trái tim của mỗi người, khi hướng về cội nguồn thì hình ảnh của mẹ, của quê hương xứ sở luôn in sâu vào tâm khảm với những điều thật gần gũi và thiêng liêng nhất. Tự bao đời, hình ảnh rất đỗi thân thương ấy cứ lặng lẽ đi vào văn chương, nhạc họa trở thành nguồn suối mát nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ thăng hoa trong những sáng tác của mình.

 PTV: Nhạc sỹ Phan Thảng sinh năm 1954 tại thôn Bích Giang, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ- hiện là Hội viên Phân hội Âm nhạc Hội VHNT Quảng Trị. Là người con của quê hương Quảng Trị, nhạc sỹ Phan Thảng đã sáng tác nhiều ca khúc dành riêng cho quê nhà, với tình quê dạt dào, bao la như lòng mẹ.

Trích bài hát: Quảng Trị yêu thương

ST: NS Phan Thảng

PTV: Quý vị và các bạn vừa đến với ca khúc: Quảng Trị yêu thương. Vâng! Đối với những người yêu âm nhạc, có lẽ bài hát này đã trở nên rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ tác giả của ca khúc này chính là NS Phan Thảng. Là một người đến với âm nhạc khá sớm, ông đã có một gia tài âm nhạc khá lớn với nhiều chủ đề sáng tác khác nhau, trong đó nổi bật hơn cả là tình cảm của nhạc sỹ dành cho những vùng quê Quảng Trị được thể hiện nhiều nhất trong các nhạc phẩm của ông. Trong chương trình hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng gặp gỡ với nhạc sỹ Phan Thảng qua cuộc trò chuyện cùng BTV Ánh Tuyết để cùng nghe những chia sẽ của người nhạc sỹ về những đứa con tinh thần của mình gắn với mảnh đất Quảng Trị thân thương.

Trích NS Phan Thảng hát: Quảng Trị yêu thương

1/Xin cảm ơn nhạc sỹ Phan Thảng đã tham gia cùng chương trình của chúng tôi. Thưa ông! Vừa rồi quý thính giả đã được nghe lại giai điệu của bài hát: “Quảng Trị yêu thương”- một st vô cùng quen thuộc đã đi vào lòng đối với nhiều người yêu nhạc. Xin ông cho biết ca khúc này được ông sáng tác trong hoàn cảnh nào ạ?

Ông Thảng trả lời…(Nói về thời gian, không gian ra đời bài hát)

2/Vâng! Tựa đề bài hát có tên là: “Quảng Trị yêu thương”. Vậy ông có phải mất nhiều thời gian để tìm tên phù hợp với bài hát và lý do tại sao ông lại lấy cái tên này để đặt cho đứa con tinh thần của mình ạ/

Ông Thảng trả lời….

3/Thưa ông! Với nhạc phẩm “Quảng Trị yêu thương”, ông đã sử dụng chất liệu âm nhạc nào để khắc họa hình ảnh của vùng đất Quảng Trị vừa mộc mạc, bình dị lại thân thương đến thê?

Ông Thảng trả lời….

Trích ông Thảng hát

4/ Thưa nhạc sỹ Phan Thảng! ngoài ca khúc Quảng Trị yêu thương được công chúng yêu mến thì được biết ông cũng có khá nhiều bài hát với chủ đề khác nhau như: Đông Hà khúc tình ca, Nhớ mẹ chiến khu, Khúc hát tình rừng, Chuyện tình tàu không số, Nến hồng Thành cổ, Triệu Phong ta về….Vậy trong các sáng tác của mình, ông tâm huyết nhất với chủ đề nào ạ?

Ông Thảng trả lời….(Chủ đề về các vùng quê Quảng Trị…)

5/ Vâng! Quê hương luôn là hình ảnh trìu mến và thân thương nhất đối với mỗi người. Vậy khi viết về các vùng quê Quảng Trị, điều ông muốn khắc họa trong các nhạc phẩm của mình là gì ạ?

Ông Thảng trả lời….

6/ Vâng! Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, mảnh đất Quảng Trị luôn từng ngày hồi sinh và phát triển. Và ắt hẳn điều này cũng được thể hiện trong các bài hát của ông qua mỗi thời điểm khác nhau phải ko ạ?

Ông Thảng trả lời….

Trích bài hát: Triệu Phong ta về

PTV: Quý vị và các bạn vừa thưởng thức bài hát “Triệu Phong ta về”- ST: Phan Thảng do ca sỹ Hồng Vân thể hiện

7/Thưa Nhạc sỹ Phan Thảng! Là một người con của vùng đất Cam Lộ, tại sao ông lại viết nên ca khúc “Triệu Phong ta về” với những tình cảm xúc động như vậy?

Ông Thảng trả lời…

8/ Vâng! Với mỗi người nhạc sỹ, trong quá trình sáng tác đều gửi gắm cả tấm lòng và trái tim của mình trong mỗi nhạc phẩm, đặc biệt là khi viết về quê nhà. Thưa ns Phan Thảng, gần cả cuộc đời gắn bó với âm nhạc, mong muốn lớn nhất của ông  thông qua các sáng tác của mình là gì ạ?

Ông Thảng trả lời..(Khắc họa cái đẹp trong tâm hồn đến với mỗi người)

Trích bài hát:

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Kính thưa Quý vị và các bạn! Từ xưa đến nay, cuộc sống của người Pako Vân Kiều vốn luôn gắn bó thủy chung với cây lúa rẫy truyền thống. Bên cạnh cây sắn, cây ngô cùng một số loài cây cho củ, quả và hoa màu, thì lúa rẫy không chỉ là cây lương thực chính quan trong nhất, mà còn được xem là một vị thần linh thiêng, đầy quyền năng, vì đã mang lại sự sống cho con người. Chính từ những hạt lúa rẫy qua bao ngày chắt chiu linh khí của đất trời, dầm sương dãi nắng để mang về những hạt ngọc dẻo thơm mẩy đều để người dân nơi đây tạo nên món bánh truyền thống A Choi của đồng bào mình

Bánh Achoi của đồng bào Pako

Trong ký ức của người Pa Kô, Vân Kiều cuộc sống trước đây vốn khốn khó nên hơn ai hết đồng bào vô cùng quý trọng hạt gạo, họ còn tôn thờ hạt lúa như một đấng linh thiêng và sau mỗi mùa thu hoach lúa rẫy, từ những hạt gạo một nắng hai sương mới làm ra được...bà con sẽ chế biến các thành các món ăn truyền thống của đồng bào mình.

Người Pa Kô rất thích làm bánh. Có nhiều loại bánh, nhưng những loại bánh chủ yếu được sử dụng trong các dịp lễ hội hay các nghi thức của gia đình, cộng đồng. Trong đó Achoi là một loại bánh truyền thống đã có từ lâu đời trong nét văn hóa ẩm thực nơi đây. Đây là chiếc bánh được gói mô phỏng theo hình con trâu - biểu tượng cho công việc nương rẫy của người dân Pako. Bánh được làm từ nếp giống như bánh chưng, bánh tét của người Kinh và chủ yếu sử dụng các loại nếp rẫy như nếp đen, nếp trắng, đặc biệt nhất là nếp than -là loại lương thực chủ yếu của người dân nơi đây. Chị Hồ Thị Miếc- Thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa cho biết:

P/v: Chị Hồ Thị Miếc- Thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa

Trong đám cưới, tết cơm mới hay lễ hội Ariêu Ping, đồng bào Pa Kô ở Quảng Trị không thể thiếu các loại bánh. Vị thanh, ngọt bùi, những cặp bánh dẻo thơm, nóng hổi mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhìn chiếc bánh, người được nhận hoặc được thưởng thức sẽ biết người làm bánh muốn nhắc nhở điều gì. Điều này có lẽ xuất phát từ cuộc sống của đồng bào vốn gắn bó với sản xuất nông nghiệp và chủ yếu dựa vào cây lúa nước...đã trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa và lễ hội truyền thống, cũng như làm phong phú thêm nghệ thuật ẩm thực từ các món ăn mang phong vị của bản làng.

P/v: Chị Hồ Thị Miếc- Thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa

P/v: Chị Hồ Thị Dơ- Hội LHPN xã Lìa, huyện Hướng Hóa

Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại đã có nhiều thay đổi, nhưng phong tục tập quán của người Pako vẫn luôn được gìn giữ. Với tập quán canh tác nương rẫy gắn với câu chuyện giữ rẫy và những món bánh truyền thống được làm từ lúa rẫy thể hiện một cách tinh tế về cuộc sống sống hài hòa với thiên nhiên. Nó không chỉ góp phần làm phong phú thêm các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mà còn thể hiện nỗi niềm thường nguồn nhớ cội của mình từ muôn đời của những con người trên đỉnh núi Trường Sơn.

Trích bài hát:

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 05/10/2021 21:57 Lê Vĩnh Nhiên 06/10/2021 14:16

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà