Dọc đường VN 22/10
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : DỌC ĐƯỜNG VN 22/10 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, có nội dung chính là bài viết về tác phẩm văn nghệ về quê hương Quảng Trị mang tên "Nhạc sĩ Trần Hoàn với ca khúc Quảng Trị yêu thương" ngày thứ sáu: 22/10 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 26/10 lúc 9g, ct do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập và dàn dựng, mời quý vị và các bạn đón nghe. *Ptv dẫn: - Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct tuần này, chúng ta cùng cảm nhận về bút ký của tác giả Y Thi qua bài viết sau của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng nghe! -Phần cuối ct mời quý vị và các bạn tìm hiểu đôi nét về một ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Trần Hoàn, đó là bài hát "Quảng Trị yêu thương". Trước khi nghe bài viết của Nguyên Xuân, chúng ta cùng thưởng thức một đoạn bài hát này (băng) -Qúy thính giả vừa theo dõi ct : dọc đường văn nghệ, ct do Việt Thanh biên tập và dàn dựng với sự tham gia của...thân ái chào tạm biệt.

                  ĐỌC BÚT KÝ Y THI.

                                                                                            (Xuân Dũng)

 

   Nhà báo, nhà văn Y Thi sinh năm 1957 tại Đông Hà, Quảng Trị,  là cựu phó TBT tạp chí Cửa Việt. Anh chuyên viết ký và khảo cứu văn hóa, ngoài in chung, anh có 10 đầu sách khảo cứu văn hóa in riêng.

   Tập ký mới nhất vừa mới xuất bản lấy tên một bài ký của anh "Mây trắng ơ hờ, mây trắng bay" gồm 17 tác phẩm. Trong đó có nhiều bút ký đáng chú ý như : Mây trắng ơ hờ, mây trắng bay, Ô Lâu giọt máu, lời yêu, Tôi ở núi này chạnh nhớ sông kia, Giấc mơ sinh thành, Men say cội nguồn, Quê hương còn có những hàng cau...Chất thông tấn báo chí đan xen với chất văn học, từ những cảm quan lịch sử, văn hóa và lối viết trầm tĩnh, chững chạc nhưng khi cần cũng bay bổng, thăng hoa khiến cho bút ký Y Thi chiếm được cảm tình người đọc. Những bút ký "đứng được"  trở lên của anh, vì vậy, không chỉ đọc một lần.

   Hãy thử đọc bài "Quê hương còn có những hàng cau..." sẽ thấy tác giả chịu khó tìm tòi để tỉ tê kể cho chúng ta nghe chuyện trầu cau khá thú vị. Từ việc nó có mặt trong tác phẩm "Lĩnh Nam chích quái" cho đến đến chuyện "Bến Trầu" ở Bình Định gợi nhắc đến một thủ lĩnh Tây Sơn, huynh trưởng Nguyễn Nhạc cũng xuất thân là một người buôn trầu.

  Từ đó, nhà văn Y Thi ao ước quê hương giữ cho được hình ảnh những hàng cau thân thuộc và gắn bó bao đời. Anh kết bài bằng ao ước nhắn gởi : " Tiếc rằng ngày nay từ việc trồng cho đến thương trường trầu cau không còn là một hoạt động sầm uất như xưa nữa. Trong công cuộc phục hưng xây dựng lại các làng Văn hóa, hy vọng các làng sẽ lưu tâm, phục hồi các hàng cau, giàn trầu. Ngoài ý nghĩa dưỡng sinh, trầu cau vốn là một mỹ tục, một nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc rất cần được bảo lưu, gìn giữ. Xét cho cùng thì bất cứ ngôi làng Việt nào cũng không muốn xa lìa hay quay lưng với mỹ tục đẹp đẽ này. Bởi như đã nói, quê hương còn có những hàng cau !..."

   Trong những tác phẩm của mình mà anh ưng ý có bút ký tên gọi ngân lên như một câu thơ cổ "Mây trắng ơ hờ, mây trắng bay...".

   Đây là bút ký của anh về làng Mai Xá nổi danh của vùng quê Gio Linh (Quảng Trị)

, có họ Trương vào hàng danh gia vọng tộc, hết lòng yêu làng, yêu nước, có "Bà mẹ Gio Linh" bi tráng đã sống mãi trong ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Phạm Duy. Bằng giọng văn trầm hùng và thành kính, Y Thi đã kể khá rõ ngọn ngành của một dòng tộc đã tận hiến nhân tài vật lực cho quê hương đất nước, là những chiến sĩ can trường hiếm có,  khắc họa thần thái những bà mẹ dũng khí có một không hai đã nén nỗi đau mất con, cầm túi đi lấy đầu liệt sĩ bị quân thù thảm sát man rợ.

   Bài ký kết thúc như một sực tỉnh văn chương giữa đêm khuya rừng Sác làng Mai huyền hoặc : "...Giật mình tiếng vạc kêu sương. Tôi bừng tĩnh dậy giữa đêm trăng vằng vặc, quạnh hiu. Trên cao kia, mấy trắng ơ hờ, mây trắng bay. Mây sà quán chợ, mây qua đình làng. Mây trắng ngập bến đò ngang, mây rung rừng Sác, mây rung tán bàng. Vần vũ áng mây trắng lốp, lúc bay bổng, lúc la đà chơi vơi mặt nước và bất chợt phủ lên ngôi đình làng Mai như hai ngọn núi. Tôi tỉnh người ra, có ai đó thì thầm bên tai câu nói đã lâu của anh Tư Mã : "Người đời ai cũng phải chết; nhưng có cái chết nặng như núi Thái Sơn, có cái chết nhẹ tựa lông chim hồng"...

   Nhà văn Đoàn Phương Nam, TBT tạp chí Cửa Việt cảm nhận bút ký của nhà văn Y Thi (băng)

   Vẫn chờ đợi và hy vọng vào những trang viết có hàm lượng tri thức và tình cảm của cây bút Y Thi.

 

  

  

 

             CA KHÚC QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG CỦA TRẦN HOÀN.

                                                                                       (Xuân Dũng)

 

   Nhạc sĩ Trần Hoàn, một người con ưu tú của quê nhà Quảng Trị. Trong những sáng tác của ông về chốn chôn nhau cắt rốn được nhiều người yêu thích có ca khúc "Quảng Trị yêu thương".

   Quảng Trị ơi quê mẹ của tôi ơi
Chẳng thể nào quên tiếng mẹ ru hời

Quảng Trị ơi quê mẹ của tôi ơi
Ròng rã nhiều năm sống trong chia cắt
Trong lao tù trong bom đạn 
vẫn kiên cường một dạ anh hùng

   Nhạc sĩ mở đầu bài hát bằng cách gọi tên quê hương bằng một giai điệu ngọt ngào và tha thiết, nặng sâu trong cảm nhận. Đó là mảnh đất đã chịu nhiều đau thương, mất mát,  là mảnh đất chia cắt bao năm nhưng dù đau khổ đến đâu cũng vẫn kiên cường, bất khuất.

   Từ Khe Sanh ta đi về cửa Việt
Từ Ô Lâu ta ra bến Nhị Hồ
Qua Quảng Trị đến Đông Ha
Đẹp biết mấy mảnh đất quê nhà
Truyền thống ấy góp sức ta cùng vun đắp
Cho nảy mầm vùng đất đỏ quê hương
Vùng đất màu và vùng lúa vàng
Quảng Trị mình cất cánh vút bay

   Từng tên đất, tên làng...được nâng niu nhắc đến bằng một ân tình sâu dày của một người con Quảng Trị, yêu thương xen lẫn tự hào trong ca từ mộc mạc, chân thành và giai điệu mang âm hưởng dân ca, khỏe khoắn và tự tin mãnh liệt.

   Và không quên những ngày thành cổ
Thép vàng cũng chảy với lửa hồn của lòng ta
Quảng Trị ơi chẳng thể nào quên
Ngọn sóng Hiền Lương thắm bao nước mắt
Mỗi luống cày, mỗi khóm cây 
Máu xương nhộm đỏ đất này

   Quảng Trị,mảnh đất mà chiến tranh, ly tán đã từng diễn ra không chỉ một năm mà dằng dăc nhiều năm. Một chiến trường không thể khốc liệt hơn từng biến mảnh đất này trở nên túi bom, thành những gì tượng trưng cho hủy diệt. Nhưng dù vậy, qua hủy diệt là hồi sinh, đó là sức mạnh của quê hương Quảng Trị.

   Cùng đất nước nối bước chân tự hào
Đường thênh thang đưa ta đến bạn Lào 
Bằng nghị lực với tâm hồn
Nhà máy mới mọc trên chiến hào
càng gắn bó với Quảng Bình Thưa Thiên Huế
Nhớ những ngày hạt muối cũng chia đôi
Càng nghĩa đậm và càng thắm tình
Bình Trị Thiên chắp cánh vút bay

   Bài hát kết thúc bằng lời ca thúc giục, gọi mời tái thiết và cống hiến cho quê hương đất nước, vì hôm nay và cho cả ngày mai Chỉ có lao động dựng xây mới làm cho quê hương thay da đổi thịt. Đó cũng là mơ ước của bao người, của bao đời nay cho khí thiêng trong vận hội  mới của quê nhà.

   

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 20/10/2021 06:53 Lê Vĩnh Nhiên 20/10/2021 15:36
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà