Trang nông nghiệp
Danh mục
Trang nông nghiệp
NỘI DUNG

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  02-11- 2021

MC: Kính chào quý vị và các bạn! Trang Nông nghiệp tuần này có những nội dung đáng chú ý sau:

-         Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại chính trên cây cao su trong mùa mưa.

-         Những viêc nhà nông  cần làm trong tháng 11.

HH: THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1.  HỘI NGHỊ TỔNG KẾT MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT ĐẢM BẢO ATTP

MC: Với mục đích nhân rộng quy trình nuôi tôm có hiệu quả. Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai mô hình “nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo ATTP”. Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông đã tiến hành hội nghị tổng kết mô hình.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo ATTP được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị triển khai ở 2 điểm, xã Trung Giang huyện Gio Linh và xã Triệu An huyện Triệu Phong, gồm 4 hộ tham gia nuôi, với diện tích từ 0,5ha/1hộ nuôi.

Quá trình chăm sóc quản lý bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn ương và giai đoạn nuôi. Trong quá trình ương, tôm giống được ương ở ao ương có diện tích nhỏ với hệ thống sục khí đáy đầy đủ, các yếu tố môi trường nước đực theo dõi thường xuyên.

Trong giai đoạn ương tôm 25 ngày đầu, tỷ lệ sống của tôm đạt 95%, kích cỡ bình quân 900 con/kg, chi phí giảm khoảng 15- 20% so với quy trình nuôi tôm 1 giai đoạn bình thường. Hiện nay sau hơn 4 tháng nuôi, tại ao thương phẩm tôm đạt kích cỡ 50 con/kg đến 55 con/kg, đáp ứng yêu cầu của mô hình, sản lượng ước đạt 11 tấn/ha.

Trên cơ sở những kết quả khả quan đã đạt được là cơ sở để chính quyền địa phương tại các điểm thực hiện mô hình có chính sách hỗ trợ để nhân rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo ATTP. Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro cho bà con đồng thời góp phần định hướng các mô hình nuôi tôm thâm canh phát triển theo hướng bền vững.

2. CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC THEO HƯỚNG HỮU CƠ

MC: Thực hiện Đề án số 6060/ĐA-UBND tỉnh về Khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ trên nền đệm lót sinh học có liên kết sản xuất (tiêu thụ sản phẩm), đưa ra thị trường sản phẩm an toàn chất lượng phục vụ người tiêu dùng.

Mô hình được triển khai gồm 9 điểm trên địa bàn các huyện/thị xã/thành phố, với tổng 354 con. Đây là giống lợn ngoại từ tổ hợp lai 3 máu (Landrace x Yorrshire) x Duroc. Triển khai mô hình trung tâm Khuyến nông áp dụng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ khâu cải tạo làm mới chuồng trại, làm đệm lót sinh học, phối trộn thức ăn, ủ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh. Lợn đưa vào nuôi bình quân 20 kg/con, kết quả sau 3 tháng nuôi trọng lượng bình quân đạt 90 -100 kg/con.

Qua kiểm tra đánh giá chất lượng thịt, các chỉ tiêu test mẫu của sản phẩm từ mô hình chuỗi liên kết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trung tâm khuyến nông đã hỗ trợ nông dân dán nhãn mác, Logo, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Người tiêu dùng có thể dể dàng kiểm tra thông tin về sản phẩm thông qua quét mã QR trên điện thoại thông minh.

3. TRIỂN KHAI TRỒNG CÂY TRONG CHƯƠNG TRÌNH 1 TỶ CÂY XANH

(tin khô: ảnh minh họa)

MC: Hành trình 1 tỉ cây xanh là hành trình thay đổi nhận thức của mọi người đối với việc trồng rừng, ứng xử với thiên nhiên và hành động vì sự sống trên trái đất. Vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp cùng chương trình cấp và trồng 20.500 cây sao đen.

Theo kế hoạch trong hành trình 1 tỷ cây xanh, chương trình sẽ hỗ trợ cho Quảng Trị khoảng 100.000 cây xanh. Đợt 1 đã cấp 20.000 cây xanh các loại, trong đợt 2 này Quảng Trị được nhận và trồng 20.500 cây sao đen, phân bổ cho Nghĩa trang liệt sỹ Quốc Gia Trường Sơn, Đường 9, các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị sẽ đồng hành với chương trình này thông qua việc hỗ trợ tích cực trong việc cấp cây giống, chọn địa điểm trồng rừng, kết nối với chính quyền và người dân địa phương, lồng ghép các hoạt động làm phong phú thêm chương trình. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục kêu gọi thêm nhiều đơn vị đồng hành, hỗ trợ, chung sức để thực hiện có hiệu quả, lan tỏa chương trình cho nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh.

II. KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ ( PL)

PTV: Kính thưa bà con và các bạn! Theo dự báo của Trung tâm KTTV Quảng Trị mùa mưa năm nay sẽ có những đợt mưa lớn, mưa kéo dài nhiều ngày, ẩm độ không khí cao, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng bệnh phát sinh gây hại mạnh trên cây cao su, đặc biệt là bệnh loét sọc mặt cạo, nứt vỏ xì mù. Trong Trang nông nghiệp kỳ này chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại chính trên cây cao su trong mùa mưa, kính mời quý vị và bà con cùng theo dõi!

III.           SỔ TAY NHÀ NÔNG

PTV: Trong tiểu mục sổ tay nhà nông tuần này chúng tôi xin chuyển đến bà con nông dân những viêc cần làm trong tháng 11

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRONG THÁNG 11

1- Công việc đồng áng:

- Tiếp tục cày ruộng vụ Đông Xuân, đối với những chân ruộng bị bồi lấp do lụt, tùy theo độ sâu vùi lấp để có giải pháp phù hợp (Lấp sâu dưới 15-20cm: Xử lý đất bằng vôi, các chế phẩm vi sinh vật theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và làm đất gieo cấy lúa; vùi lấp sâu 30-50cm: Bốc lớp đất này trả lại mặt bằng như hiện trạng, xử lý đất như trên để gieo cấy lúa; Vùi sâu trên 50cm: Cải tạo đất, san ủi, cày đất, lên luống cao để chuyển đổi sang cây trồng cạn).

- Trồng hoa lay ơn và các loại hoa khác từ 10/10, kết thúc 20/10 âm lịch.

- Gieo trồng các cây vụ Đông ở nơi có đủ điều kiện.

- Gieo ngô Đông Xuân sớm từ 15/11/2021.

- Trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả kết thúc trồng 30 tháng 11.

- Kiểm tra phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.

- Chuẩn bị các giống lúa, ngô, đậu đỗ cho vụ sản xuất Đông Xuân 2021-2022.

- Ươm giống khoai lang để trồng vụ Đông Xuân.

- Nạo vét kênh mương để đưa nước vào ruộng.

2- Chăn nuôi:

- Quản lý đàn gia súc gia cầm.

- Dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi.

- Tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi.

- Tiếp tục tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin theo quy định.

- Tăng cường các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm ở vật nuôi

3- Thuỷ sản:

- Tu sữa ao hồ sau lụt.

- Tiếp tục chuẩn bị ao và thả cá vào vùng hồ đã thu hoạch.

- Ngắt vụ, không thả tôm nuôi vào thời gian từ 16/11 năm trước đến tháng 15/3 năm sau đối với nuôi tôm trên cát và từ tháng 16/11 năm trước đến tháng 15/4 năm sau đối với nuôi tôm chân trắng vùng cao trình bờ ao cao, không bị ngập lụt.

- Khai thác nghề lưới vây; lưới rê như: Thu, Ngừ, Chim, cá Hố, ghẹ, đằn, 3 lớp khai thác mực nang, bùng nhùng; lồng bẫy ghẹ, ốc hương; lưới kéo ruốc(giã ruốc); lưới chụp. 

4- Lâm nghiệp:

- Kiểm tra chăm sóc vườn ươm.  Khảo sát, tiếp tục trồng rừng.

 -Đào hố kết hợp bón phân, chuẩn bị giống cao su để trồng và kết thúc trồng cao su cuối tháng 11/2021.

- Triển khai gieo hạt thông đến cuối tháng 12/2021.

5- Thủy lợi:

- Tổ chức kiểm tra an toàn công trình hồ, đập, đê kè trong mùa mưa bão.

- Tổ chức thực hiện công tác PCLB, trực theo dõi tình hình lụt bão.

MC: Cảm ơn bà con và các bạn  theo dõi Trang nông nghiệp, hặn gặp lại bà con và các bạn trong khung giờ này tuần sau!

GTPS: Theo dự báo của Trung tâm KTTV Quảng Trị mùa mưa năm nay sẽ có những đợt mưa lớn, mưa kéo dài nhiều ngày, ẩm độ không khí cao, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng bệnh phát sinh gây hại mạnh trên cây cao su, đặc biệt là bệnh loét sọc mặt cạo, nứt vỏ xì mù. Trong Trang nông nghiệp kỳ này chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại chính trên cây cao su trong mùa mưa, kính mời quý vị và bà con cùng theo dõi vào lúc 20h15 ngày 2/11 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị.

 

 

CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC THEO HƯỚNG HỮU CƠ

Thực hiện Đề án số 6060/ĐA-UBND tỉnh về Khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ trên nền đệm lót sinh học có liên kết sản xuất (tiêu thụ sản phẩm), đưa ra thị trường sản phẩm an toàn chất lượng phục vụ người tiêu dùng.

Mô hình được triển khai gồm 9 điểm trên địa bàn các huyện/thị xã/thành phố, với tổng 354 con. Đây là giống lợn ngoại từ tổ hợp lai 3 máu (Landrace x Yorrshire) x Duroc. Triển khai mô hình trung tâm Khuyến nông áp dụng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ khâu cải tạo làm mới chuồng trại, làm đệm lót sinh học, phối trộn thức ăn, ủ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh. Lợn đưa vào nuôi bình quân 20 kg/con, kết quả sau 3 tháng nuôi trọng lượng bình quân đạt 90 -100 kg/con.

P/v bà  Đặng Thị Vân – thôn Nam Phú, xã Trung Nam, Vĩnh Linh (cut 00075)

Qua kiểm tra đánh giá chất lượng thịt, các chỉ tiêu test mẫu của sản phẩm từ mô hình chuỗi liên kết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trung tâm khuyến nông đã hỗ trợ nông dân dán nhãn mác, Logo, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Người tiêu dùng có thể dể dàng kiểm tra thông tin về sản phẩm thông qua quét mã QR trên điện thoại thông minh.

P/v ông Dương Viết Hải – Phó chủ tịch UBND huyện Hải Lăng (00220)

Thông qua việc triển khai mô hình nhằm giúp quản lý tốt dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch. Đây sẽ là các điểm làm cơ sở tham quan, học tập nhân rộng mô hình, giúp các hộ làm quen với phương thức chăn nuôi mới, liên kết sản xuất ra sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập. Thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển ổn định đàn lợn.

 

 

 

 

 

Ngoài ra Trung tâm Khuyến nông đã liên hệ với các doanh nghiệp, các cửa hàng nông sản trong và ngoài tỉnh bao tiêu sản phẩm cho người dân.

.

 

 

, khi đưa ra thị trường có nhãn mác, Logo nhận diện giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm đã được kiểm soát ATTP theo chuỗi, dễ dàng, điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở sản xuất, sơ chế,…

Qua kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm dưa hấu của Trung tâm Kiểm định Y tế tỉnh Quảng Trị, một số chỉ tiêu test mẫu đều đạt yêu cầu, như dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, nhóm lân hữu cơ và carbamate, chì (Pb), Escherichia Coli, Coliforms... đều ở mức thấp hơn mức cho phép.

 

Các đại biểu tham quan mô hình tại hội nghị đầu bờ

 

Để tổng kết kết quả thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã tiến hành hội nghị đầu bờ. Tại hội nghị các đại biểu đánh giá cao hiệu quả mô hình mang lại. Với năng suất 20 tấn/ha, cho thu nhập trên 200 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí, mỗi hec-ta thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Như vậy, mô hình cho hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa, thời gian thu hoạch ngắn (60 ngày). Tại hội nghị, Trung tâm Khuyến nông, Hội Nông dân tỉnh và VNPT Quảng trị đã trao 30.000 con tem,

Trung tâm khuyến nông đã hỗ trợ nông dân dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Ngoài ra Trung tâm Khuyến nông đã liên hệ với các doanh nghiệp, các cửa hàng nông sản trong và ngoài tỉnh bao tiêu sản phẩm cho người dân.

 

, tăng trọng bình quân 70-80kg/con.

 

lợn sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh, , hiện tại tăng trọng bình quân đạt 600 - 700g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn/ kg TT ≤ 2.6.

 

 

), gồm 7 điểm vùng đồng bằng và 2 điểm vùng miền núi huyện Đakrông và Hướng Hóa. Tại mỗi điểm vùng đồng bằng đã triển khai thả nuôi 42 con lợn, và mỗi điểm vùng núi là 30 con lợn.

 

 có năng suất chất lượng cao được nuôi phổ biến và rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

. Các hộ tham gia thực hiện mô hình được cán bộ kỷ thuật hướng dẫn áp dụng quy trình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học theo hướng hữu cơ

 

P/v ông Dương Hồng Phong - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ

Phan Việt Toàn

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC THEO HƯỚNG HỮU CƠ

Thực hiện Đề án số 6060/ĐA-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về Khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ trên nền đệm lót sinh học có liên kết sản xuất (tiêu thụ sản phẩm), đưa ra thị trường sản phẩm an toàn chất lượng phục vụ người tiêu dùng.

Mô hình chăn nuôi lợn thịt An toàn sinh học hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường được triển khai trên địa bàn các (huyện/thị xã/thành phố) tỉnh Quảng Trị, gồm 7 điểm (MH) vùng đồng bằng và 2 điểm vùng miền núi huyện Đakrông và Hướng Hóa. Tại mỗi điểm vùng đồng bằng Trung tâm Khuyến nông đã triển khai thả nuôi 42 con lợn, và mỗi điểm vùng núi là 30 con lợn. Đây là giống lợn ngoại từ tổ hợp lai 3 máu (Landrace x Yorrshire) x Duroc có năng suất chất lượng cao được nuôi phổ biến và rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Tham gia mô hình các hộ dân được Trung tâm (chuyển giao tiến bộ khoa khọc về chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học theo hướng hữu cơ và) hỗ trợ chi phí con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, vaccine, hóa chất sát trùng chuồng trại, sửa chữa chuồng trại. Đối với vùng đồng bằng là 50% kinh phí, vùng miền núi là 70% chi phí.

Triển khai mô hình Trung tâm sẽ áp dụng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các hộ tham gia thực hiện mô hình được cán bộ kỷ thuật hướng dẫn áp dụng quy trình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học theo hướng hữu cơ từ khâu cải tạo làm mới chuồng trại, làm đệm lót sinh học, phối trộn thức ăn, ủ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh.

Sản phẩm từ mô hình chuỗi liên kết sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi đưa ra thị trường có nhãn mác, Logo nhận diện giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm đã được kiểm soát ATTP theo chuỗi, dễ dàng kiểm tra thông tin về sản phẩm, điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở sản xuất, sơ chế,… thông qua quét mã QR trên điện thoại thông minh.

Thông qua việc triển khai mô hình nhằm giúp quản lý tốt dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch góp phần khôi phục sản xuất, phục vụ việc tái đàn lợn sau thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi. Đây sẽ là các điểm làm cơ sở tham quan, học tập nhân rộng mô hình, giúp các hộ làm quen với phương thức chăn nuôi mới, liên kết sản xuất ra sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập. Từ đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân, thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển ổn định đàn lợn

THÔNG TIN CUNG CẤP CHO BÁO QUẢNG TRỊ

Thực hiện đề án 6060/ĐA-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về việc khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 – 2025.

Căn cứ công văn số 73/CV-KN ngày 09 tháng 3 năm 2021 của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị gửi Sở NN & PTNT về việc thẩm tra dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021.

Mục tiêu mô hình

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt An toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Sử dụng chế phẩm sinh học để làm đệm lót, bổ sung thức ăn giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí trong chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế phát triển chăn nuôi bền vững.

Áp dụng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT giúp quản lý tốt  dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch góp phần khôi phục sản xuất, phục vụ việc tái đàn lợn sau thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi. Từ đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân, thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển ổn định đàn lợn.

- Thông qua mô hình điểm sẽ làm cơ sở tham quan, học tập nhân rộng MH, giúp các hộ làm quen với phương thức chăn nuôi mới, liên kết sản xuất ra sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập.

- Sản phẩm từ mô hình liên kết đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi đưa ra thị trường có nhãn mác, Lo-go nhận diện giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm đã được kiểm soát ATTP theo chuỗi, dễ dàng kiểm tra thông tin về lô hàng, điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở sản xuất, sơ chế,… thông qua quét mã QR bằng điện thoại thông minh.

2. Yêu cầu của mô hình:

Khả năng tăng trọng ≥ 600 g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng trọng: ≤  2,6;  Khối lượng lợn xuất bán: ≥ 100 kg/con.

3.   Định mức hỗ trợ

-       Hỗ trợ con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, vaccine, hóa chất sát trùng chuồng trại, sửa chữa chuồng trại,…

+ 50% đối với vùng đồng bằng (VL, GL, VL, TP ĐH, TP, HL) 7 mô hình (42 con/MH); thức ăn 4.350 kg/MH; CPVS 81 kg/MH và các vật tư khác. Tổng kinh phí hỗ trợ: 167.991.000 đ; người dân đối ứng: 167.991.000 đ

+ 70% đối với vùng miền núi (ĐKR, HH) 2 mô hình (30con/MH) thức ăn 4.357,5 kg/MH; CPVS 53,9 kg/MH và các vật tư khác. Tổng kinh phí hỗ trợ: 172.669.000 đồng; người dân đối ứng: 74.001.000 đ.

4.   Con giống

Giống lợn ngoại từ tổ hợp lai 3 máu (Landrace x Yorrshire) x Duroc có năng suất chất lượng cao được nuôi phổ biến và rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

5.   Thức ăn

Sử dụng thức ăn phối trộn từ những nguồn nguyên liệu thông dụng có sẵn tại địa phương như: ngô, cám gạo, đậu tương, bột cá, bột sắn,… bổ sung thêm khoáng chất, vitamin đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển phù hợp. có bổ sung chế phẩm vi sinh để ủ thức ăn và làm đệm lót sinh học.

6.   Kiểm tra, giám sát

Trong qua trình nuôi, mô hình liên kết, tiêu thụ sản phẩm được hỗ trợ kiểm tra mẫu nước sử dụng trong chăn nuôi, giám sát mẫu thịt sau khi giết mổ như: tồn dư kháng sinh, vsv, hooc môn tăng trọng,… hỗ trợ các trnag thiết bị giết mổ như: dao, máy hút chân không, thùng vận chuyển thịt đến cửa hàng,… và logo, tem nhận diện sản phẩm.

7.   Chỉ đạo kỹ thuật

Trong qua trình thực hiện mô hình các hộ thực hiện mô hình được CBKT hướng dẫn áp dụng quy trình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học theo hướng hữu cơ từ khâu cải tạo, làm mới chuồng trại, làm đệm lót sinh học, phối trộn thức ăn, ủ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh…

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 29/10/2021 09:25 Lê Vĩnh Nhiên 29/10/2021 10:09

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà