TAP CHI DTMN: CHỦ ĐỘNG CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỐI PHÓ VỚI RỦI RO THIÊN TAI (QUÁCH lONG)
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI 7/11

(Chủ động phương án tránh lũ - giải pháp an toàn cho người dân vùng núi Đakrông; Hiệu quả từ câu lạc bộ không có trẻ bỏ học ở huyện miền núi Hướng Hóa; Vai trò sản phẩm nông nghiệp chủ lực và giải pháp phát triển bền vững; Chân dung người cán bộ Hội nói hay làm giỏi)

Dẫn đầu:

Xin kính chào đồng bào và các bạn! Đồng bào và các bạn đang theo dõi Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi xin mời đồng bào và các bạn theo dõi một số nội dung sau:  Chủ động xây dựng các phương án phòng tránh lũ ống, lũ quét - giải pháp an toàn cho người dân vùng núi Đakrông; Hiệu quả từ câu lạc bộ không có trẻ bỏ học được Hội phụ nữ xã Hướng Linh, huyện miền núi Hướng Hóa tổ chức; Tiếp đó là phóng sự vai trò sản phẩm nông nghiệp chủ lực và giải pháp phát triển bền vững; thời lượng còn lại của chương trình là chân dung một người cán bộ Hội Nông dân miền núi nói hay làm giỏi.

Bây giờ là nội dung chi tiết chương trình.

Dẫn 1:

Thưa đồng bào, thưa các bạn. Vùng miền núi Đakrông đã bước vào mùa mưa lũ năm 2021, để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, chính quyền và nhân dân địa phương đã chủ động xây dựng những phương án phòng chống khi có thiên tai xảy ra. Rút kinh ngiệm từ những năm trước, mùa mưa lũ năm nay, địa phương đã lên kế hoạch phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ và tận dụng tối đa nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Các kịch bản đều được xây dựng theo tiêu chí hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại, đặc biệt là về con người.

  Chủ động phương án tránh lũ - giải pháp an toàn cho người dân vùng núi Đakrông

Xã Đakrông nằm ở thượng nguồn sông Đakrông. Nên cứ vào mùa mưa lũ, xã Đakrông luôn chịu tác động và ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai bão lũ.  Căn nhà chị Hồ Thị Nưm nằm ở mép sông Đakrông, trận lũ năm ngoái đã cuốn theo hàng chục mét đất sau nhà chị. Ngôi nhà chênh vênh bên mép sông làm làm gia đình chị nơm nớp lo sợ. Được sự hỗ trợ của Chính Phủ Việt Nam thông qua khoản viện trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á, gia đình chị Nưm đã được xây dựng một căn nhà chắc chắn ở một vị trí đất ở khác. Có nhà mới, Chị Nưm hết sức vui mừng.

Chị Hồ Thị Nưm

Thôn thôn Vùng Kho, xã Đakrông, Đakrông, Quảng Trị

Cùng với gia đình chị Nưm, vừa qua thông qua sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, các chương trình dự án, 10 hộ dân sống ở các khu vực có nguy cơ sạt lỡ, lũ ống lũ quét của xã Đakrông đã được hỗ trợ xây dựng nhà mới ở vị trí an toàn hơn. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn vẫn còn nhiều hộ dân sống ở những khu vực nguy hiểm, nguy cơ sạt lỡ trong mùa mưa lũ sắp đến là điều khó tránh khỏi. Vì thế xã Đakrông luôn xem đây là vùng trọng yếu và luôn có các phương án phòng, chống với thiên tai. Trước khó khăn của địa phương còn nghèo, đời sống của người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc nên việc hỗ trợ từ các cấp các ngành, các tổ chức, cá nhân là rất thiết.

Ông Hồ Thanh

Chủ tịch UBND xã Đakrông, Đakrông, Quảng Trị

Cũng là một địa phường nằm ở vùng nguy hiểm, tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh phí để xây dựng nhà tránh lũ của người dân còn nhiều khó khăn. Rút kinh nghiệm từ năm trước, tại những vùng rốn lũ, chính quyền, các ngành chức năng và nhân dân trong vùng tích cực chuẩn bị các biện pháp nhằm chủ động phòng chống lụt bão, hạn chế tối đa thiệt hại.  Đặc biệt là nâng cao nhận thức cho người dân chủ động các biện pháp đề phòng chống lụt bão.  Nằm bên bờ sông Đakrông, gia đình Hồ Văn Thư thôn Đồng Đờng xã Mò Ó  rất lo lắng mỗi khi đến mùa mưa lũ, trận lũ lịch sử năm 2020 đã làm ngập nhà ông, cuốn trôi nhiều tài sản, cây trồng và vật nuôi. Nguy hiểm là vậy thế nhưng việc di chuyển nhà đến vùng đất cao hơn là điều hết sức khó khăn của gia đình ông cũng như bà con trong vùng vì quỹ đất ở không có, tiền làm nhà lại càng không. Vì vậy, năm nay, khi bước vào mùa mưa gia đình ông đã tích cực chuẩn bị nhiều biện pháp chủ động cho tình huống nước lũ dâng cao.

Ông Hồ Văn Thư

Thôn Đồng Đờng, Mò Ó, Đakrông, Quảng Trị

Mùa mưa lũ ở miền Tây Quảng Trị đã bắt đầu. Những biến đổi thất thường của khí hậu, thời tiết trong những năm gần đây khiến công tác phòng chống lụt bão gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, mặc dù chính quyền và người dân huyện Đakrông đã chủ động các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho người dân nhưng bão lũ thiên tai vẫn đang còn là mối đe dọa lớn.

 Ông Trần Đình Bắc

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đakrông, Quảng Trị

Ngoài ra, nhằm góp phần giải quyết một cách căn bản vấn đề phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do bão, lũ lụt gây ra cho người dân địa phương, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tạo điều kiện để người dân có cuộc sống an toàn, ổn định. Trong những năm qua, huyện Đakrông đã thực hiện hỗ trợ xây dựng, nâng cấp và sửa chữa 218 nhà ở cho các hộ nghèo phòng tránh lũ lụt theo Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh lũ, lụt tỉnh Quảng Trị. Trong số 218 ngôi nhà trên, có 187 nhà được xây mới và 31 nhà thuộc diện cải tạo, nâng cấp với tổng số vốn là 4 tỷ 888 triệu đồng. Theo đó, nguyên tắc hỗ trợ xây dựng nhà tránh lũ theo phương châm: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ.

Ông Thái Ngọc Châu

Chủ tịch UBND huyện Đakrông, Quảng Trị

Mặc dù còn nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thế nhưng bằng sự hỗ trợ từ cấp trên, sự chủ động trong việc xây dựng phương án phòng chống rủi ro thiên tai, đến thời điểm hiện tại người dân Đakrông đã phần nào yên tâm trong mùa mưa lũ năm nay. Tuy nhiên bên cạnh sự đầu tư của chính quyền, người dân địa phương cần thiết phải chủ động, linh hoạt hơn trong các tình huống thiên tai, đặc biệt tránh tư tưởng chủ quan, trông chờ, ỷ lại. đặc biệt cần tự xây dựng các kịch bản ứng phó từ những kinh ngiệm của các năm trước, bằng mọi cách hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại, đặc biệt là về con người trong mùa mưa bão 2021.

Dẫn 2:

Thưa đồng bào và các bạn! Với mong muốn hạn chế thấp nhât tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, Hội liên hiệp Phụ nữ xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa đã thành lập câu lạc bộ không có trẻ bỏ học. Qua đó, thể hiện sự chung tay, góp sức của các tổ chức, đoàn thể cùng chính quyền địa phương nhằm xây dựng một môi trường giáo dục an toàn và lành mạnh.

Hiệu quả từ câu lạc bộ không có trẻ bỏ học ở huyện miền núi Hướng Hóa

Hướng Linh là 1 xã đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa, với hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm gần đây, có khá nhiều tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông đi lại hiểm trở, gia đình thiếu quan tâm... Nắm bắt được tình hình đó, hơn 3 năm trở lại đây, câu lạc bộ không có trẻ bỏ học của Hội phụ nữ xã đã đến tận nhà của từng em học sinh để tuyên truyền, vận động và giúp đở phần nào về sách vở, áo quần, đồ dùng học tập... cho các em đến lớp. Cùng với đó, Hội đã phối hợp với gia đình nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp để đảm bảo cho con em đến lớp đầy đủ.

 Chị Hồ Thị Tổ

Thôn Hoong Mới, xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa

Hiện nay, câu lạc bộ không có trẻ bỏ học của Hội LHPN xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa có khoảng 35 thành viên, chủ yếu là chị em phụ nữ dân tộc thiểu số có con em trong độ tuổi đến trường. Cứ định kỳ, mỗi tháng sinh hoạt mỗi lần, câu lạc bộ thường tập trung triển khai, phổ biến về quyền trẻ em, những thay đổi trong nhận thức, tâm sinh lý qua các giai đoạn của trẻ. Qua đó, câu lạc bộ đã tạo điều kiện để các phụ huynh trao đổi kinh nghiệm, chia sẽ cách nuôi dạy con cái để xây dựng gia đình không có trẻ bỏ học và tạo điều kiện tốt nhất để trẻ đến trường, góp phần xây dựng cộng đồng học tập an toàn cho học sinh miền núi.

Cô giáo Lê Thị Tuyết Nhung

Điểm trường thôn Hoong Mới, Hướng Linh, Hướng Hóa, Quảng Trị

Chị Hồ Thị Van

Chủ tịch Hội LHPN xã Hướng Linh, Hướng Hóa, Quảng Trị

Có thể thấy, tại xã Hướng Linh nói riêng và các xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa, tình trạng học sinh thường xuyên bỏ học là mối lo chung và là thách thức không nhỏ của nhà trường và chính quyền địa phương tại đây. Vì vậy, để từng bước hạn chế và giải quyết tình trạng học sinh bỏ học, không thể thiếu sự hỗ trợ, phối hợp kịp thời của các tổ chức xã hội, đoàn thể, chính quyền địa phương từ cơ sở, trong đó có sự đóng góp của các cấp hội phụ nữ.

Dẫn 3:

Thưa đồng bào và các bạn! Là huyện miền núi, Hướng Hóa có nhiều lợi thế để phát triển nông lâm nghiệp hàng hóa. Từ sản phẩm chủ lực của địa phương đã được quy vùng sản xuất chuyên canh, Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra 1 trong 3 khâu đột phá là: Phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, tập trung vào một số sản phẩm chủ lực để sản xuất đạt chất lượng cao, năng suất lớn.

Vai trò sản phẩm nông nghiệp chủ lực và giải pháp phát triển bền vững

Những năm qua, huyện Hướng Hóa đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và chuẩn hóa nông sản chủ lực… Mục đích hướng đến là xây dựng thương hiệu, phát triển nông sản thành hàng hóa, nâng cao giá trị. Tuy nhiên, khi các kết quả bước đầu đã cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra, người sản xuất và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp lại băn khoăn với nỗi lo mới, đó là đầu ra cho sản phẩm. Nghị quyết về phát triển kinh tế được được huyện triển khai cho các xã, thị trấn trên đị bàn chính là đòn bẫy để các vùng chuyên canh cây trồng của địa phương có điều kiện phát triển bền vững.

Ông Hồ Văn Ngoai

Bí thư T Đảng ủy xã A Dơi, Hướng Hóa, Quảng Trị

Trong thời gian vừa qua, qua khảo sát cũng như xuất phát từ nhu cầu thực tế, Đảng ủy và chính quyền địa phương đã xây dựng 1 nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế của cay cao su. Tại địa phương, loại cây này đã đem lại hiệu quả kinh té rõ rệt, một số hộ dân đã xóa được đói, giảm được nghèo nhờ vào loại cây công nghiệp này.

Cây sắn những năm trước đây chỉ là cây lương thực và thực phẩm chăn nuôi thì những năm trở lại đây nhờ có nhà máy tinh bột sắn ra đời đã tạo cho người dân cuộc sống ổn định hơn. Nhà máy sắn Hướng Hoá với thương hiệu Tinh bột sắn SêPôn đã cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu ra nhiều thị trường mang lại giá trị cao, với diện tích trồng sắn đến nay ước đạt trên 11.000 ha, sản lượng đem lại hơn 190.000 tấn/năm.

Ông Hồ A Lâng

Xã Thuận, Hướng Hóa, Quảng Trị

Cũng như nhiều bà con ở đây, gia đình có hai hecta đất trồng sắn, trong năm nay nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa đã thu mua toàn bộ nguyên liệu trên diện tích này với giá cao. Toàn bộ bà con, anh em ở xã Thuận cũng như dịa phương khác rất vui mừng, phấn khởi vì được mùa, được giá.

 Ông Hoàng Đình Bình

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Cây sắn là loại nông sản có vùng nguyên liệu chủ yếu ở các xã vùng Lìa, để cây phát triển tốt, chúng tôi đã hướng dẫn bà con bảo quản giống cẩn thận, chuẩn bị kỹ cho vụ sau. Về việc tiếp tục phát triển và khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020, huyện đã căn cứ vào phương án 5811 của UBND tỉnh về khắc phục hậu quả sau thiên tai trong đó có chỉ đạo cụ thể về việc duy trì phát triển diện tích sắn, khuyến khích bà con thâm canh tăng năng suất nhằm tăng sản lượng trên đơn vị diện tích sẵn có.

Đại hội đề ra chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế đến năm 2025 đạt trên 23.855 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng 62,28%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 50,78 triệu đồng; ...Trong đó, phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực được xác định là lĩnh vực đột phá bao gồm: nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết theo chuổi giá trị, các sản mang giá trị hàng hóa cao...Riêng  từ năm 2020,  HĐND huyện đã xây dựng và ban hành  Nghị quyết về phát triển cây cao su, cây dược liệu trên diện tích đất bạc màu, kém hiệu quả.

Ông Lê Quang Thuận,

Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết về việc chuyển đổi một phần diện tích với khoảng 500 hecta từ diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả sang một số loại cây trồng khác như cao su và một số cây khác. Tuy nhiên hiện nay ngoài phần diện tích này còn có một số nơi khác có nhu cầu chuyển đổi thì huyện cũng đã chỉ đạo và đồng hành với doanh nghiệp để chuyển đổi từ trồng cây sắn qua trồng cây dược liệu cà dây leo, hiện nay doanh nghiệp cũng đã có sự liên doanh liên kết với hộ dân trồng thử ngiệm trên 30 hecta, bước đầu mang lại hiệu quả. Từ kết quả này, huyện đang tiếp tục vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng sắn hiệu quả thấp sang trồng cây dược liệu, vì qua khảo sát bước đầu vùng đất này rất phù hợp canh tác cây dược liệu và cây dược liệu cũng là cây cho hiệu quả thu hoạch nhanh hơn.

Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực, chiếm ưu thế trên địa bàn huyện Hướng Hóa, được trồng theo vùng chuyên canh và mang lại giá trị kinh tế khá cao những năm trở lại đây. Chú trọng phát triển kinh tế theo đặc điểm vùng có hiệu quả, với 3 vùng quy hoạch là các xã phía Bắc; các xã dọc Đường 9 và các xã phía Nam được huyện chú trọng bằng việc tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Quan tâm chỉ dạo điều chỉ quy hoạch của vùng sản xuất chuyên canh như cà phê, cao su, chuối, sắn… ,dần dần xóa bỏ các phương thức sản xuất lạc hậu,  đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị sản phẩm và được phát triển sản xuất theo hướng hiệu quả, bền vững .

Dẫn 4:

Thưa đồng bào và các bạn! Không chỉ tận tụy, có trách nhiệm cao với công tác hội, nhiều năm qua, anh Hồ Văn Khưa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh, huyện Hướng Hóa còn là tấm gương đi đầu về sản xuất kinh doanh giỏi ở xã. Anh đã góp phần thúc đẩy các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước của hội, địa phương phát triển mạnh, được Nhân dân yêu quý và các cấp, các ngành đánh giá cao.

Chân dung người cán bộ Hội nói hay làm giỏi

Cách đây 6 năm, trên nền đất gần 1ha, gia đình ông Hồ Văn ở thôn Mới, xã Thanh, huyện Hướng Hóa dùng để trồng sắn nhưng do trồng lâu năm, đất bạc màu nên kém hiệu quả. Sau khi được Chủ tịch Hội Nông dân xã đến tận nhà để phổ biến, tuyên truyền về việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng phù hợp, hiệu quả nên gia đình ông Hồ Văn đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng sắn qua trồng cao su với gần 800 gốc. Hiện nay, vườn cao su đã cho thu hoạch, đến mùa cao điểm, đem lại thu nhập mỗi ngày cho gia đình ông khoảng 700 nghìn đồng.

Ông Hồ Văn

Thôn Mới, xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị

(Nhờ có cán bộ bên nông dân xã đến tận nhà tuyên truyền, vận động về chuyển đổi cây trồng, nên gia đình tôi đã hiểu, nắm bắt và mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cao su. Bây giờ, mô hình đạt hiệu quả khá cao và có thu nhập ổn định. Nhờ vậy cuộc sống gia đình tôi đỡ hơn trước rất nhiều.)

Không chỉ tích cực tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên và người dân về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, các chính sách đối với vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, để hội viên, người dân trong xã nghe, tin và làm theo, anh Khưa bắt tay vào khai hoang, vay vốn xây dựng trang trại tổng hợp với hơn 2 ha sắn KM94, 1ha chuối kết hợp chăn nuôi bò nhốt chuồng. Nhờ nắm bắt kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi nên diện tích sắn, chuối, đàn bò của gia đình anh đều phát triển tốt. Bình quân mỗi năm, trang trại của gia đình anh cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Ông Hồ Văn Khưa

Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị

(Tuyên truyền, vận động không thôi thì không hiệu quả, do đó tôi phải đi trước một bước trong phát triển kinh tế, khi mình làm có kết quả tốt thì nói người dân mới tin và làm theo. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng mô hình trang trại tổng hợp của gia đình. Vận động hội viên hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Hiện nay, do ảnh hưởng của COVID – 19 nên nông dân rất khó khăn trong sản xuất, đầu ra sản phẩm, trong khi đó lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn cao nên tôi đề nghị với các cấp, các ngành, ngân hàng có giải pháp giảm lãi suất cho vay để nông dân yên tâm lao động sản xuất, mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế mới.)

Ông Hồ Văn Them

Phó Chủ tịch UBND xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị

(Anh Hồ Văn Khưa là một cán bộ Hội Nông dân gương mẫu, năng nổ, nhiệt tình trong công tác Hội, là điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Anh chính là hình mẫu người cán bộ nói được, làm được, qua đó đã góp phần xây dựng hội ngày càng vững mạnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.)

Phát huy vai trò, trách nhiệm của người cán bộ Hội Nông dân, anh Hồ Văn Khưa không ngần ngại cầm tay chỉ việc, hướng dẫn, giúp đỡ bà con từ khâu làm đất đến chăm sóc cây trồng vật nuôi. Đồng thời tích cực tìm kiếm nguồn vốn cho hội viên vay để phát triển kinh tế. Qua đó, đã giúp nhiều nông dân trong xã loại bỏ dần phương thức canh tác phát, đốt, cốt, trỉa chuyển sang đầu tư chăn nuôi, trồng trọt bài bản hơn và đã khai thác có hiệu quả lợi thế của vùng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ vậy, đến nay toàn xã có trên 15 mô hình kinh tế tổng hợp do hội viên nông dân làm chủ cho thu nhập khá, góp phần đem lại diện mạo nông thôn xã Thanh ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

CHÀO CUỐI

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Quách Đình Long 04/11/2021 10:54 Quách Đình Long 04/11/2021 10:54
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà