Trang Nông nghiệp
Danh mục
Trang nông nghiệp
NỘI DUNG

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  16-11- 2021

MC: kính chào bà con và các bạn! Trang Nông nghiệp tuần này có những nội dung đáng chú ý sau:

-         Bệnh khảm lá sắn và các biện pháp phòng trừ.

-         Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt biển đảm bảo an toàn sinh học

I.                  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1. BAN KINH TẾ - NGÂN SÁCH, HĐND TỈNH LÀM VIỆC VỚI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

MC: Vừa qua, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về giám sát, khảo sát thẩm tra nội dung các đề án trình tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Lê Quang Chiến, UVBTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Tại buổi làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo các đề án trình Hội đồng ND tỉnh trong phiên họp tháng 12/2021, bao gồm đề án quy định về số lượng và chế độ, chính sách đối với nhân viên Khuyến nông và nhân viên thý y xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022- 2026; đề án phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026 định hướng đến năn 2030; đề án quy định quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; quy định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên đại bàn tỉnh; báo cáo các dự án đề nghị trình chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tại huyện Đakrông và Gio Linh. Sau khi nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã trao đổi, đề nghị các cơ quan giải trình, làm rõ thêm một số nội dung liên quan.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Quang Chiến nhận định: các đề án dự kiến trình tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh sắp tới được Sở NN&PTNT chuẩn bị kỹ lưỡng, nêu rõ sự cần thiết của việc ban hành Nghị quyết và đưa ra các giải pháp thực hiện có tính khả thi cũng như đề xuất các chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp đối với từng đối tượng. Đồng chí đề nghị, Ban Kinh tế - Ngân sách phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện công tác giám sát, lấy thêm ý kiến tham gia của một số ngành và địa phương, nhất là tính toán khả năng tài chính, xác định nguồn lực hỗ trợ. Cùng với đó, tổ chức khảo sát thực tế, đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất, chăn nuôi đã triển khai cũng như một số khó khăn, vướng mắc để có cơ sở khi thuyết minh về nội dung các đề án.

2. HỘI NGHỊ TỔNG KẾT MÔ HÌNH NUÔI CÁ LEO TRONG AO

MC: Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá và nhân rộng mô hình “Nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất”. Đây là đối tượng thủy sản nước ngọt mới có giá trị kinh tế cao được Trung tâm Khuyến nông triển khai trên địa bàn tỉnh.

Mô hình nuôi cá leo thương phẩm trong ao được triển khai trên tổng diện tích 0,2ha mặt nước với 4 ngàn con cá giống, tại xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, mật độ thả 2 con/m2 . Mô hình sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao kèm theo phụ phẩm nông nghiệp cá tạp. Tham gia mô hình các hộ dân được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ 50% chi phí mua con giống và thức ăn.

Kết quả, sau 7 tháng thả nuôi cá leo đạt kích cỡ bình quân 0,9 kg/con, tỉ lệ sống đạt 60%; năng suất đạt gần 11 tấn/ha. Với giá bán 75.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lợi nhuận của mô hình mang lại trên 31 triệu đồng, tương đương 150 đến 160 triệu đồng/ha.

p/v ông Lê Văn Khánh – thôn Thủy Khê, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (cut 00380)

Mô hình nuôi cá leo thương phẩm là nơi các hộ dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm, có thêm hướng đi mới, tạo nên sự đa dạng về đối tượng nuôi để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay, cũng như góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

II.               KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ  

Bệnh khảm lá sắn và các biện pháp phòng trừ

MC: Thưa bà con và các bạn! Bệnh khảm lá sắn do virus Srilanka Cassava Mosaic gây ra, đây là bệnh rất nguy hiểm và khó phòng trừ. Bệnh lan truyền qua môi giới là bọ phấn trắng và qua hom giống lấy từ cây bị bệnh. Để giúp bà con có thên kiến thức để phát hiện và phòng trừu bệnh, trong trang nông nghiệp tuần này chúng tôi xin giới thiệu đến bà con bệnh khảm lá sắn và các biện pháp phòng trừ.

Bệnh khảm lá sắn và các biện pháp phòng trừ (PL)

III.           MÔ HÌNH KINH NGHIỆM

HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI VỊT BIỂN

MC: Với những khả năng nỗi trội của giống vịt biển 15 Đại Xuyên như: tốc độ tăng trọng nhanh, khả năng kháng bệnh cao; có thể nuôi với nhiều hình thức và nhiều địa điểm khác nhau; chất lượng thịt thơm ngon, thịt nạc dày, ít mỡ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng... Năm 2021, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên - Viện chăn nuôi kết hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt biển đảm bảo an toàn sinh học với 5.300 con cho 10 hộ dân trên địa bàn xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Vợ chồng ông Nguyễn Đức Trai thôn Văn Trị, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng là 1 trong 10 hộ ở xã tham gia mô hình. Được hỗ trợ 530 con giống, ggia đình ông tuân thủ tốt mọi hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên đàn vịt của ông lớn nhanh, chỉ sau 2,5 tháng nuôi, trọng lượng vịt hơi bình quân đạt 2,75 kg/con, có con đạt trên 3 kg. Trọng lượng này cũng cho thấy tốc độ tăng trọng của vịt biển nhanh hơn so với con vịt lai bơ của nông dân đang nuôi hiện nay. Gia đình ông xuất bán với giá 110 - 130 ngàn đồng/con. Như vậy, chỉ sau 2,5 tháng nuôi, vợ chồng ông Trai thu về hơn 60 triệu đồng, lãi khoảng 9 triệu đồng. Khả năng chăn nuôi của gia đình ông Trai có thể tăng đàn lên gấp 3- 5 lần/lứa so với nuôi thí điểm.

P/v bà Nguyễn Thị May - thôn Văn Trị, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng

P/v ông Nguyễn Đức Trai - thôn Văn Trị, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng

Giống vịt biển có thể nuôi được trong điều kiện nước lợ, nước mặn, nước ngọt theo nhiều phương thức khác nhau như: nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội, nuôi nhốt trong vườn cây, vườn đồi, nuôi nhốt kết hợp cá - vịt, cá - lúa - vịt, lúa - vịt.

Việc triển khai mô hình nuôi vịt biển tại các xã vùng đồng bằng không chỉ cải thiện điều kiện kinh tế của người dân nơi đây, mà còn giúp phát huy các lợi thế, thế mạnh của từng địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo sinh kế trong thời điểm Covid 19.

P/v ông Trần Lương –Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Hải Lăng, Quảng Trị

Việc đưa giống vịt biển vào chăn nuôi, là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân các địa phương. Thông qua mô hình Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị khuyến cáo người dân trên địa bàn chuyển đổi cơ cấu giống, thay đổi tập quán chăn nuôi vịt góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra, đồng thời tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng nguồn thu nhập cho các hộ dân chăn nuôi vịt. Góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

MC: Cảm ơn bà con và các bạn đã đồng hành cùng Trang nông nghiệp tuần này, hẹn gặp lại bà con và các bạn trong khu giờ này tuần sau!

GTPS: Với những khả năng nỗi trội của giống vịt biển 15 Đại Xuyên như: tốc độ tăng trọng nhanh, khả năng kháng bệnh cao; có thể nuôi với nhiều hình thức và nhiều địa điểm khác nhau; chất lượng thịt thơm ngon, thịt nạc dày, ít mỡ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng... Năm 2021, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên - Viện chăn nuôi kết hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt biển đảm bảo an toàn sinh học với 5.300 con cho 10 hộ dân trên địa bàn xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Trang nông nghiệp được phát sóng vào lúc 21h ngày 16/11 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị, kính mời quý vị và các bạn đón xem!

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 12/11/2021 11:16 Lê Vĩnh Nhiên 12/11/2021 13:44

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà