Phụ nữ và cuộc sống
Danh mục
Phụ nữ và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục phụ nữ và cuộc sống 11/12

MC1: Kính chào QV & các bạn! Chuyên mục phụ nữ và cuộc sống tuần này mời QV & các bạn cùng lắng nghe những ghi nhận về những nỗ lực của tỉnh Quảng Trị trong thực hiện chương trình hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Sau đây là nội dung chi tiết.

Nhạc cắt

Nhìn lại kết quả của chương trình hành động vì bình đẳng giới

MC1: Thưa QV & các bạn! Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực cam kết cùng thế giới thực hiện các nghĩa vụ về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới thông qua ký kết nhiều Hiệp ước và công ước quốc tế về nhân quyền liên quan đến bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, diễn ra từ ngày 15/11 - 15/12 hàng năm trên cả nước là một hoạt động nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với thế giới, từng bước đưa Luật BĐG và các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước vào cuộc sống.

          MC2: Tháng hành động năm nay với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” nhằm tạo nên đợt cao điểm, thu hút sự tham gia của toàn xã hội, thực hiện hiệu quả hơn các chính sách, chương trình về bình đẳng giới, sự phát triển của phụ nữ, đặc biệt là giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, tiến tới bình đẳng giới thực chất.

          Đối với tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, công tác bình đẳng giới ngày càng có những bước chuyển mới. 7 mục tiêu và 30 chỉ tiêu cùng các nhóm giải pháp cụ thể trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và kế hoạch hành động của UBND tỉnh Quảng Trị về công tác bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã được triển khai đồng bộ, có hiệu quả. Vị trí của người phụ nữ từng bước được nâng lên trên nhiều lĩnh vực như tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; giải quyết việc làm, đào tạo nghề, giáo dục, y tế, văn hóa... Chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện để phụ nữ thực hiện các quyền cơ bản và phát huy vai trò của người phụ nữ trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt đối với phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới, hải đảo. Ông Bùi Văn Thảng, PGĐ Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Trị cho biết:

          Băng ghi âm  

MC1: Mặc dù đã có nhiều giải pháp, chương trình hành động cụ thể, sát với tình hình thực tế của mỗi địa phương nhưng nhiên tình trạng bất bình đẳng giới - bạo lực trên cơ sở giới tập trung vào nữ giới và trẻ em vẫn còn diễn ra,đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm cần được quan tâm như mua dâm và mua bán phụ nữ, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái… Hàng năm, tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông có khoảng 200 trường hợp trẻ em DTTS tảo hôn, làm giảm chất lượng giống nòi, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Riêng vtình trạng bạo lực gia đình, năm 2019, toàn tỉnh có 134 vụ bạo lực gia đình, trong đó, tập trung vào bạo lực tinh thần và thân thể, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, chiếm 95%. Trong nhận thức của cộng đồng, bạo lực gia đình vẫn được xem là vấn đề riêng của mỗi gia đình, chỉ đến khi nào mức độ bạo lực quá nghiêm trọng, gây nhiều thương tích thì các cơ quan chức năng mới can thiệp, giải quyết. Bà Hồ Thị Minh, Phó trưởng Ban dân tộc tỉnh Quảng Trị cho biết:

Băng ghi âm

          MC2: Để công tác Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 và những năm tiếp theo đạt được những kết quả tốt hơn, các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân toàn tỉnh đã tập trung vào những chương trình như  triển khai có hiệu quả các hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2021: Tổ chức tuyên truyền về chủ đề, các thông điệp và các hoạt động của Tháng hành động trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan sinh động bằng việc treo pano, áp phich, băng rôn tại các trục đường chính, phát tờ rơi đến các hộ dân, nhà trường, học sinh...; Tổ chức tọa đàm, hội thảo, hội nghị về các nội dung liên quan đến chủ đề của Tháng hành động; tăng cường xây dựng các Quy ước về Phòng chống tảo hôn trẻ em tại các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Huy động các nguồn lực để hỗ trợ nạn nhân bạo lực, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn…, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sỏ giới; quán triệt sâu rộng Luật Bình đẳng giới; Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật trẻ em, chống tỏa hôn và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ thay đổi nhận thức và định kiến về giới, bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và của toàn xã hội. Chị Hồ Thị Sang, thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông chia sẻ:

          Băng ghi âm

          Ông Hồ Văn Chiến, PTC UBND xã Đakrông huyện Đakrông cho biết:

Băng ghi âm

MC1: Để công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới đạt hiệu quả tỉnh Quảng Trị còn ưu tiên bố trí ngân sách, huy động các nguồn lực để thực hiện tốt công tác Trẻ em và Bình đẳng giới; triển khai mạnh mẽ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, dạy nghề,  tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, hạn chế sự phụ thuộc về kinh tế của phụ nữ trong gia đình; huy động sự tham gia của các ngành, các cấp thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, đặc biệt là học sinh nữ, quan tâm chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đặc biệt là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc…Ở mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng ít nhất một địa chỉ tin cậy tại cộng đồng (nhà tạm lánh, cơ sở y tế…) để hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình. Hình thành các câu lạc bộ, các mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em... Ông Bùi Văn Thảng, PGĐ Sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Trị cho biết thêm:

Băng ghi âm

MC2: Một trong những yếu tố quan trong để công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới đạt hiệu quả thì cần có sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương, các tổ chức phi chính phủ trong phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và buôn bán người, xây dựng sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới; nhân rộng các mô hình, dự án phòng chống kết hôn trẻ em... Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng cần cam kết mạnh mẽ hơn nữa trong việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, từ đó giúp người dân có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển xã hội, cộng đồng,  góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Chào cuối

Đón nghe

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, diễn ra từ ngày 15/11 - 15/12 hàng năm trên cả nước là một hoạt động nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với thế giới, từng bước đưa Luật BĐG và các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước vào cuộc sống. Chuyên mục phụ nữ và cuộc sống mời QV & các bạn cùng nhìn lại kết quả của chương trình hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới tại Quảng Trị. Chuyên mục được phát sóng vào 11h thứ 7 ngày 11/12 trên sóng phát thanh của đài PTTH Quảng Trị, mời QV & các bạn đón nghe.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 06/12/2021 11:11 Lê Vĩnh Nhiên 06/12/2021 13:29
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà