Tạp chí Tuổi hoa
Danh mục
Tạp chí tuổi hoa
NỘI DUNG

 

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Khi ba mẹ về già

Ps thứ 7 ngày 11.12.2021

BTV: Mỹ Nhị

Thời lượng: 28p

MC: Mỹ Nhị, Như Hòa và KTV thu âm Vĩnh Lộc xin gửi những lời chào thân thương đến quý vị thính giả đang lắng nghe chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Hiện nay chương trình của chúng tôi đang phát trực tiếp trên tần số 92,5mkz, trang fanpage Đài Phát thanh truyền hình Quảng Trị. Quý vị thính giả có thể truy cập vào trang web quangtritv.vn để nghe lại chương trình. Chủ đề của tuần này là Khi ba mẹ về già

Trước tiên cảm ơn cô đã dành thời gian tham gia đồng hành cùng chương trình.  

NH: Qúy thính giả hãy liên lạc với chương trình qua những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333 595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

MN: Thưa quý vị thính giả, thưa chị Như Hòa. Chúng ta thường nghe câu nói rằng “Một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi được một mẹ”. Có một thực tế đáng buồn trong xã hội hiện nay là khi cha mẹ già yếu, bệnh tật thì các con đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nhưng khi cha mẹ đã mất thì lại giành giật tài sản. Tất nhiên không phải trường hợp nào con cái cũng bỏ bê, không ngó ngàng đến cha mẹ lúc già yếu vẫn có những người con tận tình chăm sóc. Vậy đối với những trường hợp này khi chia thừa kế thì mức nhận có giống nhau hay phải tính đến công sức của người con đã phụng dưỡng, chăm sóc?

NH: “Làm con lấy hiếu làm đầu”, con cái đền đáp công ơn dưỡng dục, phụng bồi cha mẹ khi về già là điều phải làm, nên làm. Nhưng đâu phải ai cũng được cái phước phần đó, tuổi cao sức yếu được tựa nhờ con cháu.

Nhưng còn có một kiểu khiến cha mẹ già tủi thân hơn đó là việc các con đùn đẩy việc phụng dưỡng cha mẹ già như quả bóng. Bảo là ở nhà đứa này vài hôm, nhà đứa khác ít tháng, nhưng cha mẹ già lại cảm thấy không an toàn, bấp bênh, bản thân như không còn nơi để mà về, không đâu là nhà của mình.

MN: Tuần vừa rồi MN nhận được một lá thư với nội dung như thế này chị NH ạ. Bà T.T.N năm nay đã hơn 60 tuổi, mất chồng từ sớm, một mình gồng gánh nuôi đàn con. 6 người con của bà có vẻ rất hiếu thảo, nhưng thật ra, cuộc sống cuối đời bà N không ấm êm, hưởng phước tuổi già như người ta nhìn vào.

Cách đây không lâu, bà N nhất quyết đòi về nhà cũ, ai cũng vào can ngăn. Rõ ràng các con rất hiếu thảo, thay phiên nhau đón mẹ già về chăm sóc, cuộc sống con cháu đầy đàn, viên mãn như vậy còn sinh tật già, đòi về nhà cũ ở một mình. Nhưng trong một lần trò chuyện với bà, người ta mới hiểu ra, không phải bà khó chiều, đòi về nhà cũ ở một mình mà là tình thế bắt buộc bà phải về. Bà N nói rằng mình thấy tủi thân khi luân phiên qua lại nhà các con, cảm thấy bản thân như người thừa, không ai chào đón, đến lúc tiễn bà đi, hối thúc đến nỗi không kịp thu dọn quần áo, mang giày. Bọn trẻ thường xuyên nói bên tai bà về cuộc sống khó khăn không có tiền khiến bà N cảm thấy rất khó chịu, thấy như mình là gánh nặng, sống bám con cháu, bà nghĩ thay vì tức giận như vậy thì có lẽ bà nên quay về quê cũ sống một cuộc sống bình yên, dù ở một mình. Vâng, đó là một phần của nội dung mà bà N đã gửi đến chương trình. Nội dung cụ thể thì chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn ở phần sau của chương trình.

NH: Chắc chắn rằng đằng sau câu chuyện là nỗi niềm, những điều khó nói của bà N. Ba mẹ nào cũng mong muốn khi về già, con cháu sẽ hiếu thảo, vui vầy bên mình. Nhưng cũng có một số gia đình, khi ba mẹ về già lại không được hạnh phúc trọn vẹn.

MN: Với chủ đề của tuần này là “Khi ba mẹ về già”. Hôm nay chúng tôi đã mời đến phòng thu…để cùng quý thính giả chia sẻ những câu chuyện xung quanh vấn đề này quý vị thính giả nhé.

Trước tiên cảm ơn………….đã nhận lời tham gia cùng chương trình.

KMTL: Vâng, chào quý thính giả đang nghe Đài, chào MN cùng Như Hòa.

MN: Khách mời thân mến! Vừa rồi thì chúng ta đã cùng nghe về chủ đề của chương trình là “Khi ba mẹ về già”. Và chúng ta cũng đã nghe nội dung của bà T.T.N. Xin được hỏi khách mời của chương trình ạ? …có suy nghĩ gì về câu chuyện trên.

KMTL:

MN: Vâng, để hiểu nhiều hơn và có những lời khuyên, lời chia sẻ với thính giả T.T.N thì MN xin mời chị NH cùng đọc bức thư mà bà T.T.N gửi đến chương trình. Xin mời chị NH:

Đọc thư:

Tôi xin chào chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Tôi tên là T.T.N, năm nay hơn 60 tuổi, trú tại Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Trước đây tôi là giáo viên, giờ đã về hưu. Chồng tôi bị bệnh mất cách đây không lâu, tôi ở với con trai thứ. Tôi có 6 người con, cũng có công việc để làm tuy không dư giả nhưng cũng không đến nỗi thiếu thốn. Tuy vậy, càng ở với con thì tôi mới nhận ra nhiều điều ở cuộc sống này.

Gia đình đông con, nhiều cháu nhưng lại so bì, tị nạnh, kể công phụng dưỡng, đùn đẩy việc chăm sóc tôi cho nhau. Coi tôi là gánh nặng. Tôi những tưởng đông con, nhiều cháu, tôi sẽ có một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi khi về già, nhưng thực tế lại rất trớ trêu. Các con của tôi tìm nhiều cách, lý do để đùn đẩy trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng tôi. Bất đồng, mâu thuẫn xảy ra khiến anh em mất đoàn kết, tình thân rạn nứt. Chăm sóc mẹ hơn thua vài ngày cũng khiến các con của tôi tị nạnh nhau. Thực sự tôi rất buồn. Buồn vì không nói được với các con. Các con hơn thua nhau việc chăm sóc tôi. Nhiều lúc thấy bản thân mình không giúp gì được cho con cháu mà trở thành gánh nặng của các con. Tôi giờ càng ngày càng yếu do di chứng để lại, lúc nhớ, lúc quên, mỗi khi trở trời lại ốm đau liên miên. Con cái thường xuyên than vãn, kể lể chăm sóc mẹ vất vả, mệt mỏi. Chứng kiến cảnh anh em chia bè phái để nhắm tới lợi ích riêng, đùn đẩy trách nhiệm nuôi mẹ người ngoài không khỏi lắc đầu ngán ngẩm. 

Mới đây, con trai đi làm về, mẹ cũng không biết vô tình hay cố ý nhưng con lại nạt con gái của con. Những lời con nói ra mẹ mới thấm thía, nuốt nước mắt vào trong. Giờ mẹ chưa đến nỗi không kiểm soát được tay chân mà con đã đối xử với mẹ hắt hủi, liệu đến khi mẹ ăn vung vãi ra thì con sẽ như thế nào? Con có lúc nào nghĩ rằng, ngày nhỏ, con cũng cố gắng lắm để ăn không rơi, để bưng bát không run. Giờ mẹ cũng vậy con ạ. Mẹ già đi được ví như đứa trẻ con. Tay chân vụng về. Con tức giận nên nói sẽ ra ở riêng, ai thích ở thì về nhà ở chứ con không cần lấy nhà cửa. Có phải con muốn đỡ gánh nặng vì chăm sóc mẹ.

Mới đây, tôi tức ngực, khó thở, con dâu chở đi khám trong bộ dạng không mấy vui vẻ. “Bà toàn uống thuốc linh tinh, hơi chút là kêu, đòi đi khám, mua thuốc...', con dâu vừa quát vừa kéo mẹ vào phòng khám. Lúc đó mẹ chỉ muốn về. Mẹ nghĩ không biết mẹ ăn ở thế nào để các con đối xử với mẹ như ri. Khi mẹ đau, đứa nào cũng bận việc, đứa nào cũng kêu. Nhưng các con ơi, trước khi chúng con lớn bằng chừng này thì ba mẹ cũng gắng hết sức lo thuốc men cho đứa này, chạy vạy cho đứa kia ăn học.

Các con nếu có nghe được những lời này của mẹ thì mẹ mong các con suy nghĩ lại. Mẹ cũng không sống được bao lâu, mẹ cũng không đòi hỏi đứa nào phải chăm sóc mẹ. Mẹ chỉ mong trời thương, nằm xuống nhắm mắt một lúc là đi ngay. Bởi mẹ đã tận mắt nhìn thấy nhiều cảnh đau lòng xảy ra khi con cái chăm sóc cha mẹ già. Nghĩ đi nghĩ lại, con cái ai cũng tốt và có hiếu với cha mẹ, nhưng khi bố mẹ trở thành gánh nặng hàng ngày hoặc nhiều ngày thì tình cảm sẽ mai một dần đến mức không còn thấy thương yêu nữa, chỉ còn chịu đựng, khổ sở, nhất là con rể hoặc con dâu và cháu, những người không trực hệ, không được ông bà trực tiếp đẻ ra. Cuối cùng, khi già đi, mất đi, mẹ muốn chẳng nợ nần gì nhau trong cuộc đời này, chỉ cần được an yên. Chỉ hi vọng các con gắn bó, đoàn kết với nhau.

NH: Vừa rồi NH đã xong bức thư của bà T.T.N. Thực sự rất là đau lòng thưa quý vị thính giả. "Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày." NH hi vọng rằng, các con của bà N sẽ nghe được và sẽ quan tâm, chăm sóc mẹ mình như ba mẹ đã từng chăm sóc chúng ta. Bởi ai còn mẹ thì xin đừng làm mẹ khóc.

Nhạc cắt

1.     MN: Vâng, MN nghĩ rằng đó là một trong số những câu chuyện mà chúng ta gặp phải ở một số gia đình. Thưa KM của chương trình, khi nghe toàn bộ bức thư của bà N thì …có suy nghĩ như thế nào?

          KMTL:

Trước khi trò chuyện nhiều hơn với …thì mời quý thính giả, khách mời chương trình cùng nghe một số đoạn băng mà chúng tôi ghi lại được khi hỏi thính giả nghĩ gì về việc chăm sóc bố mẹ khi về già.

 

Phát 3 băng

 

2.     Vâng, vừa rồi thì những đoạn băng mà thính giả đã chia sẻ. Quay trở lại với chương trình, đối với trường hợp của bà N thì anh có chia sẻ gì?

 

TL:

3.     Hiện nay thì theo như …thấy có nhiều không và nguyên nhân xuất phát từ đâu?

TL:

4.     Từ thực tế đó thì chúng ta nên có hướng giải quyết như thế nào cho phù hợp?

TL:

5.    

Cảm ơn

 

NH: Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người là tình cảm gia đình. Chính vì thế, mỗi người con cần phải có trách nhiệm với cha mẹ mình.

Trách nhiệm của con cái với cha mẹ là ý thức của con người về những việc, những hành động mình cần phải làm và được người khác kì vọng, mà trong bài viết này chính là trách nhiệm với cha mẹ, bao gồm sự yêu thương, chăm sóc và lòng biết ơn. Cha mẹ là người đã sinh ra ta, cho ta sinh mạng, mẹ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, nhan sắc, chịu bao cực khổ để nuôi nấng ta thành người. Cha đã hi sinh cả cuộc đời, làm lụng vất vả để cho ta một cuộc sống đầy đủ vật chất. Tuy chịu nhiều vất vả nhưng cha mẹ chưa bao giờ ca thán lấy nửa lời. Không chỉ sinh ra ta, nuôi lớn ta thành người, mà chính cha mẹ là người cho ta một cuộc đời tốt đẹp, bao dung ta hết lần này đến lần khác. Cho dù cả thế giới có bỏ rơi bạn nhưng cha mẹ thì không bao giờ. Cha mẹ là người duy nhất hy sinh tất cả vì chúng ta, ước muốn duy nhất của họ là cho chúng ta một cuộc đời tốt đẹp (lấy ví dụ nhân vật Lão Hạc). Cha mẹ là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục chúng ta thành người, cho chúng ý thức về thế giới, nâng bước ta vào đời.

 

MN: Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, chúng ta có trách nhiệm khiến cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, không phải phiền lòng. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để khiến cha mẹ yên tâm, có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng. Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, nếu cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc, đưa đi thăm khám không quản nắng mưa. Khi cha mẹ đã già yếu, đầu óc không minh mẫn thì ta lại càng phải ân cần hơn nữa, không được làm cha mẹ cảm thấy bản thân là gánh nặng của con cái, phải dốc hết lòng yêu thương, chăm sóc. Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự cho thật chu đáo, tỏ rõ tấm lòng đau xót, tiếc thương, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương, đối xử tốt với cha mẹ để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

 

 

 

 

 

 






 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 08/12/2021 21:06 Lê Vĩnh Nhiên 09/12/2021 15:51

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà