Tạp CHÍ VĂN HÓA QUẢNG TRỊ - THÁNG 12
Danh mục
Văn hóa và đời sống
NỘI DUNG

TẠP CHÍ VĂN HÓA QUẢNG TRỊ - THÁNG 12

Lời giới thiệu :  Văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ta suốt thời gian qua,  với mục tiêu từ năm 2010 hàng năm chi ít nhất 1,8% trong tổng chi ngân sách cho phát triển văn hóa. Quảng Trị là một địa phương còn gặp nhiều khó khăn, việc bố trí ngân sách cho các hoạt động văn hóa mặc dù còn khiên tốn nhưng bước đầu cũng tạo được những dấu ấn đáng kể. Tạp chí văn hóa Quảng Trị  phát sóng lúc 18h35 ngày thứ 4, 15/12  ghi nhận công tác đầu tư phát triển văn hóa ở Gio Linh. Kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

MC: Kính chào quý vị và các bạn, cảm ơn quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình Tạp chí Văn hóa Quảng Trị của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay xin được chuyển đến quý vị và các bạn những tin tức đáng chú ý sau :

- Sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “ Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”

- Đầu tư cho phát triển văn hóa nhìn từ huyện Gio Linh

- Kỷ niệm Ngày TL QĐND VN mời quý vị và các bạn đến với câu chuyện Kỷ vật người lính qua mục Lời quá khứ

- Phần cuối là Tạp chí Cửa việt số 327 với nhiều ND hấp dẫn. Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình

MC:

Toàn cảnh văn hóa

Tin 1 : Biễu diễn nghệ thuật chào mừng Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất

Thưa quý vị và các bạn, Vừa qua, Tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet (Lào) Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất đã diễn ra thành công tốt đẹp. Chào mừng sự kiện trọng đại này một chương trình biễu diễn nghệ thuật đặc sắc của các nghệ sỹ đã được tổ chức và tạo được dấu ấn sâu sắc với đại biểu 2 nước.

 

Góp phần làm nên những sắc màu văn hóa sôi động và đậm đà bản sắc các dân tộc Việt Nam và Lào tại sự kiện Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất anh chị em nghệ sỹ của Đoàn Nghệ thuật truyền thống Quảng Trị đã nổ lực tập luyện cũng như giàn dựng nhiều tiết mục biểu diễn đặc sắc, ấn tượng. Các bài ca, điệu múa đều mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, ca ngợi quê hương, đất nước, con người cũng như tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.

Tin 2: Ấn tượng đường hoa dã quỳ ở vùng biên giới

MC: Mặc dù ảnh hưởng lớn của dịch cô vid 19 nhưng thời gian qua nhiều hoạt động văn hóa xã hội khá sôi nổi đã diễn ra trên địa bàn tỉnh, thu hút được đông đảo người dân quan tâm.

Có thể kể đến hoạt động Hiện thực hóa con đường hoa dã quỳ đầu tiên ở biên giới Lìa. Từ những khóm hoa dã quỳ do người dân tự trồng đang phát triển tốt và cho hoa đẹp tại các địa phương ở xã Lìa (Hướng Hóa, Quảng Trị), Quỹ Phát triển những con đường hoa tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trường TH&THCS A Xing đã phát động xuống giống, trồng đường hoa dã quỳ A Xing. Đây là con đường hoa dã quỳ đầu tiên ở biên giới Lìa với hi vọng sẽ góp phần phát triển du lịch cộng đồng, thu hút du khách đến khám phá vùng đất này.

Anh Lê Tú quay

Lấy một số hình ảnh tin Tối 12/12

- Hình trong chuyên mục Đất và người Quảng Trị (6,13/12 )

Tin 3: Cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật (VHNT) với chủ đề “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

MC: Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5 (1972 – 2022), UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật (VHNT) với chủ đề “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Cuộc thi nhằm lựa chọn những tác phẩm VHNT có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về mảnh đất, con người Quảng Trị giàu truyền thống văn hóa, mang bản sắc riêng, có truyền thống cách mạng, kiên cường trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong lao động, học tập; tác phẩm phản ánh đầy đủ, nổi bật thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Trị nỗ lực cao độ khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng đổi mới, hội nhập, vươn lên mạnh mẽ xây dựng quê hương giàu đẹp.

Đối tượng tham gia cuộc thi gồm hội viên các chuyên ngành VHNT trung ương và địa phương trong cả nước; mọi công dân trong và ngoài tỉnh Quảng Trị có khả năng sáng tác VHNT. Các tác phẩm dự thi đã xuất bản, công bố từ ngày 1/5/1972 đến hạn cuối nộp tác phẩm ngày 28/2/2022.

Dự kiến từ 16/4 – 1/5/2022 tổ chức tổng kết, trao giải.

http://vhntquangtri.vn/

http://quangtritv.vn/tin-tuc-n23887/to-chuc-cuoc-thi-sang-tac-tac-pham-van-hoc-nghe-thuat-voi-chu-de-quang-tri--50-nam-xay-dung-doi-moi-va-phat-trien.html

Tin 4: Cuộc thi ảnh “ Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị xứng danh Bộ đội cụ Hồ”

MC: Hướng tới Kỷ niệm 75 năm ngày toàn quốc kháng chiến, 77 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, 32 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tổ chức Cuộc thi ảnh “ Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị xứng danh Bộ đội cụ Hồ” . Sau một thời gian phát động cuộc thi đã nhận được sự tham gia hưởng ứng rất sôi nổi từ các cá nhân, đơn vị.

 

Với chủ đề “ Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Trị xứng danh Bộ đội cụ Hồ” cuộc thi ảnh nhằm lan tảo những hình ảnh đẹp của cán bộ, chiến sỹ, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên trong các hoạt động thực hiện nhiệm vụ quân sự, quân phòng như huấn luyện, sẳn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai dịch bệnh, công tác dân vận, chính sách …qua đó đẩy mạnh tuyên truyền , tô thắm hình ảnh “ Bộ đội cụ Hồ” trong lòng nhân dân. Với hình thức đổi mới trong cách tổ chức, đưa cuộc thi ảnh trên mạng xã hội tạo sự tương tác, bình luân và chia sẻ từ cộng đồng mạng góp phần đưa hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ gần gủi và sống động hơn trong cuộc sống đến với giới trẻ.

 

Hình ảnh : Facebook Nhịp bước quân hành

Câu chuyện văn hóa

Đầu tư cho phát triển văn hóa nhìn từ huyện Gio Linh

MC: Thưa quý vị và các bạn, Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tổ chức vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh : Văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ta suốt thời gian qua, với mục tiêu từ năm 2010 hàng năm chi ít nhất 1,8% trong tổng chi ngân sách cho phát triển văn hóa. Quảng Trị là một địa phương còn gặp nhiều khó khăn, việc bố trí ngân sách cho các hoạt động văn hóa mặc dù còn khiên tốn nhưng bước đầu cũng tạo được những dấu ấn đáng kể. Mục câu chuyện văn hóa hôm nay, ghi nhận công tác đầu tư phát triển văn hóa ở Gio Linh. Kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

 

Xác định đầu tư phát triển văn hóa du lịch mà một trong những định hướng phát triển quan trọng của địa phương, trong giai đoạn từ năm 2015 -2020, mỗi năm huyện Gio Linh đã bố trí ngân sách cụ thể cho các hạng mục phát triển, bảo tồn văn hóa trên địa bàn. Cụ thể từ năm 2019 tại xã Gio An, huyện Gio Linh đã triển khai chương trình hỗ trợ bảo tồn hệ thống Giếng cổ Gio An, đầu tư hỗ trợ các chương trình phát triển văn hóa cộng đồng. Việc đầu tư không chỉ đặt trọng tâm vào các dự án lớn, hạn chế sự dàn trải mà còn xác định huy động nguồn lực từ trong dân cùng thực hiện.

PV : Ông : Võ Đăng Lập

Thôn An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh

Song song với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia phát triển văn hóa du lịch cộng đồng, các công trình, dự án mang tính đồng bộ, tạo điểm nhấn cũng được Gio Linh quan tâm đầu tư. Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covdi 19 đến các lĩnh vực đời sống của người dân khá nặng nề, song xác định đầu tư phát triển du lịch văn hóa bền vững là động lực quan trọng để phát triển, năm 2021 tại xã Gio An các công trình điểm tiếp tục được huyện Gio Linh đầu tư xây dựng như Công trình Bãi đỗ xe, đường kết nối hệ thống giới cổ Gio An trị giá 4,9 tỷ. khi hoàn thành công trình sẽ tạo điểm nhấn văn hóa du lịch cộng đồng hấp dẫn của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Song

Chủ tịch UBND xã Gio An

Đầu tư phát triển văn hóa du lịch trên địa bàn đã huyện Gio Linh cụ thể hóa bằng những giải pháp cụ thể như huy động nguồn lực xã hội hóa cùng với ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo chống xuống cấp di tích; phân công trách nhiệm cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị liên quan đảm nhiệm việc chăm sóc, bảo vệ di tích, gắn với các hoạt động giáo dục truyền thống tại địa phương; gắn việc đầu tư phát triển văn hóa với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

PV Dương Đức Hạnh, PCT UBND huyện Gio Linh

Những kết quả đầu tư phát triển du lịch văn hóa từ Gio Linh thực sự rất đáng phấn khởi. Không chỉ góp phần tạo động lực để địa phương thúc đẩy các mục tiêu phát triển, mà hơn hết, đầu tư phát triển văn hóa hiệu quả làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng; góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân về mọi mặt, đồng thời thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững hơn.

 

Nhạc lời quá khứ - Kỷ vật của người lính

MC: Thưa quý vị và các bạn, Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng của một thời hoa lửa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính đã từng vào sinh ra tử. Hành trang trở về của họ còn mang theo những kỷ vật thiêng liêng gắn với những hồi ức không thể quên. Nhìn kỷ vật lưu giữ, những người lính lại nhớ về những ngày tháng lịch sử, nhớ về đồng đội, nhớ về một thời hoa lửa, hào hùng. Trong chuyên mục Lời quá khứ hôm nay, kính mời quý vị và các bạn cùng các CCB Đông Hà đến thăm lại những kỷ vật tại Bảo tàng Quảng Trị, để một lần nữa lắng nghe những câu chuyện từ quá khứ.

Âm nhạc – cùng những kỷ vật người lính …30 giây

 

Là người lính từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử từ những năm 1974, 1975, ông Đinh Thanh Niên nguyên là Chiến sỹ của Binh đoàn 18 thông tin, Sư đoàn 968 hiện ở Phường 3, thành phố Đông Hà trở về với cuộc sống đời thường nhiều năm qua, nhưng mỗi khi có dịp ông lại cùng đồng đội của mình đến với Bảo tàng Quảng Trị để tìm lại những ký ức của những năm tháng hào hùng thời đánh giặc cứu nước. Ký ức đó là những trận đánh vào sinh ra tử, là tình cảm của đồng bào miền Nam và có cả những kỷ vật thời chiến mà ông không thể nào quên.

 

Phỏng vấn : Ông Đinh Thanh Niên

CCB Phường 3, thành phố Đông Hà, Quảng Trị

( PV lần 1 - ý 1).

Chiếc đàn Măng đô luynh, chiếc ghi đông của những người lính như ông Đinh Thanh Niên là hai trong số hàng nghìn kỷ vật được lưu giữ ở Bảo tàng Quảng Trị và trong mỗi gia đình người lính. Mỗi kỷ vật là câu chuyện dài, mang theo một thời quá khứ hào hùng của cả dân tộc đã trải qua trong hai cuộc kháng chiến. Là cầu nối với thế hệ tương lai, để nhắc nhở họ về trách nhiệm với cuộc sống hôm nay. Vì lẽ đó, dẫu cho bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, nhưng giá trị ý nghĩa to lớn của kỷ vật người lính cụ Hồ vẫn luôn sống mãi và lan nhiều giá trị tốt đẹp.

 

Ông Nguyễn Văn Hiền

Chủ tịch Hội CCB Phường 3, thành phố Đông Hà

Kỷ vật người lính mang trong mình những hình ảnh sống động về phẩm chất anh hùng của một thế hệ người Việt Nam; là minh chứng cho sức mạnh của tinh thần, lý tưởng, niềm tin trong một chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc. khơi gợi những xúc cảm tự hào, trân trọng của thế hệ trẻ, làm hành trang vững bước trên con đường chinh phục thử thách xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

 

MC: Thưa quý vị và các bạn, Với chuyên đề về nông thôn mới và khát vọng vươn lên – Ấn phẩm cuối cùng của năm 2021, tạp chí Cửa Việt số 327 phản ánh những khởi sắc từ chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng với những trang viết chân thực và sống động. Kính mời quý vị và các bạn đón đọc.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 14/12/2021 16:52
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà