Dọc đường VN 31/12
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 31/12 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, có nội dung chính mang tên "Phê bình văn học với bảo vệ môi trường" và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 31/12 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 4/1 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct là bài viết về phê bình văn học với bảo vệ môi trường của Xuân Dũng, chúng ta cùng nghe. -Phần cuối ct, chúng ta cùng đến với một bài hát về mùa xuân qua cảm nhận đôi điều của Xuân Nguyên, chúng ta cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường VN, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của... thân ái chào tạm biệt.

        PHÊ BÌNH VĂN HỌC VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

                                                                                                    ( Xuân Dũng)

 

 

  Mới đây có một tác phẩm nghiên cứu phê bình văn chương không gây ồn ào nhưng lại được dư luận chú ý và được tái bản, và điều này cũng có thể xem như  một hiện tượng xuất bản trong lĩnh vực vốn được coi nặng tính hàn lâm và thường khô khan, khó hiểu. Đó là cuốn “Rừng khô, suối cạn, biển độc … và văn chương”, phê bình sinh thái của giảng viên ĐHSP Huế, Ts Nguyễn Thị Tịnh Thy, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội).

  Một điều lạ là tên gọi của nó nghe qua lại quá ư báo chí nhưng tựu trung  vẫn là thời sự văn chương, hay ít ra cũng nhắc nhở về một thời sự mà văn chương nước ta cần hướng đến.

      Khi vận dung lý thuyết phê bình sinh thái, tác giả đã chỉ ra những đóng góp quan trọng của nhà văn Trần Duy Phiên quê Quảng Trị, người sống nhiều năm ở Tây Nguyên, qua tác phẩm của ông. Bộ ba truyện ngắn vừa độc lập vừa liên hoàn trong tính tương đồng của “Mối và người”, “Kiến và người” và “Nhện và người” của ông đều có chung một motif con người đối nghịch với thiên nhiên. Nhân vật chính chỉ muốn thống trị thiên nhiên, muốn ăn thua đủ với với cả những con vật bé nhỏ như mối, kiến và nhện theo một quan niệm thiên lệch ăn sâu vào xương tủy của người phương Đông : “Con người là chúa tể của muôn loài”. Thay vì sống hòa thuận với tự nhiên, nương tựa vào tự nhiên thì trái lại, họ chỉ muốn chế ngự, chà đạp bằng mọi giá. Rốt cuộc, những nhân vật được cho là có khả năng, tài trí đã thất bại trước những sinh vật nhỏ nhoi nhất. Những kết thúc dù bi  kịch hay hài kịch đều cho thấy sự cần thay đổi quan niệm sống của những con người này, ở đây là với thế giới tự nhiên.

    Theo nhà phê bình thì những biện pháp nghệ thuật từ chuyện đặt tên tác phẩm theo mệnh đề “A và B” tạo quan hệ đẳng lập, hơn thế, việc để các con vật được đặt ở trước trong nhan đề truyện ngắn còn có mục đích đề cao vai trò tự nhiên; rồi bút pháp “đòn bẩy” lúc đầu tán dương sau “hạ bệ” vị trí những nhân vật chính vốn không chịu thua mọi thứ, kể cả với côn trùng; giọng tự sự đa thanh, đối thoại đã đạt đến tầm diễn ngôn của tư tưởng sinh thái là những điểm đặc sắc của các truyện ngắn này.

    Tiểu kết sau là một nhận định rất thẳng thắn và thời sự cần được  lưu tâm đúng mức: “Với Kiến và người, Mối và người , Nhện và người, nhà văn Trần Duy Phiên đã mang đến cho người đọc những tác phẩm văn chương đích thực. Trong bối cảnh văn học nước ta gần như đang bàng quan trước những tổn thất do thiên tai, những hành động tàn phá môi trường mà cả dân tộc và nhân loại đang phải đối mặt và gánh chịu, những tác phẩm trên của Trần Duy Phiên thật cần thiết và có ý nghĩa. Chúng đáp ứng được tính tất yếu và tính cấp thiết, đáp ứng yêu cầu thời đại, cảm thức thời đại, thể hiện sự gắn bó thiết thực đời sống văn chương với đời sống xã hội, phát huy trách nhiệm của nhà văn trong việc bảo vệ môi trường và ngăn chặn nguy cơ sinh thái”.

   Nhà báo Lê Phi Tân, một người xứ Huế có nhận xét ngắn gọn (băng)

      Trong điều kiện văn học đương đại Việt Nam vẫn còn thiếu vắng các sáng tác văn học sinh thái cũng như thưa thớt và chưa có hệ thống  nghiên cứu lý luận phê bình về dòng văn học này thì cuốn sách của tác giả Tịnh Thy  trong chừng mực nhất định cũng xứng đáng được coi là một cơn mưa đúng lúc  (“cập thời vũ”), góp phần kích hoạt sáng tạo trong văn học sinh thái; công trình này là một cuốn cách công cụ kịp thời, dễ đọc và đáng đọc về sinh thái và văn học sinh thái. 

                                                                                  (Xuân Dũng)

 

   Trong những ca khúc ngọt ngào về mùa xuân và tình yêu thì "Tình ca mùa xuân" của Trần Hoàn phổ thơ Nguyễn Loan là một bài hát trong trẻo, ngọt ngào, tràn đầy sức sống, được công chúng yêu thích.

   Mở đầu ca khúc là những ngôn từ mời gọi khi mùa xuân náo nức:

   Em ơi em, mùa xuân đã về trên cành lá,

    tiếng chim kêu ngọt quá cho trời xanh xanh thẳm.
      Mùi hương nào rất quen nghe như làn môi ấm,

       nghe như từ sâu thẳm đất của mình sinh sôi.

   Từ một bài thơ 5 chữ, ngôn từ gãy gọn nhưng vẫn giàu chất thơ, gợi cảm làm nền cho âm nhạc chắp cánh trong cảm hứng lạc quan dù lúc ấy nước nhà thống nhất chưa lâu, khó khăn đẫy rẫy,

   Trong ánh mắt em cười có màu xanh khoai sắn,

 Trong bàn tay xinh xắn có hình dòng kênh xanh.
Mùa xuân về em ơi, cơn mưa đầu mát lạ.
Mùa xuân về em ơi, nắng mới đã bay về.

   Có hình ảnh đôi lứa yêu nhau, một tình yêu rạng ngời trong lao động, thấm đẫm những giọt mồ hôi cần lao, vất vả nhưng vẫn yêu đời, hết lòng vì cuộc sống, với hy vọng tràn trề vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Điệp khúc vang lên tha thiết một tình yêu không chỉ là đôi lứa.

   Và chúng mình yêu nhau bắt đầu từ độ ấy,

em đi vào xưởng máy khi trời còn hơi sương.
Và anh lại ra đi

 vui như ngày hội, mùa xuân biên giới

 súng anh gác trời xa.

   Mùa xuân hiện diện trong cảm xúc cùng với âm thanh chim hót, hoa nở, cả mùi hương thân quen, cả màu nắng mới...rồi những ngày lao động giản dị với sắn khoai, với cánh đồng đang chờ nước về từ những kênh mương thủy lợi, một ngày xuân của thời hòa bình, của những tháng ngày bao cấp như những kỷ niệm khó quên cứ dội về từ âm thanh ký ức. Có cả hình ảnh súng anh gác trời xa khi biên giới vẫn chưa yên, giặc còn lăm le xâm chiếm. Bài hát trở lại với ca từ:

   Nghe không em mùa xuân về cùng tin chiến thắng,
xóm vui trong màu nắng như gọi đồng chín vàng 
Ngày anh đi cách xa nguôi sao được nỗi nhớ, 
thương nhau dù cách trở giữ trọn lời tin nhau 

Trên chiến tuyến xa vời có bàn tay anh chắc, 
nơi hâ%3ḅu phương xa lắc vững vàng bàn tay em
Mùa xuân rồi qua đi, cơn mưa hè hối hả 
Tình ta càng sâu thêm, như những tháng năm nào

   "Tình ca mùa xuân" một bài hát ngọt ngào và khỏe khoắn về tình yêu lứa đôi gắn liền với tình yêu quê hương đất nước, lao động đi liền với sẵn sàng chiến đấu. Đây chính là lịch sử tâm hồn, là giai điệu âm vang từ một thời chưa hẳn đã xa xôi.

   Và đó là một trong những bài hát có sức ngân vang, một trong những bài ca vẫn đi cùng năm tháng, dù chắc hẳn bây giờ đã khác những ngày xưa...

   (cuối bài là một đoạn ca khúc "Tình ca mùa xuân")   

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 24/12/2021 05:51 Lê Vĩnh Nhiên 24/12/2021 14:10
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà