CT Phát thanh trực tiếp
Danh mục
Chương trình phát thanh trực tiếp
NỘI DUNG

 

CHƯƠNG TRÌNH PTTT NGÀY 5.01.2022

Chủ đề: HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ FO – NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

Thời lượng: 30 phút

Dẫn : Kính chào quí thính giả đang theo dõi CT PTTT trên sóng PT của Đài PTTH Quảng Trị, chương trình cũng đang được liketream trên trang fanfage Đài PTTH QT. Chủ đề của CT hôm nay là ‘ Hỗ trợ điều trị FO – Những vấn đề cần quan tâm”

Chúng tôi đã mời khách mời là BS Trương Huyền Trường- GĐ Bệnh viện Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi tỉnh để tham gia CT hôm nay.

SĐT của CT 02333 595399 để quí thính giả gọi điện tương tác cùng CT.

Thưa qúi thính giả nghe Đài! Với số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao trên cả nước, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trở nên quá tải, nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai phương án quản lý, điều trị tại nhà đối với những trường hợp bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Còn đối với tỉnh Quảng Trị thì như thế nào? Quá trình điều trị cho bệnh nhân Covid 19 hiện tại và những khó khăn, đề xuất từ các địa phương ra sao, mời quí thính giả cùng lắng nghe với những chia sẽ từ khách mời của CT hôm nay.

Nhạc cắt.

Dẫn: Trước hết xin cảm ơn BS Trương Huyền Trường- GĐ Bệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi tỉnh đã tham gia chương trình hôm nay của chúng tôi.

Bác sỹ Trường chào thính giả nghe Đài.

Thưa BS, hiện nay số ca nhiễm vovid 19 trên địa bàn tỉnh đang tăng lên, có ngày hơn 150 ca bệnh, và nâng tổng số ca nhiễm cho đến thời điểm này là........

Còn đối với Bệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi thì số ca điều trị hiện nay là như thế nào? ( số ca đã tiếp nhận, điều trị khỏi, đang điều trị, diễn biến nặng....)

Bác sỹ Trường trả lời.

Dẫn: Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân mắc Covid 19 thì những vấn đề gì cần lưu ý đối với người bệnh cũng như Bác sỹ?

BS Trường trả lời.

Dẫn: Hiện nay nhiều huyện, thị xã, TP cũng đã thực hiện điều trị cho bệnh nhân Covid 19, theo BS thì thực tế thời gian qua, khó khăn cho các đơn vị ở đây là gì?

BS Trường trả lời.

Dẫn: Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời BS Trương Huyền Trường và quí thính giả cùng nghe 1 PS ngắn sau đây.

Dẫn: Phóng sự chèn về vùng dịch ở Gio Linh và Đông Hà.

Xã Linh Trường đang ở cấp độ dịch 4 - vùng đỏ. Để khống chế ổ dịch ở xã Linh Trường, lực lượng chức năng huyện Gio Linh đã thành lập chốt kiểm soát y tế; lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân; lập hai khu cách ly tập trung ngay tại xã có khả năng tiếp nhận 300 người; phong tỏa các hộ có người mắc bệnh cùng 2 thôn Khe Me và Sông Ngân với trên 450 người. Trạm Y tế cũ của xã Linh Trường được trưng dụng để làm nơi chăm sóc điều trị F0 với quy mô 30 giường. 

Trong khi đó, ổ dịch ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Gio Linh cũng đã ghi nhận 20 trường hợp mắc COVID-19. Đáng chú các trường hợp mắc ở ổ dịch này có yếu tố dịch tễ liên quan đến nhiều người ở nhiều xã trên địa bàn huyện.

Lực lượng chức năng đã phong tỏa Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Gio Linh để tập trung phòng, chống dịch; cách ly tại chỗ đối với những trường hợp F1; nhanh chóng xét nghiệm SARS-CoV-2 để kịp thời phát hiện trường hợp mắc COVID-19 đưa đi cách ly điều trị. Đơn vị chức năng thiết lập cơ sở điều trị tại Cơ sở 2 của Trung tâm Y tế huyện Gio Linh với quy mô 100 giường, để làm khu điều trị F0 cho Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Gio Linh và các trường hợp mắc bệnh trên địa bàn.

Tại TP Đông Hà, tình hình dịch bệnh cũng diễn biến khá phức tạp với số ca mắc là........ tập trung ở chợ ĐH với số ca.....đây là một trong những thách thức trong quá trình điều trị ca FO tại các địa phương.

Nhạc cắt.

Dẫn: Xung quanh nội dung này, PV Nguyên Bảo sẽ có kết nối với Trung tâm y tế huyện Gio Linh về vấn đề truy vết và điều trị bệnh nhân Covid 19 trên địa bàn và một Bác sỹ BV tỉnh chuyên điều trị cho bệnh nhân Covid 19.

Nội dung TTYT: - Thông tin về số ca bệnh., quá trình điều trị thực hiện như thế nào?

-         Thuận lợi, khó khăn? Diễn biến các ca bệnh như thế nào?

-         Có nên cho các trường hợp FO nhẹ điều trị tại nhà hay không?

-         Đề xuất gì trong quá trình điều trị cho bệnh nhân?

Bác sỹ: Đối với việc trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid 19 thì những khó khăn là gì? Những bệnh nhân có diễn biến bệnh nặng sẽ được hỗ trợ điều trị ra sao?

Nếu như thực hiện điều trị FO tại nhà thì BS có suy nghĩ như thế nào?

Cảm ơn Nguyên Bảo.

Dẫn: Trở lại với cuộc trao đổi với BS Trương Huyền Trường, vừa rồi là một số ý kiến từ Trung tâm y tế huyện Gio Linh và Bác sỹ trực tiếp điều trị, BS có ý kiến như thế nào về thực tế này?

BS Trường trả lời.

Dẫn: Nhiều tỉnh, TP đã thực hiện điều trị cho bệnh nhân FO tại nhà tùy vào tỉnh hình sức khỏe và các chỉ số, vậy theo BS thì liệu tỉnh ta có thực hiện được không ạ?

BS Trường trả lời.

Dẫn: Tỉnh ta cũng đang từng bước cách ly F1 tại nhà  và điều trị FO tại nhà ở nhiều tỉnh TP trên cả nước cũng  được coi là giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả người nhiễm COVID-19. Việc điều trị F0 tại nhà, nơi cư trú đang là mô hình điều trị phù hợp trong trạng thái bình thường mới, không chỉ góp phần làm giảm áp lực cho các cơ sở điều trị COVID-19, mà còn tạo thuận lợi và tâm lý thoải mái, lạc quan cho người bệnh.

 

Sau đây là một số thông điệp dành cho thính giả nghe Đài về Covid 19.

 

PTV đọc lồng nhạc:

Các triệu chứng ban đầu có thể gặp phải

  • Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau cơ.
  • Đau họng, chảy nước mũi, đau đầu, nôn, tiêu chảy.
  • Rối loạn khứu giác, tê lưỡi.

Khi bị sốt không nên nằm lâu một tư thế, có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.

Sử dụng thuốc hạ sốt cách nhau 4-6 giờ tuỳ loại, thuốc hạ sốt có hiệu quả sau 1 giờ nên tránh nôn nóng mà uống quá liều lượng, có thể ảnh hưởng tới gan.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh. Tất cả các loại thuốc kê đơn phải do bác sĩ chỉ định.

Chế độ ăn uống;

  • Uống nhiều nước ấm, uống oresol bù nước.
  • Bổ sung tỏi, sả... vào thực đơn mỗi ngày.
  • Ăn đồ nhẹ, dễ tiêu, bổ sung trái cây, vitamin C.
  • Ăn đầy đủ, không bỏ bữa nhưng cũng không nên ăn quá nhiều.

Tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, đi lại nhiều, hít thở sâu, đều.

 

Nhạc cắt.

Dẫn: Trở lại với khách mời hôm nay là BS Trương Huyền Trường- GĐ BV Chuyên khoa Lao và Bệnh phồi tỉnh. Thưa BS, Trước thực tế số lượng bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà ở nhiều tỉnh, thành lên đến hàng nghìn, nhiều nhóm bác sĩ đã liên kết thành lập các nhóm tư vấn qua Facebook, BS suy nghĩ như thế nào nếu chúng ta cũng thực hiện mô hình này?

BS Trường trả lời.

Dẫn: Có lẽ nội dung mà người bị FO quan tâm là các vấn đề như dùng thuốc, kết quả test nhanh, kết quả đo nồng độ oxy máu, rồi các dấu hiệu sức khoẻ như ho, sốt, khó thở..., liệu điều trị tại nhà sẽ đảm bảo được không thưa BS?

BS Trường trả lời.

Dẫn: Vậy đối với mô hình Trạm y tế lưu động tại các xã , phường, thị trấn thì như thế nào? Có hỗ trợ được cho công tác điều trị hay không?

BS Trường trả lời.

Dẫn: Điều trị F0 tại nhà là hướng đi đúng trong giai đoạn hiện nay. Đối với một số địa phương bị quá tải cục bộ vì số lượng bệnh nhân đông, ngành y tế sẽ điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp. Vậy cần đánh giá đúng tình hình bệnh nhân liệu có phải là yếu tố quan trọng để thực hiện không thưa BS?

BS Trường trả lời.

Dẫn: Nhiều mô hình thiết thực hỗ trợ y tế cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà như tổ phản ứng nhanh, taxi chuyển bệnh cấp cứu, tổ y tế lưu động, tiêm vaccine tại nhà, tư vấn COVID-19 trực tuyến... đã được các tỉnh thành phố thực hiện, vậy đối với tỉnh ta thì như thế nào, liệu có đáp ứng được vấn đề này không?

BS Trường trả lời.

Dẫn: Tuy nhiên, quá trình thực hiện điều trị F0 hiện nay đối với tỉnh QT vẫn còn không ít bất cập. Dù đã hết sức nỗ lực trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, nhưng ở nhiều địa phương, lực lượng có chuyên môn theo dõi cách ly, điều trị cho người nhiễm COVID-19  còn quá mỏng, nhân viên của các trạm y tế cơ sở cũng trong tình trạng quá tải, nguồn cung thuốc điều trị phục vụ người bệnh cũng có hạn... Vẫn còn tình trạng chưa đồng bộ trong công tác hướng dẫn, tư vấn, chăm sóc y tế cho bệnh nhân F0, khiến họ phải tự “xoay xở” và không yên tâm điều trị.

 

Và đây cũng chính là câu hỏi của một thính giả gửi đến CT: Thính giả hỏi như thế này: Vì sao khi tôi bị FO thì đưa vào khu điều trị nhưng không cho thuốc gì và tự mua thuốc và điều trị theo kiểu Tự miễn? BS có thể giải thích cho thính giả được không ạ? Thính giả tên là Trần Văn Tuyến ở P3- TP Đông Hà.

 

BS Trường trả lời.

Dẫn cuối: Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành chiều 17/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, vẫn có những ý kiến phản ánh, ở nhiều nơi, người nhiễm COVID-19 không được phát thuốc kháng virus, dẫn tới tình trạng họ phải nhờ vả, thậm chí tìm mọi cách để mua. Phó Thủ tướng nói thêm “Điều quan trọng là phải đảm bảo một cách thực chất để tất cả người bị nhiễm đều được theo dõi, hỗ trợ y tế kịp thời. Đặc biệt, các giải pháp cách ly, điều trị tại nhà phải làm sao để người bệnh yên tâm, không hốt hoảng, không giấu bệnh",

Với mục tiêu giảm tối đa số bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng, tử vong, thì cùng với đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương cần nỗ lực tăng cường vai trò của y tế cơ sở, đặc biệt là các tổ y tế lưu động, đầu tư thêm nguồn lực, nhân lực đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh; đồng thời xây dựng các kênh kết nối để bệnh nhân F0 yên điều trị và được chuyển tới các cơ sở y tế kịp thời khi bệnh chuyển nặng.

Đến đây thời lượng của CT PTTT “ Hỗ trợ điều trị cho F0- những vấn đề cần quan tâm” cũng đã kết thúc, cảm ơn KM của CT là BS Trương Huyền Trường- GĐ Bệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi tỉnh đã tham gia CT, cảm ơn quí thinh giả đã quan tâm lắng nghe.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 30/12/2021 16:23 Lê Vĩnh Nhiên 31/12/2021 09:07
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà