Chương trình phát thanh Tết : câu hát dân ca ngày xuân
Danh mục
Giai điệu quê hương
NỘI DUNG

Kịch bản phát thanh: Câu dân ca ngày xuân

PTV: Thưa Quý vị! Bài Chòi là trò chơi dân gian được sinh ra trong quá trình lao động sản xuất và phát triển thông qua các loại hình âm nhạc trong dân gian của người dân. Năm 2018, UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại càng khẳng định ý nghĩa của loại hình dân gian này trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta.  Với tỉnh Quảng Trị, nhằm bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn bài Chòi, ngành Văn hóa, cũng đã triển khai nhiều hoạt động phục dựng biểu diễn bài chòi ở các địa phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, mà còn phục vụ có hiệu quả các lễ hội truyền thống và các sự kiện văn hóa của tỉnh nhà.

Trích bài chòi.

PTV: Quý vị và các bạn vừa đến với một trích đoạn Lễ hội bài chòi qua phần thể hiện của clb dân ca Quảng Trị.

Vâng! Chúng ta đang cùng nhau trải qua những thời khắc đặc biệt của mùa xuân mới- xuân Nhâm Dần. Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân sang, cùng với nhiều hoạt động thú vị của ngày tết thì từ lâu Bài Chòi đã trở thành một thú chơi tao nhã không thể thiếu của người dân Trung bộ nói chung và Quảng Trị nói riêng, mang đến không khí nhộn nhịp, vui vẻ vào những ngày đầu năm mới. Trong không khí tươi vui của mùa xuân, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nghệ thuật bài chòi Quảng Trị qua phần gặp gỡ với 2 vị khách mời.

(trích hát)

Chị Thúy Ái hát 1 đoạn bài chòi tết hoặc mùa xuân.

Vâng! Chúng ta vừa đến với giọng ca ngọt ngào của

1.Chị Trần Thúy Ái- Clb dân ca Quảng Trị

Và bây giờ sẽ là vị khách mời thứ 2 trong chương trình

Ông Hồng đàn hát 1 đoạn bài chòi mừng xuân

Xin được giới thiệu cùng Quý vị nghệ nhân

2.Nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng- CLB dân ca Sông Hiền, huyện Vĩnh Linh

PTV: Cảm ơn hai vị khách mời đã dành thời gian tham gia chương trình.

1/Xin được bắt đầu câu chuyện với chị Thúy Ái. Thưa chị! Theo dõi các lễ hội bài chòi quy mô lớn ở Quảng Trị mỗi lần được tổ chức,  khó ai có thể rời mắt trước hình ảnh của một chị hiệu xinh đẹp Thúy Ái , với chất giọng dân ca vô cùng ngọt ngào ạ. Vậy cơ duyên nào đã đưa chị gắn bó với bộ môn nghệ thuật bài chòi ạ?

Chị Ái trả lời…(Trước hết nói về tình yêu dân BTT từ nhỏ, rồi tuổi thơ được xem những buổi chơi bài chòi mỗi khi tết đến xuân về ở quê nhà ra sao? Từ đó càng bồi đắp thêm tình yêu dân ca trong đó có NT bài chòi)

2/Vâng! Và ắt hẳn đến bây giờ trong ký ức của chị vẫn còn rất ấn tượng với những buổi chơi bài chòi  ngày trước ở quê nhà phải ko ạ?

Chị Ái trả lời..(Vâng, đúng vậy. Chòi được dựng trên 1 không gian ntn…, chị Ái thích nhất là nhân vật nào…Chị Ái hát một đoạn bài chòi chị thích nhất?)

Vâng! Có những ký ức gắn bó với tuổi thơ thì dù thời gian trôi đã lâu lắm r nhưng chúng ta vẫn nhớ mãi phải ko ạ? Xin cảm ơn chị Thúy Ái.

3/Thưa nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng, vừa rồi chúng ta đã nghe câu chuyện của chị Thúy Ái với những kỷ niệm gắn bó với trò chơi bài chòi. Còn đối với nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng, bài chòi đã tồn tại như thế nào trong đời sống văn hóa của những người thuộc thế hệ như ông ạ?

Ông Hồng trả lời..(Sinh ra và lớn lên tại xã Vĩnh Hòa- cái nôi của NT bài chòi…Ông Hồng hát 1 đoạn bài chòi minh họa)

Phóng sự chèn:

P/v: Bà Cái Thị Vượng- Phó Giám đốc TRUNG TÂM QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ BẢO TÀNG TỈNH Quảng Trị cho biết:

4/Thưa chị Thúy Ái, tham gia biểu diễn lễ hội bài chòi đặc biệt là những dịp Tết đến, xuân về, chị thường vào những vai diễn gì ạ?

Chị Ái trả lời…(Nói về vai diễn của mình và hát 1 đoạn của vai diễn đó?)

5/ Vậy từ những dịp biểu diễn bài chòi Quảng Trị, theo chị điểm khác nhau giữa lễ hội bài chòi Quảng Trị với bài chòi các tỉnh Trung bộ là gì ạ?

Chị Ái trả lời…

6/ Thưa nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng,  Ông có thể cho biết, NT bài chòi ở Vĩnh Linh so với các địa phương khác của tỉnh Quảng Trị có gì khác biệt hay ko ạ?

Ông Hồng trả lời…(Nói về sự khác biệt của bài chòi ở Vĩnh Linh so với Triệu Phong, Hải Lăng…ntn?)

PTV: Xin cảm ơn những chia sẽ của các vị khách mời. Kính thưa Quý vị! Cùng với các tỉnh Trung bộ, bài chòi ở Quảng Trị là một trò chơi dân gian thường được nhân dân tổ chức vào các dịp đầu xuân. Và hiện nay một số làng quê trên địa bàn tỉnh vẫn bảo lưu trò chơi dân gian này, tạo thêm những dấu ấn đặc sắc trong đời sống văn hóa của cộng đồng các làng xã...Chúng ta hãy cùng đến với câu chuyện sau đây:

P/s chèn bài chòi ở Gio Linh, Quảng Trị

Trích tiếng

7/ Thưa nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng, chúng ta vừa đến với câu chuyện bài chòi ở huyện Gio Linh, đến nay vẫn được người dân nơi đây gìn giữ như một nét đẹp truyền thống của làng quê. Với huyện Vĩnh Linh, thời gian qua, trò chơi bài chòi có thường xuyên được tổ chức tại địa phương hay ko ạ?

Ông Hồng trả lời….(Hai năm qua do dịch bệnh covid 19, để đảm bảo an toàn nên hạn chế nhưng trước đó trò chơi bài chòi vẫn được ngành văn hóa địa phương tổ chức đặc biệt là tết đến xuân về. Trong đó vai trò của clb dân ca sông Hiền góp phần bảo tồn ra sao? Người thì viết lời như nghệ nhân Lê Văn Trọng, người thì tập luyện….góp tiền để mua chòi, dụng cụ….và trong dịp tết năm nay cũng tổ chức chơi bài chòi để hòa chung không khí vui xuân đón tết)

PTV: Vâng! Quả là những hoạt động rất có ý nghĩa của clb dân ca sông Hiền trong việc bảo tồn NT bài chòi tại địa phương. Và không chỉ clb dân ca sông Hiền mà hiện nay, đã có nhiều địa phương, đơn vị với những cách làm khác nhau để phục dựng và trao truyền NT bài chòi cho thế hệ sau. Chúng ta hãy cùng đến với câu chuyện sau đây.

P/s chèn: Câu chuyện về Bà Hồ Thị Linh (58 tuổi) ở thôn Ngô Xá Thanh Lê, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong là một trong những nghệ nhân gắn bó và được xem là người “tiếp lửa”, đào tạo thế hệ trẻ giữ gìn và phát triển nghệ thuật bài chòi.

Lời: Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống đam mê văn hóa dân gian, bà Hồ Thị Linh luôn có ý thức kế thừa những nét đẹp văn hóa của quê hương, đất nước. Năm 12 tuổi, bà đã đam mê các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian nói chung và bài chòi nói riêng. Trong những lần được theo bố mẹ, người thân đi xem bài chòi đã gieo vào tâm hồn bà tình yêu đặc biệt với loại hình nghệ thuật này. Bà được chính bố mình và các bậc cao niên trong làng truyền đạt, chỉ dạy từ cách hô, cách hát, ý nghĩa của từng con bài, lối chơi, cách tổ chức. Để rồi, từ một đứa trẻ theo cha đi xem bài chòi, bà trở thành người chơi, rồi thành nghệ nhân âm thầm gìn giữ và lưu truyền cho bao thế hệ.

P/v: Bà Hồ Thị Linh, thôn Ngô Xá Thanh Lê, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong(Nói về cách chơi bài chòi ở Triệu Trung)

Đam mê cháy bỏng với nghệ thuật bài chòi, năm 1986, bà Linh được bầu làm đội trưởng Đội bài chòi của thanh niên, đến năm 2002 làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ bài chòi của làng. Ban đầu câu lạc bộ chỉ có 8 người, đến nay đã lên đến 145 người với đầy đủ mọi lứa tuổi tham gia. Bà Linh cùng với những thành viên trong câu lạc bộ vừa sưu tầm, vừa sáng tác cho 60 con bài, tổng cộng có hơn 200 lần sáng tác, mỗi con bài có một lời hô riêng hát theo làn điệu dân ca Bình Trị Thiên, tạo ra một sân chơi văn hóa vừa truyền thống, vừa mới lạ, hấp dẫn nên ngày càng thu hút được nhiều người dân trong làng và các địa phương khác đến chơi.

P/v: Bà Hồ Thị Linh, thôn Ngô Xá Thanh Lê, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong(Nói về việc truyền dạy bài chòi)

Trích hát 1 đoạn bài chòi.

8/PTV: Vâng! Chúng ta vừa đến với câu chuyện của nghệ nhân Hồ Thị Linh, thôn Ngô Xá Thanh Lê, xã Triệu Trung với niềm đam mê và trao truyền NT bài chòi của quê hương. Hai vị khách mời có những suy nghĩ như thế nào ạ?

Ông Hồng trả lời…(Là một việc làm rất ý nghĩa. Liên hệ với clb dân ca sông Hiền tổ chức tập luyện bài chòi cho các cháu trong trường học và điển hình là tết này, CLB đã tập luyện cho trường TH Vĩnh Thủy biểu diễn, chúng tôi nhận thấy các cháu rất phấn khởi khi được tham gia trò chơi dân gian này.)

Chị Ái trả lời…(Rất tuyệt vời…)

9/Vâng! Và được biết chị Thúy Ái cũng là một cô giáo miệt mài dạy dân ca cho các học viên có niềm đam mê dân ca trong đó có NT bài chòi tại các địa phương trong nhiều năm qua phải ko ạ?

Chị Ái trả lời…(Làm vì niềm đam mê…và thấy hạnh phúc với công việc ý nghĩa mà mình đã và đang làm)

Xin cảm ơn những chia sẽ của chị.

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Có mặt từ lâu đời trong đời sống văn hóa của người dân Trung Bộ, NT bài chòi đến nay vẫn mang nhiều ý nghĩa và trở thành nét văn hóa độc đáo của nhiều làng quê Quảng Trị mỗi khi tết đến xuân về. Chúng ta hãy đến với một vài ý kiến sau đây:

Voxpop: Một vài ý kiến về tầm quan trọng của bài chòi.

PTV: MC: Vâng! Chúng ta vừa đến với một vài chia sẽ của người dân Quảng Trị về ý nghĩa của bài chòi trong đời sống văn hóa tinh thần đặc biệt là tết đến xuân về.  Trong dịp Tết cổ truyền năm nay, chắc chắn nhiều làng quê Quảng Trị sẽ tổ chức Hội bài chòi mừng xuân mới.

10/Thưa hai vị khách mời, thông qua chương trình này, hai vị khách mời có thể chia sẽ những ý kiến của mình ntn trong việc bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống của cha ông?

Ông Hồng trả lời…

Chị Ái trả lời…

Cả hai hát 1 đoạn bài chòi để kết thúc chương trình

PTV: Vâng! Một lần nữa xin cảm ơn hai vị khách mời và chúng ta cùng chúc cho Nghệ thuật bài chòi Miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng sẽ luôn được bảo tồn và phát huy, trở thành di sản văn hóa độc đáo của quê nhà.

Trích.

PTV: Quý vị và các bạn thân mến! Đến đây chúng tôi xin khép lại chương trình phát thanh VNTH với chủ đề “Hội bài chòi ngày xuân”. Chương trình này do Ánh Tuyết biên tập và dàn dựng với sự tham gia của......Chúc mọi nhà, mọi người một năm mới an vui. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 13/01/2022 16:44 Lê Vĩnh Nhiên 14/01/2022 10:09
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà