Tạp chí VNCN 23.1
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 23.1.2021

PTV: Kính chào Quý thính giả đã đồng hành cùng chúng tôi trong Tạp chí VNCN tuần này. Chương trình hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng đến với những nội dung chính sau đây:

- Tổng kết trại sáng tác VHNT “CAND với sự nghiệp bảo vệ bình yên cuộc sống”

- Vẻ đẹp của mùa xuân qua tác phẩm“Mưa xuân” của nhà thơ Nguyễn Bính

 -Bài viết: “Cúng tiễn ông Táo- nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt” 

-  Ý nghĩa “TẾT CƠM MỚI CỦA NGƯỜI PA CÔ”

Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình

1. Tổng kết trại sáng tác VHNT “CAND với sự nghiệp bảo vệ bình yên cuộc sống”

2. HÀ LỘC- NGÔI LÀNG CỔ LƯU GIỮ NHIỀU SẮC PHONG

Tỉnh Quảng Trị hiện có nhiều dòng họ, nhà thờ, từ đường, chùa làng sở hữu 1.000 trang tài liệu là sắc phong, sắc ấn, địa bạ, gia phả, hoành phi, câu đối, sách thuốc, khế ước và các loại văn tự cổ khác với ngôn ngữ Hán - Nôm. Một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều tài liệu cổ quý hiếm đó là làng Hà Lộc, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, với 28 sắc phong và nhiều tập địa bạ, khế ước với hàng trăm trang văn bản có niên đại gần 200 năm.

Có thể nói các sắc phong và sắc ấn, địa bạ, khế ước.. đang lưu giữ tại làng Hà Lộc là bản gốc làm từ chất liệu giấy dó được hình thành cách đây gần 200 năm trở lại, thời kỳ trị vì của các vị vua Cảnh Thịnh, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân Khải Định, Bảo Đại. Những tài liệu sắc phong, sắc ấn, địa bạ, gia phả, khế ước và các loại văn tự cổ khác với ngôn ngữ Hán - Nôm được lưu giữ ở làng Hà Lộc là những tài liệu quý hiếm, không chỉ là những hiện vật giàu tính khoa học, mà còn phản ánh tín ngưỡng thờ thần, là hiện vật linh thiêng trong đời sống tâm linh của người dân làng Hà Lộc.

3. Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm của người Quảng Trị

Trong tâm thức người dân từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân Quảng Trị thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Ngay sau giờ phút đón giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, rất nhiều gia đình tổ chức đến chùa thắp hương đầu năm mới để cầu an, cầu tài, cầu lộc bởi họ tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình. Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân lưu giữ.

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị! Trong thơ Việt Nam hiện đại, Nguyễn Bính là thi sĩ viết nhiều về mùa xuân hơn cả, thậm chí ông còn được mệnh danh là “thi sĩ mùa xuân”. Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính mang một phong vị riêng không hề trộn lẫn. Nguyễn Bính làm nên nét xuân thuần hậu, nhẹ nhàng, chất phác, đậm hơi thở của xuân đất Bắc và một tấm lòng nặng nợ với tình quê, hồn quê thiết tha trong những bức tranh xuân khi tha hương lữ thứ.

Trích: bài thơ Mưa xuân

PTV: Quý vị và các bạn vừa đến với trích đoạn ngâm thơ Mưa xuân" của nhà thơ Nguyễn Bính. Ra đời cách đây 85 năm, "Mưa xuân" của Nguyễn Bính vẫn làm say lòng người yêu thơ Việt dịp xuân về. Trong chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của bài thơ “Mưa xuân” qua những chia sẽ của cô Nguyễn Thu Thủy, p1, TP Đông Hà cùng với pv Ánh Tuyết  để cùng cảm nhận về bài thơ này.

1.       Thưa cô Thu Thủy! Mưa xuân là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ NB. Cảm nhận đầu tiên của cô khi đến với bài thơ này ntn ạ?

Cô Thủy trả lời…. (Mưa xuân Nguyễn Bính là câu chuyện về mùa xuân tuy nhiên mở đầu bài thơ lại không phải là khung cảnh thiên nhiên mà chính là hình ảnh của con người. Đó là một cô thiếu nữ làm nghề dệt lụa….)

2.       Vâng! Như vậy Trong Mưa xuân có bức tranh làng quê ngày xuân, có hội làng, có nỗi lòng của một thôn nữ ở tuổi cập kê. Bài thơ như một câu chuyện được thi sĩ kể bằng thơ với hình ảnh cô thiếu nữ làm nghề dệt lụa….. Trong cảm nhận của cô, vẻ đẹp của người thiếu nữ được Nguyễn Bính khắc họa với những hình ảnh nào ạ?

Cô Thủy trả lời…

Trích

3.       Thưa cô Thu Thủy! Bằng những hình ảnh mang tính tượng trưng, người đọc cảm nhận được từng ngôn từ của bài thơ đang chất chưa nhiều cảm xúc và nỗi lòng của người thiếu nữ phải ko ạ?

Cô Thủy trả lời…

4.       Đối với cô trong bài thơ này, khổ thơ nào mang lại cho cô nhiều cảm xúc nhất ạ?

Cô Thủy trả lời….(…Giải thích lý do- Ngâm khổ thơ đó)

5.       Ra đời cách đây 85 năm, "Mưa xuân" của Nguyễn Bính vẫn luôn được bạn đọc yêu mến! Theo cô điều gì đã làm nên sức sống của bài thơ như vậy ạ?

Cô Thủy trả lời…..( phân tích về mặt nghệ thuật..)

Trích: Cô Thủy ngâm 1 đoạn trong bài thơ Mưa xuân

PTV:  Kính thưa  Quý vị và các bạn!  Tết Nguyên đán đang đến cận kề. Theo tục lệ dân gian Việt Nam, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm các gia đình người Việt thường làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời bẩm báo với Ngọc Hoàng Thượng Đế những việc đã xảy ra trong nhà suốt một năm vừa qua. Thờ cúng ông Táo là một tập tục tín ngưỡng dân gian có từ thời cổ và có nhiều thay đổi trong tiến trình của lịch sử dân tộc.

PTV: Trong quan niệm của người Việt, ông Táo vừa là thần bếp vừa theo dõi phẩm hạnh của mỗi người trong gia đình, ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà gia đình đã làm trong năm cũ. Chúng ta hãy cùng cùng đến với tục lệ này qua bài viết “ Cúng tiễn ông Táo- nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt”  của CTV Bội Nhiên.

Trong văn hóa - tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, lễ cúng ông Táo của người dân mỗi miền Bắc, Trung, Nam có những nét riêng biệt. Nhưng điểm chung là trước buổi trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch, chủ nhà quét dọn sạch sẽ, tươm tất ban thờ ông Táo và khu vực bếp nấu của gia đình, thay tro mới vào bát hương. Sau đó, chủ nhà trang nghiêm sắp mâm cỗ, bày hoa quả và vàng mã, thắp đèn, thắp hương, bày cá chép để cúng, tiễn ông Táo lên trời. Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng và chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc trong nhà mình. Mâm cúng ông Táo thường có các món truyền thống như gà luộc, xôi gấc, chân giò, trầu rượu, vàng mã và 3 con cá chép sống đặt trong chậu nước để ông ông Công, ông Táo cưỡi lên trời. Những gia đình theo Đạo Phật thường cúng lễ chay với lễ vật thường là xôi, chè, hoa, nước trà, rượu trắng, trầu cau, giấy vàng, giấy bạc, dưa hấu, kẹo, bánh ngọt, đường bát chặt miếng, cá chép giấy…

Ở tỉnh Quảng Trị, các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo vào lúc 12 giờ ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Dù cúng mặn hay cúng chay thì trong lễ vật cúng ông Công, ông Táo đều có bộ mũ, hia mới bằng giấy. Trong đó, 3 chiếc mũ Táo Quân gồm 2 chiếc mũ đàn ông và một chiếc mũ đàn bà, một chiếc có màu vàng ở giữa là mũ một bà, hai chiếc có màu đen ở hai bên là mũ hai ông, mũ Táo ông có cánh chuồn và mũ Táo bà không có cánh chuồn.

Ông Nguyễn Văn Trình- Phường 5, TP Đông Hà cho biết:

Lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời lúc 12 giờ ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm được người Việt Nam xem là thời điểm bắt đầu vào mùa Tết Nguyên Đán và thường gọi là Tết ông Táo. Bên cạnh niềm tin ông Công, ông Táo cưỡi cá chép vượt qua Vũ môn, vào Thiên đình tâu với Ngọc Hoàng Thượng Đế về những việc đã xảy ra trong nhà để Ngọc Hoàng có cơ sở định họa- phúc của mỗi người và mỗi nhà về sau, lễ cúng Tiễn ông Công, ông Táo cũng là dịp mỗi gia đình tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm trong suốt một năm đồng thời là lúc mọi người đoàn tụ bên mâm cơm gia đình. Vì vậy, lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo là một nét đẹp văn hóa truyền thống được người Việt gìn giữ và trao truyền từ đời này qua đời khác.

Ông Nguyễn Văn Trình- Phường 5, TP Đông Hà cho biết thêm:

Cũng như các phong tục tốt đẹp khác của dân tộc luôn luôn hướng con người tới những điều thiện và điều tốt lành, tục lệ lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo nhắc nhở các thành viên trong gia đình sống hòa thuận, yêu thương nhau và cùng nhau chăm sóc nhà cửa, giữ hơi ấm gia đình, vun đắp tình nghĩa con người trong xã hội. Đặc biệt, với hình tượng ông Táo cưỡi cá chép lên trời, người Việt tin tưởng và hy vọng rằng, như truyền thuyết cá chép hóa rồng sau khi vượt vũ môn, mỗi người luôn làm việc tốt, sống lương thiện, biết vượt khà và kiên trì, bền chí thì sẽ đi tới thành công trong năm mới đang đến.

Trích bài hát Cung chúc Tân Xuân

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Kính thưa Quý vị! Đồng bào dân tộc Pako thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme và là một trong số những tộc người có nguồn gốc bản địa, cư trú lâu đời trên địa hình Trường Sơn. Ở tỉnh ta, người Pa Cô sinh sống chủ yếu ở hai huyện Hướng Hóa và Đakrông.

PTV: Trong những lễ thức nông nghiệp của người Pa Cô thì Tết cơm mới là một trong những truyền thống văn hóa đặc sắc của người Pa Cô. Một cái tết của đồng bào khi kết thúc vụ mùa, là cái tết tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới, chuẩn bị cho mùa vụ mới. Phần cuối chương trình hôm nay, CTV Quỳnh Như có bài viết:

TẾT CƠM MỚI CỦA NGƯỜI PA CÔ

Như đa số các dân tộc ít người sinh sống ở Trường Sơn, người Pa Cô là cư dân làm nông nghiệp nương rẫy ở trình độ thấp, được hay mất mùa thường không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của họ, vì vậy họ phải dựa vào thần linh: trời, đất, sông, nước qua các nghi thức cúng tế để cầu mong cho bản thân đất đai và mùa màng tươi tốt. Cũng như vai trò của cây lúa, các lễ thức nông nghiệp được người Pa Cô coi trọng hàng đầu, từ các bước như xin đất, gieo một khoảnh lúa tượng trưng để báo cáo với Giàng, đến lúc lúa chín, trước khi tuốt lúa, thu hoạch... đều được tổ chức cúng Giàng một cách thận trọng, thành kính, với đầy đủ nghi thức thủ tục.

Tết cơm mới của người pako một năm được tổ chức một lần vào những ngày chẵn trăng tròn của tháng 11 hoặc 12 âm lịch. Với đồng bào Pa Cô đây là dịp để tạ ơn các thần linh đã phò trợ cho cộng đồng làng/bản trong vụ mùa đã qua đồng thời cầu mong nương rẫy xanh tươi, mùa màng bội thu, nhà cửa bình an, mọi người trong nhà khỏe mạnh, không ốm đau, năm mới phát đạt, no ấm, con cái học hành tiến bộ hơn hoặc cũng để giải tỏa những bất hòa giữa 2 làng, hai họ tộc với nhau.... Tết cơm mới cũng là tết đoàn tụ, người Pa Cô dù làm ăn, sinh sống ở đâu cũng cố gắng về quê, sum họp cùng gia đình, cùng bản làng. Tết cơm mới gồm cả phần lễ và phần hội. Thường là người đàn ông chuẩn bị các con vật nuôi phục vụ các nghi lễ cúng, phụ nữ kiếm sản vật từ rừng như măng tre, nứa, các loại lá cây rừng như đọt mây, đoác… để chế biến các món ăn truyền thống. Trong lễ hội Tết cơm mới phải có các sản vật cúng Giàng như cơm lam, gà nướng ống, thịt lợn, chim, ếch, cá…

Theo quan niệm của người Pa Kô, thời gian để cúng lúa mới, cúng thần linh là vào buổi sáng, bởi vào lúc đó khí trời tốt nhất trong ngày. Lễ hội bắt đầu rộn rã khi những khách mời đến. Khách quý đi từng đoàn mang theo nào lợn, bò; gà, vịt, cá… đến góp vui cùng lễ hội. Trong buôn, gia đình nào cũng phải chuẩn bị ba mâm đồ để cúng tạ ơn các Giàng: Giàng xứ Núi (Thần núi), Giàng Tro (Thần Lúa), Giàng A ưm, Adủa, Atoong (Thần bắp, kê, đậu). Trong nghi lễ cúng tế thần linh, ngoài mâm cúng dành cho các Giàng, thì mỗi gia đình còn chuẩn bị các mâm cơm dành cho khách quý gọi là “Khơi” và họ hàng, dân các bản làng khác được mời dự lễ hội. Sau phần nghi lễ cúng là phần hội tạo nên sự rộn ràng, hấp dẫn cho lễ hội. Trong phần hội diễn ra những hình thức vui chơi, hát múa với các làn điệu dân ca tự ứng tác như: Chachấp, ba-bói, câr-lơi... Các điệu múa, điệu nhảy lả lơi với tiếng đệm của các loại nhạc cụ cồng, chiêng… càng thu hút nhiều người trong bản và các bản lân cận cùng đến lễ hội chung vui.

Người dân Pa Cô quan niệm rằng, Tết cơm mới là dịp để họ được quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả và cùng nhau đoàn kết, nỗ lực phấn đấu cho một mùa màng bội thu trong năm mới… Cho nên, mặc dù cuộc sống đã nhiều thay đổi, nhưng lễ hội Tết cơm mới vẫn được người Pa Kô xác định là tài sản văn hóa vô giá nên luôn hết lòng bảo tồn và gìn giữ.

Trích bài hát

PTV: Chào cuối



 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 17/01/2022 16:04 Lê Vĩnh Nhiên 18/01/2022 08:17

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà