Quảng Trị du kí: Du lịch từ sản phẩm nông nghiệp
Danh mục
Quảng Trị Du ký
NỘI DUNG

Quảng Trị du kí 10.2

Du lịch từ sản phẩm nông nghiệp

Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục Quảng Trị du kí của đài PTTH Quảng Trị. Thưa quý vị và các bạn! Trong Quảng Trị du kí tuần trước, chúng ta đã cùng nhau có những trãi nghiệm thú vị với hành trình khám phá những miền quê trên mãnh đất Quảng Trị thân thương, cùng với những trãi nghiệm về sự độc đáo của ẩm thực quê nhà. Trong chương trình hôm nay, hãy cùng chúng tôi đến với những địa điểm mới và tìm hiểu những điều thú vị nơi đây.

Thưa QV&CB! Tại Quảng Trị, du lịch từ những sản phẩm nông nghiệp đang là một trong những xu hướng phát triển mới của địa phương. Tuy còn trong giai đoạn đầu thử nghiệm nhưng những mô hình như cánh đồng hoa sao nhái; vườn hoa tam giác mạch ở Triệu Phong hay vườn cúc họa mi, hoa dã quỳ hay mô hình du lịch nhà vườn ở Bungalow 5 mùa ở huyện Hướng Hóa …đang vẽ nên những sắc màu tươi mới, gắn kết du lịch với sản phẩm nông nghiệp đặc thù mang bản sắc riêng, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Dịp tết nguyên đán vừa qua, Hướng Hóa là điểm đến của rất nhiều du khách thích trải nghiệm, khám phá, và Khe sanh valley farm là nơi được nhóm bạn trẻ từ thành phố Huế tìm đến, với thiết kế mô hình khu du lịch nông trại cùng với những tiểu cảnh được bố trí hài hòa. Tại đây, du khách có thể hòa mình cùng với thiên nhiên, chiêm ngưỡng các loài hoa đang nở rộ. Cùng trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt,… Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp và những món ăn đặc sản được nuôi, trồng tại vườn. Đây được xem là điểm du lịch nghĩ dưỡng thú vị cho du khách khi đến khám phá miền núi Quảng Trị. Bạn Khánh An, một du khách đến từ thành phố Huế chia sẻ:

Trích tiếng

Kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng đang là hướng đi được nhiều địa phương trên địa bàn Hướng Hóa lựa chọn, bởi Hướng Hóa có hậu đặc trưng với nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển loại hình du lịch trải nghiệm mà ít nơi nào có được. Đến đây, du khách ngoài tham quan những di tích như Sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo, công trình điện gió, thác Tà Puồng, đèo Sa Mù, đường hoa dã quỳ…còn được thưởng thức những món ăn, thức uống mang dấu ấn riêng.

Không chỉ ở Hướng Hóa mà thời gian qua, nhiều địa phương như Gio Linh, Triệu Phong cũng đã đưa vào khai thác du lịch từ những sản phẩm nông nghiệp. Là 1 trong những điểm du lịch cộng động được đầu tư, xây dựng nhằm phục vụ người dân địa phương trong dịp tết nguyên đán Nhâm Dần 2022. Vườn hoa xuân với tràn ngập màu sắc của anh Phạm Trọng Trưởng, thuộc thôn Phú Mỹ Kiên, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, trung bình mỗi ngày đón gần 400 lượt khách đến tham quan, chụp ảnh, với tổng thu nhập gần 8 triệu đồng/ ngày. Cùng với một số địa điểm du xuân khác, thì đây được xem là một nơi đến thú vị của nhiều người trong hành trình du lịch đầu năm của mình. Theo ông Trần Thanh Hiền, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh cho biết thì sản phẩm nông nghiệp ở Quảng Trị rất đa dạng, đất đai tươi tốt nên việc người dân tận dụng lợi thế sẳn có này để kết hợp phát triển du lịch là hướng đi mới, rất tiềm năng, vấn để còn lại là phải quy hoạch, hướng đến sản phẩm riêng của từng vùng để không bị trùng lặp, phát triển gắn với định hướng lâu dài để tăng nguồn thu cho bà con nông dân. Ông Trần Thanh Hiền cho biết thêm:

Trích tiếng

Mỗi địa phương đang chọn cho mình một cách làm mới để phát triển du lịch, trong đó, làm du lịch từ sản phẩm nông nghiệp đang được các địa phương chú trọng khai khác nhằm thực hiện có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh riêng có của địa phương mình. Tuy nhiên, cần có sự định hướng và đầu tư đúng mức để thúc đẩy du lịch nông nghiệp phát triển. Người dân phải thấy rõ những lợi ích giữa việc kết hợp các sản phẩm nông nghiệp với hoạt động du lịch mang lại từ đó tự chủ động, tích cực tham gia. Cần xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc thù của Quảng Trị như: cà phê Khe Sanh; tiêu.. để người tiêu dùng biết tới nhiều hơn. Về lâu dài, ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần giữ gìn nét văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian… để tạo ấn tượng với khách du lịch.

Thưa quý vị và các bạn! Đến vùng cao ở Quảng Trị vào những dịp lễ hội hay ngày Tết, điều dễ dàng nhận thấy, bên ánh lửa bập bùng cùng điệu kèn, tiếng trống luôn có hương say nồng nàn từ các loại rượu. Những có một điều ít ai biết đến, để có được hương vị nồng nàn ấy ba con đồng bào Vân Kiều - Pa Cô nơi đây phải làm như thế nào. Hương vị nồng say, ngọt ngào ấy chính là nhờ có nguyên liệu tạo ra từ men lá truyền thống.

Bà Hồ Thị Nái, ở thôn A Dơi Đớ xã A Dơi huyện Hướng Hóa là thế hệ thứ 4 trong dòng họ được truyền lại nghề làm mem lá. Men lá chủ yếu được làm ra từ khoảng 15 loại rễ và lá cây. Trong đó có nhiều loại rể lá gắn bó với đời sống hàng ngày của người dân như: lá ớt, tiêu, mía, lá quế mà theo tiếng gọi của bà con Vân Kiều là: Ra lơng a giã, na noai, Ta ven, Xa măng. Các loại rễ và lá cây sau khi sơ chế, cắt nhỏ và phơi khô sẽ được giã nát, viên lại thành viên, treo lên giàn bếp hoặc đem phơi nắng cho khô. Bà Hồ Thị Nái cho biết:

Đọc dịch: “Để làm ra men lá truyền thống thì không khó. Nhưng cái chính phải biết cách chọn thời điểm để lấy các nguôn liệu từ rể và lá cây rừng. Mình và dân bản sẽ cố gắng truyền dạy lại cho con cái hiểu biết để duy trì nghề quý của tổ tiên để lại. Bởi đây cũng là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, không thể để mai một được”.

Hầu hết các bản làng ở các huyện miền núi như Hướng Hóa, Đakrông đều có người biết cách làm men lá truyền thống. Trong đó, các xã như Thuận, Thanh, Pa Nang là những nơi hiện vẫn còn nhiều người gìn giữ và phát triển nghề làm men lá độc đáo. Mỗi loại lá rừng để làm men đều là những vị thuốc dân gian có các công dụng như: Giải độc, thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa... Ông Hồ Văn Ven ở xã A Dơi, huyện Hướng Hóa cho biết:

Trích tiếng

Theo ông Hoàng Khánh Hòa, Phó chủ tịch UBND xã A Dơi, huyện Hướng Hóa thì muốn nấu ra được rượu ngon thì phải tuân thủ đầy đủ các bước từ lúc chọn men lá cho đến quá trình nấu rượu. Trong đó các yếu tố như thời gian ủ men, củi nấu, độ lửa, cách thức tách rượu đều phải làm đúng trình tự, không được bỏ qua khâu nào. “Có những bí quyết riêng mà họ không thể chia sẻ được với người ngoài. Nhưng họ sẽ nỗ lực truyền dạy lại cho con cái hiểu biết để duy trì nghề quý của người xưa. Bởi đây cũng là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, không thể để mai một được”, ông Hoàng Khánh Hòa cho biết thêm:

Trích tiếng

Ngày nay, dù đã có nhiều loại đồ uống khác nhau, song đặc sản men lá dùng để chế biến rượu vẫn được người Vân Kiều - Pa Kô ở vùng cao đại ngàn núi rừng Quảng Trị lưu giữ và phát triển trong văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Với họ, rượu men lá là thứ không thể thiếu trong các dịp lễ hội mà còn là quà quý biếu khách đến thăm như một món quà đậm đà hương vị quê hương, chứa đựng tình người, được lưu giữ qua đôi bàn tay của người phụ nữ vùng cao.

Chào kết

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Đỗ Hoài Đức 09/02/2022 13:53 Lê Vĩnh Nhiên 16/02/2022 09:23
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà