Dọc đường VN 15/4
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 15/4 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính về ký văn học và ký báo chí, và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 15/4 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 19/4 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn ! Mở đầu ct là bài viết về ký văn học, bài của Xuân Dũng, chúng ta cùng nghe. Qúy thính giả vừa theo dõi ct, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

                ĐÔI NÉT VỀ KÝ VĂN HỌC.

                                                                               (Xuân Dũng)

 

     Chắc nhiều người viết văn xuôi đề cao phi hư cấu như tùy bút, bút ký, phóng sự, tản văn, ghi chép... không mấy ai để tâm nhiều đến tác phẩm của mình thuộc thuộc báo chí hay văn học. Nhưng ở một phương diện khác của lý luận, nghiên cứu, phê bình báo chí và văn học thì đây là câu chuyện cần thiết và thú vị, mặc dù cho đến nay vẫn còn tranh cãi, còn nhiều điều vẫn chưa thống nhất.

   Nói một cách ngắn gọn và đơn giản nhất thì ký văn học phải thể hiện rõ cái tôi tác giả trữ tình, nhiều chất văn, mang vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, tạo nên những cảm xúc thẩm mỹ đúng nghĩa còn ký báo chí thì nặng về thời sự, mang tính thông tấn, coi trọng sự chính xác, khách quan.

   Có những nhà văn mà sự nghiệp sáng tác của họ tỏa bóng xuống cả hai thể loại báo chí và văn học, tạo nên những tác phẩm phức hợp gây nên những tranh luận, tìm tòi như trường hợp nhà văn Vũ Trọng Phụng.    Trong văn học Việt Nam có những nhà văn thành danh nhờ viết ký văn học, đặc biệt là Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cái tôi tác giả và hàm lượng văn chương đầy ắp các trang viết. Như khi ta đọc "Sông Đà" của Nguyễn Tuân chẳng hạn thì có thêm những hiểu biết kỳ thú về dòng sông này từ những kiến thức địa lý, lịch sử chứng tỏ sự thâm nhập sâu sắc của nhà văn với đối tượng được miêu tả, thể hiện tình yêu thiên nhiên và đất nước của người cầm bút ...đã được khúc xạ qua tâm cảm của nhà văn, được thể hiện bằng một bút pháp sáng tạo, kỳ khu và nhiều khi biến hóa. Hay lúc ta thưởng thức tùy bút " Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì thưởng thức một tuyệt bút với văn chương tài hoa, uyên bác và một tình cảm máu thịt với con sông Hương tượng trưng cho xứ Huế...Cũng như có những nhà báo còn được gọi là nhà văn như nhà báo Thép Mới với tùy bút nổi tiếng "Cây tre Việt Nam" hay nhà báo Phan Quang (người Quảng Trị) với những tập ký giàu chất văn chương...

  Nhà văn Đoàn Phương Nam cho biết (băng)

   Như vậy việc phân biệt ký văn học và ký báo chí khi cảm nhận, đánh giá không phải là điều khó khăn, phức tạp. Ký báo chí chắc chắn không phải là một tác phẩm văn chương đúng nghĩa, không hoặc ít có giá trị thẩm mỹ, không thể hiện cái tôi trữ tình...còn giá trị báo chí thì lại là chuyện khác. Dù còn những điều chưa thống nhất và nhiều khi chưa thật rạch ròi khi phân định nhưng khi đi vào các tác phẩm cụ thể thì việc gọi tên thể loại tác phẩm là báo chí hay văn học hoàn toàn là chuyện khả thi. Trong thực tế, có một số tác giả khi các tập sách của mình về ký thường hay ghi thêm : "Tập phóng sự, bút ký" và cho rằng bút ký là văn học hoặc ghi "Tập ký/bút ký" và cũng mặc nhiên coi đó là thể loại ký văn học. Một số bài báo có chút ít chất văn chương (như một vài câu, từ...) cũng được tác giả gọi đó là ký văn học có thể là vì cho nó oai, nó sang...

   Phân biệt ký văn học và ký báo chí khi vấn đề dễ nảy sinh khi tham gia dự giải, xét giải. Nếu không định danh rõ ràng tác phẩm là ký báo chí hay ký văn học thì tác phẩm báo chí lại lẫn vào thể loại ký văn học. Đây là chuyện các ban tổ chức, ban giám khảo nên tiên lượng và thông tin rõ ràng khi chấm giải có liên quan đến tác phẩm văn học, cụ thể ở đây là ký văn học. Đặc biệt là sự phân định giữa tác phẩm báo chí và tác phẩm văn học, không đơn giản là muốn ghi thế nào trên tác phẩm cũng được mà "y phục phải xứng kỳ đức", nhất là tránh được tình trạng ngộ nhận dễ dãi và vơ vào tùy tiện.

   

 

   

  

  

  

 

       CA KHÚC "TIẾNG HÁT TRÊN ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG".

                                                                                                        (Xuân Dũng)

 

   Ca khúc "Tiếng hát trên đường quê hương" của nhạc sĩ Huy Thục ra đời trong hoàn cảnh kháng chiến chống Mỹ sau khi đi thực tế sáng tác ở Quảng Trị.

   Mở đầu bài hát là sự giới thiệu giản dị, chân tình:

    Ai đã tới miền quê em Quảng Trị, Thừa Thiên,
Qua đường 9, tình Gio Linh lắng trong giọng hò.
Mừng vui báo tin thắng trận, sông Ba Lòng bay bổng lời ca,
Quê nhà ta nay đã đổi thay lớn lên từng ngày.

   Những địa danh vang lên thân thương và tha thiết, tự hào về một vùng đất lửa anh hùng trong chiến đấu của miền đất gió Lào cát trắng.

   Theo nhịp bước, đường quân đi dồn dập tiền phương,
Xuyên rừng núi, ngày đêm đi tiếp lương tải đạn,
Vượt qua bao nhiêu gian khổ, máu đã đổ trên đường quê hương,
Dù đạn bom vẫn thấy tự do bước đi nhịp nhàng.

   Khí thế hào hùng, niềm tin phơi phới nên dù gian nguy, hy sinh vẫn không làm sờn lòng những người đáng chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc và của chính bản thân mình.

   Anh giải phóng quân miền Nam quê hương ta ơi ,
Sướng vui em đi trên đường, 
Đây đường số 9 quê hương chiến thắng,
Kìa xác giặc Mĩ ngổn ngang trên đường,
Hò lên quê hương ta  ơi câu hò chiến thắng.

  Chiến công tiếp nối chiến công làm nên hành khúc hùng tráng như tinh thần, tâm hồn của quân dân Quảng Trị trong những tháng ngày vô cùng ác liệt nhưng rất đỗi hào hùng.

   Trăng rọi sáng đường em đi rộng mở thênh thang,
Mang niềm tin vì quê hương bước chân muôn dặm trường.
Bữa ni em đi tải đạn, qua dốc đèo qua núi qua khe,
Qua đường 9 phơi phới niềm tin thắng lợi ngày mai.

   Chiến đấu vì mục đích lớn lao : độc lập, tự do nên ai cũng hăng hái vì Tổ quốc mà hy sinh, mà tận hiến đời mình cho quê hương đất nước.

  Trên đường 9 giờ em đi giặc sợ, giặc lo,
Trên đường đó, đường em ghi chiến công từng ngày.
Gùi trên vai đi chiến trường, qua Cam Lộ em về Cù Đinh,
Nơi miền quê chiến thắng còn vang tiếng ca rộn ràng.

   Đó cũng là hình ảnh quen thuộc và hùng khí một thời kháng chiến, để có được thắng lợi cuối cùng, thống nhất non sông.

  Anh giải phóng quân miền Nam quê hương ta ơi ,
Bắc Nam reo vui tưng bừng,
Lẫy lừng chiến thắng nở rộ như hoa,
Em cất lời ca đạp trên xác thù,
Là hù là khoan dô  ơi đây đường chiến thắng.

   Đây là một ca khúc kháng chiến, một bài ca đi cùng năm tháng, trở thành ký ức âm thanh của dân tộc này. (Tiếp theo một đoạn bài hát này).

 

   

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 10/04/2022 15:25 Lê Vĩnh Nhiên 12/04/2022 15:09
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà