Dọc đường VN 22/4
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 22/4 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính về kịch Xuân Đức về đề tài chiến tranh cách mạng, và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 22/4 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 26/4 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Thưa quý vị và các bạn ! Mở đầu ct là đôi nét về kịch chiến tranh cách mạng của Xuân Đức, bài của Xuân Dũng, chúng ta cùng nghe. -Phần cuối ct là cảm nhận bài hát "Đất nước trọn niềm vui", bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

       DẤU ẤN VĂN NGHỆ MỘT THỜI GIỚI TUYẾN.

                                                                                             (Xuân Dũng)

 

   Bên cạnh nhà tiểu thuyết Xuân Đức, còn song hành một nhà viết kịch Xuân Đức (1947-2020). Nếu tiểu thuyết là dương bản của chiến tranh thì hầu hết kịch bản là âm bản của chiến tranh, như hai mặt của một tờ giấy, hai mặt của một vấn đề bổ sung cho nhau, cộng hưởng với nhau.

 Có thể kể tên một số kịch bản kịch nói của ông như:" Người mất tích", "Chứng chỉ thời gian", " Đợi đến bao giờ", " Đám cưới ly biệt", "Cuộc chơi", " Cái chết chẳng dễ dàng gì", "Ám ảnh", " Chuyện dài thế kỷ"...

      Kịch Xuân Đức hầu như đều chịu ảnh hưởng của chiến tranh của một nhà văn áo lính ngay cả khi ông rời quân ngũ đã lâu, cho dù bối cảnh hòa bình thì chiến tranh vẫn thấp thoáng ở đâu đó và chi phối nhiều con người và sự việc hôm nay. Bóng dáng chiến tranh vẫn gần như thường trực trong tác phẩm. Dù là viết trực diện về thời điểm chiến tranh: "Cái chết chẳng dễ dang gì" hay quá khứ chiến tranh và hiện tại hòa bình đan xen : "Chứng chỉ thời gian", "Nguyệt thực"...thì tâm thức trận mạc vẫn không hề vắng bóng và không chịu ngủ yên trong mỗi con người đã từng trải qua. Cho nên nói đến quá khứ trong kịch Xuân Đức chính là quá khứ chiến trận.

  Nhà văn Đoàn Phương Nam cảm nhận (băng)

 

   Cả cuộc đời không dài của cố họa sĩ Võ Xuân Huy, giảng viên Đại học Mỹ thuật Huế, gốc gác Vĩnh Linh, luôn đau đáu với ước nguyện cháy bỏng là triển lãm nghệ thuật ngay chính trên mảnh đất từng là giới tuyến. Và vào mùa hè năm 2015, anh đã thỏa nguyện khi trình diễn và dâng tặng đất mẹ Vĩnh Linh cuộc triển lãm độc đáo ngay trong lòng địa đạo Vịnh Mốc với tên gọi ấn tượng đầy nghịch lý "Xuống đất gặp trời". Địa đạo Vịnh Mốc chính là "ngôi nhà" trong lòng đất của người dân Vĩnh Linh tránh mưa bom bão đạn trong chiến tranh. Ngay khi bước vào Bảo tàng Vịnh Mốc sẽ thấy ngay một dòng chữ nổi tiếng là câu thoại của nhân vật chính Hamlet trong bi kịch trứ danh cùng tên của nhà viết kịch vĩ đại Shakespeare : "To be or not to be" (Tồn tại hay không tồn tại).

   Cuộc triển lãm của nghệ thuật sắp đặt với điểm nhấn là bong bóng bay và cách sử dụng ánh sáng trong đường hầm địa đạo đã thực sự thăng hoa vì nó biểu đạt ý tưởng của tác giả : xuống đất không phải là xuống địa ngục, xuống nơi bế tắc mà  xuống đất để sống và cống hiến, sáng tạo, xuống đất để gặp trời cao lồng lộng ngay trên đầu mình, đó là lựa chọn và lẽ sống, niềm tin của những con người Vĩnh Linh-Quảng Trị.

   Một bữa tiệc của nghệ thuật thị giác cho dù không phải ai cũng cảm nhận đủ đầy tư tưởng nghệ thuật của họa sĩ Võ Xuân Huy nhưng vẫn thấy thú vị khi tự mình tham gia vào "trò chơi " nghệ thuật với tư cách vừa là khán giả vừa là diễn viên. Tôi nhớ mấy em học sinh đã chia sẻ khá giống nhau " Chúng em thấy triển lãm này vui và sinh động, mới lạ và nói chung dù không hiểu hết những vẫn thích thú khi được tham gia". Còn họa sĩ Võ Xuân Huy lúc ấy thì bộc bạch : " Tôi khao khát được triển lãm ở quê nhà. Sau cuộc trình diễn nghệ thuật này, tôi rất mong muốn sẽ có một triển lãm tương tự ngay cầu Hiền Lương".

   Dù chiến tranh, chia cắt giới tuyến đã đi qua gần cả đời người nhưng ám ảnh của nó trong đời thường và nghệ thuật chắc có lẽ còn lan tỏa dài lâu.

 

         BÀI HÁT "ĐẤT NƯỚC TRỌN NIỀM VUI".

                                                                                         (Xuân Dũng)

 

   Bài hát "Đất nước trọn niềm vui" là ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hoàng Hà, cũng là một trong những ca khúc tiêu biểu của âm nhạc cách mạng hiện đại Việt Nam.

   Bài hát được sáng tác vào đêm 26/4/1975 khi ngày thống nhất đất nước đã đến rất gần.

   Mở đầu là không khí dự cảm:

   Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay

 Rộn ràng bao mê say, những bước chân dồn về đây

 Sài Gòn ơi, vững tin đã bao năm rồi

Một ngày vui giải phóng

 Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông

Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân

Thành Đồng ơi, sắt son đã vang khải hoàn

Ôi, hạnh phúc vô biên, hát nữa đi em, những lời yêu thương

  Chất tráng ca, hào sảng và tin yêu, lạc quan phơi phới, rộn rã trong từng lời ca, nốt nhạc, trong giai điệu hùng hồn, hoan hỉ vô cùng của niềm vui thống nhất.Một khung cảnh thật náo nức, vui tươi và hạnh phúc.

   Hội toàn thắng náo nức đất nước

 Ta muốn bay lên, say ngắm sông núi hiên ngang

Ta muốn reo vang, hát ca muôn đời Việt Nam

Tổ quốc anh hùng

 Ôi quê hương dẫu bao lần giặc phá điêu tàn Mà vẫn ngoan cường

 Giành một ngày toàn thắng Đẹp quá

  Niềm vui của mỗi người, mọi người, của cả đất nước trọn niềm vui như nhan đề bài hát đã giục giã tim người.

   Đời rực sáng những ánh mắt lấp lánh

 Ta muốn ôm hôn mỗi tấc đất quê hương

Ta muốn ca vang bước chân những người chiến sĩ

 Giải phóng kiên cường

 Đêm hoa đăng, những môi cười là bó hoa đời tươi thắm tuyệt vờ

i Đẹp niềm tin mãi mãi

Tổ Quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất

 Rạng rỡ Việt Nam

   Sau điệp khúc vút cao tự hào và mừng vui khôn xiết của cả dân tộc Việt Nam là sự nhắc lại điệp ngữ : ta đi...như một lần nhấn mạnh ngày vui thống nhất

  Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay

 Rộn ràng bao mê say, những bước chân dồn về đây

Sài Gòn ơi, vững tin đã bao năm rồi

Một ngày vui giải phóng

 Ta nghe như vang tiếng Bác Hồ dậy từ non sông

 Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân

Thành Đồng ơi, sắt son đã vang khải hoàn

 Ôi, hạnh phúc vô biên, hát nữa đi em, những lời yêu thương

   Bài hát hay, rất hay cứ vang mãi theo thời gian năm tháng, trên mỗi môi người...

  (Tiếp theo một đoạn bài hát này)

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 16/04/2022 11:36 Lê Vĩnh Nhiên 20/04/2022 16:42
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà