Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Trực tiếp chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Chủ đề: Kí ức một miền quê

Khách mời: Ông Lê Bá Dương

16h30 thứ 7, ngày 23.4.22

Thời lượng: 28p

MC: Mỹ Nhị, Như Hòa cùng KTV thu âm Vĩnh Lộc xin kính chào quý thính giả đang đến với 30 phút chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PT – TH Quảng Trị. Hiện tại chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói với chủ đề Kí ức một miền quê đang được phát trực tiếp trên sóng FM Đài PT – TH Quảng Trị, tần số 92,5mkz, lives tream trực tiếp trên trang FB Đài PTTH QT. Qúy vị thính giả muốn nghe lại chương trình hãy truy cập vào trang web Quangtri.tv.vn.

MN: Thưa quý thính giả. Sau 50 năm, trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ thị xã - Thành cổ Quảng Trị 49 năm qua vẫn luôn là bản tráng ca hào hùng của quân và dân ta, làm nên một kỳ tích, góp phần cho ngày thống nhất đất nước. Khúc tráng ca ấy vẫn đang âm vang với từng con người, từng mét đất trên quê hương Quảng Trị anh hùng hôm nay.

NH: 50 năm sau sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị (từ ngày 30-3 đến 1-5-1972), những dấu tích của chiến tranh đã dần nhường chỗ cho sự sống mãnh liệt trên mảnh đất này. Nhưng những giá trị lịch sử về truyền thống cách mạng, những chiến công hiển hách, tinh thần đấu tranh quả cảm, anh dũng của quân và dân ta trong sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị vẫn hiện hữu. Chính vì thế, Thành Cổ Quảng Trị có một sức hút hết sức mãnh liệt đối với du khách. Chỉ cần đặt chân đến Thành Cổ Quảng Trị, du khách như được sống lại khí thế hào hùng một thời của dân tộc Việt Nam. Năm 2022, tròn 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị (1972 – 2022).

NH: 50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về sự kiện 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, thị xã Quảng Trị luôn hằn sâu trong tâm trí của những người cựu chiến sỹ Thành Cổ Quảng Trị. Cho dù giờ đây tóc đã điểm bạc nhưng ký ức của một thời sinh viên sôi nổi, hào hùng, xếp bút nghiêng lên đường vào chiến trường Quảng Trị theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc vẫn còn vẹn nguyên như ngày nào. 

MN: Vâng, Từng được phong danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Ông là tác giả của bài thơ được khắc ở bến sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Trong những năm tháng chiến đấu ở Quảng Trị, ông đã có những kỷ niệm khó quên. Đó chính là ông Lê Bá Dương. Và trong chương trình với chủ đề Kí ức một miền quê hôm nay, chúng tôi rất vui mừng khi có sự tham gia của Cựu chiến binh Lê Bá Dương. Hiện nay ông đang sinh sống ở phường Quang Trung, Nha Trang, Khánh Hòa.

Trước tiên cảm ơn ông Lê Bá Dương đã dành thời gian tham gia cùng với chương trình.

LÊ BÁ DƯƠNG: Vâng, chào Mỹ Nhị, Như Hòa cùng thính giả của Đài Phát thanh truyền hình Quảng Trị. Bản thân tôi cảm thấy vừa vui mừng, vừa xúc động khi tham gia cùng chương trình. Bởi thời gian này là thời gian kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh QT, cũng là 50 năm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị. Đi ngược, về xuôi, hầu như năm nào tôi cũng trở về mãnh đất này, mãnh đất tôi và đồng đội từng gắn bó, từng chiến đấu …………………………….đúng như tên của chương trình mà các bạn vừa nói – KÍ ỨC MỘT MIỀN QUÊ.

NH: Cảm ơn những chia sẻ của ông. Thưa quý thính giả. Với chủ đề của chương trình Kí ức một miền quê hôm nay, quý vị thính giả hãy tham gia chương trình theo những cách thức sau:

NH: Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333.595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

Bắt đầu chèn ca khúc Cỏ non Thành Cổ

MN: Thưa quý vị thính giả. Sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị là bản hùng ca bất tử vang mãi muôn đời. Máu xương của các anh hùng liệt sĩ đã hòa vào lòng đất, từng cỏ cây Thành Cổ. Thành Cổ Quảng Trị đã ghi vào lịch sử một trang sử vàng chói lọi, một tượng đài về khát vọng độc lập, hòa bình. Các anh hùng liệt sĩ ngã xuống trên mảnh đất này không phải để viết nên một trang sử bi tráng mà viết nên một trang hòa bình.

Vuốt ca khúc lên cao

NH: “Cỏ non Thành cổ, một màu xanh non tơ/Bình minh Thành cổ, cỏ mềm theo gió đung đưa. Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ/Người vợ nào, người mẹ nào, ngậm ngùi nuốt lệ, khi chồng con không trở về”… những lời ca rất đỗi bình dị nhưng lại khắc vào lòng người nỗi day dứt khôn nguôi. Ca khúc quen thuộc này không chỉ gợi nhắc đến một địa danh anh hùng đã đi vào lịch sử mà còn là “nén nhang viếng người nằm dưới cỏ” của những người đang sống, những người đang được hưởng cuộc sống hoà bình.

1.     NH: Vâng, thưa ông Lê Bá Dương. Chắc hẳn ca khúc này ông đã từng nghe rất nhiều lần? Không biết lần này cảm xúc của ông có gì khác so với những lần trước đây không ạ?

LÊ BÁ DƯƠNG TRẢ LỜI:

2.     MN: Được biết ông đã có thời gian sống, chiến đấu tại mãnh đất QT. Chúng cháu rất muốn biết thêm về thời điểm ông có mặt tại Quảng Trị. Và khi đến QT, Ông cảm nhận về QT như thế nào?

LÊ BÁ DƯƠNG TRẢ LỜI:

(Kể lại lúc khai tuổi lên cao để được đi bộ đội rồi 15 tuổi có mặt tại QT, ở đâu, trận đầu tiên đánh là trận nào…ông cảm nhận QT lúc đó ra sao?)

3.     NH: Năm 1972, tỉnh QT giải phóng? Thời điểm đó ông cũng như các đồng đội của mình đã làm gì để góp phần giải phóng tỉnh nhà?

LÊ BÁ DƯƠNG TRẢ LỜI:

4.     MN: Trong rất nhiều hồi ức ngày ấy, ông có thể chia sẻ 1 vài kỉ niệm mà ông không bao giờ quên?

LÊ BÁ DƯƠNG TRẢ LỜI:

5.     NH: Thưa ông, kể từ ngày tỉnh QT được giải phóng, hầu như năm nào ông cũng thu xếp việc cơ quan, gia đình để trở về QT. Có thể là dịp 30.4 hoặc là đến tháng 7. Điều gì đã thôi thúc ông có quyết định như vậy?

LÊ BÁ DƯƠNG TRẢ LỜI:

NH: Vâng, thưa quý vị thính giả. Trong suốt chiều dài lịch sử, với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, Thành cổ Quảng Trị không chỉ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của địa phương, mà còn có vị trí quan trọng to lớn đối với tiến trình phát triển của dân tộc. Đặc biệt, trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ thị xã - Thành cổ Quảng Trị vẫn luôn là bản tráng ca hào hùng của toàn thể nhân dân cả nước, là bức tranh đẫm máu và hoa cùng với bao trận đánh anh dũng khác làm nên kỳ tích, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, quét sạch giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước…

Và dù trên mình mang đầy thương tích nhưng những chiến sĩ, những anh hùng cách mạng vẫn chiến đấu ngoan cường, quyết không rời trận địa, quyết bảo vệ trận địa đến hơi thở cuối cùng. Báo Quân đội nhân dân ra ngày 9/8/1972 đã viết: “Mỗi mét vuông đất mà các chiến sĩ ta giành được ở Thành Cổ Quảng Trị thực sự là một mét vuông máu”. Trong 81 ngày đêm ấy, hàng ngàn chiến sĩ hy sinh tại đây chưa lấy được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều, xương máu các anh đã hòa quyện vào gạch đá đổ nát, hàng vạn các chiến sĩ bất chấp hiểm nguy, vượt con sông Thạch Hãn, vượt qua mưa bom bão đạn, chỉ một mục tiêu tiến đến giữ được Thành cổ Quảng Trị để rồi hết lớp người này đến lớp người khác ngã xuống, thân thể hòa vào lòng sông Thạch Hãn, mãi mãi hy sinh ở tuổi đôi mươi. Sau này, cựu chiến binh Lê Bá Dương ngày hòa bình trở về chất đầy một thuyền hoa huệ trắng thả xuống sông viếng bạn bè, những câu thơ yêu thương ứa máu dành cho đồng đội:

“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...”.

6.     NH: Thưa Cựu chiến binh Lê Bá Dương, nhiều người khi đọc 4 câu thơ này đã nói rằng: Họ chưa có dịp đến Quảng Trị, đến Thành Cổ QT. Nhưng qua sách báo, qua 4 câu thơ của ông. Họ đã hình dung ra được con sông Thạch Hãn, nơi có rất nhiều lính đã mãi mãi hòa mình vào sóng nước. Ông có thể chia sẻ thêm về 4 câu thơ này?

 

LÊ BÁ DƯƠNG TRẢ LỜI: (sự ra đời của 4 câu thơ)

 

MN: Vâng, bài thơ “Lời người bên sông” của cựu chiến binh Lê Bá Dương đã đi vào hơn 20 tác phẩm. Dù dùng cả nguyên bài hay dùng vài câu, ý thơ làm ca từ. Dẫu không phải là một người làm thơ chuyên nghiệp, nhưng chỉ với một bài thơ ấy, Lê Bá Dương đã chạm khắc được vẻ đẹp huyền diệu của tâm hồn, neo lại trong lòng bạn đọc, đặc biệt không chỉ với những người lính từng đi qua cuộc chiến đầy khốc liệt mà cho các thế hệ hôm nay và mai sau có dịp thấu hiểu và ngưỡng mộ quá khứ hào hùng của cả một dân tộc đã một thời chiến đấu, hy sinh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

 

 

 

7.     MN: Quay trở lại cuộc trò chuyện cùng khách mời của chương trình. Thưa ông Lê Bá Dương, đã 50 năm trôi qua từ sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972, sau bao hoang tàn, đổ nát của chiến tranh, giờ đây, khi trở lại Đông Hà, QT, các địa danh như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Cam Lộ…ông thấy điều gì đặc biệt?

LÊ BÁ DƯƠNG TRẢ LỜI:

(…Sự đổi thay trên từng mãnh đất cụ thể ra sao, những ngôi nhà tầng mọc lên, trung tâm thương mại, kinh doanh...)

8.     NH: Thưa ông, lần trở lại QT này đối với ông có ý nghĩa gì đặc biệt?

LÊ BÁ DƯƠNG TRẢ LỜI:

( Dự định đến QT lần này để làm việc gì…, tuổi đã ngoài 70, số lần về QT cũng sẽ ít dần đi…)

LÊ BÁ DƯƠNG TRẢ LỜI:

 

9.     Giờ đây, nếu được hỏi mong muốn của ông lúc này là gì thì ông có thể chia sẻ được không ạ?

LÊ BÁ DƯƠNG TRẢ LỜI:

(Mong muốn…….và một điều tôi rất vui mừng là những người còn sống, nhất là thế hệ trẻ hôm nay, các bạn luôn sống, học tập, cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước, các bạn không quên đi công ơn to lớn …..)

MN: Vâng, cảm ơn những chia sẻ của ông trong chương trình ngày hôm nay. Chúc ông có thật nhiều sức khỏe để còn nhiều lần nữa đến với QT chúng ta.

LBD…

Bắt đầu chèn ca khúc

MN: Thưa quý vị thính giả. Chặng đường phía trước đang mở ra cho Quảng Trị nhiều thời cơ, thuận lợi mới, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Với truyền thống anh hùng và niềm tin, khát vọng vươn lên, Quảng Trị hôm nay không ngừng đổi mới và phát triển, đất lửa hồi sinh kỳ diệu, những dãy núi đồi trùng điệp phủ một màu xanh tràn đầy sức sống. Quảng Trị đang ngày một phát triển để xứng đáng với sự hy sinh của những người lính.

Vuốt ca khúc lên cao

Chào cuối

 

 

 

 

 


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 22/04/2022 07:18 Trần Thị Mỹ Nhị 22/04/2022 07:18
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà