Dọc đường văn nghệ 29/4
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 29/4 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính về "Tình Quảng Trị của Nguyễn Tuân", và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 1/5 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 5/5 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Mở đầu ct là bài viết : tình Quảng Trị của Nguyễn Tuân, bài của Xuân Dũng, chúng ta cùng nghe. -Phần cuối ct là mấy cảm nhận về một bài hát gắn liền với Quảng Trị, bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng theo dõi -Qúy thính giả vừa theo dõi ct, ct này do Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

Dọc đường VN 29/4, bài 1

                  TÌNH QUẢNG TRỊ CỦA NGUYỄN TUÂN.

                                                                                             (Xuân Dũng) 

   Sau Hà Nội và Tây Bắc thì Quảng Trị là vùng đất thu hút nhiều tâm can và bút lực của nhà văn Nguyễn Tuân.

Ông có đến mười bài ký về Quảng Trị, trong đó có nhiều trang đau đáu về cầu Hiền Lương và sông Bến Hải trong thời gian nước non chia cắt.

Trước Cách mạng Tháng Tám, nhà văn thèm đi như thèm sống này đã xê dịch trong Nam ngoài Bắc và mặc dù chỉ đi qua nhưng cầu Hiền Lương, Quảng Trị vẫn gieo vào lòng ông những ấn tượng khó quên: “Tôi may mắn hơn nhiều đồng bào tôi, tôi có cái vinh dự được qua cầu Hiền Lương... Tôi đi bằng tàu hỏa, tôi đi bằng tàu biển, tôi đi bằng ôtô hàng...”.

Nhưng khi hòa bình lập lại thì bước chân nhà văn đã khựng lại trước chiếc cầu giới tuyến. Ông quặn thắt ruột gan khi không vào được miền Nam, được thăm lại non sông liền một dải.

  Và một chiếc cầu mà không thể đi lại, qua về một cách bình thường như ngàn vạn chiếc cầu khác thì chỉ thể gọi là “cầu ma“ mà thôi. Trong bài ký này, ông đã gọi lên không chỉ một lần về “cầu ma”, “cầu giả vờ”, “tuyệt không có bóng bộ hành qua lại”.

Ngay cả màu sơn của cầu cũng bị chia làm hai màu ngăn cách khiến nhà văn cảm thán “trông cũng đã khỉ lắm rồi!”.

Cũng thật thú vị và hi hữu khi các tài liệu lịch sử viết về cầu Hiền Lương đều có tham khảo ký Nguyễn Tuân, nhất là đoạn nói về những tấm ván trên cầu. Nhà văn kỹ tính và kỳ khu đã tỉ mẩn đếm từng tấm ván lót cầu Hiền Lương để rồi mô tả: “Cầu chia làm hai phần, mỗi bên dài 89 m, sơn hai màu khác nhau. Bờ Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm...”

Trong bài ký Cắm cột mốc giới tuyến, Nguyễn Tuân đã xót xa trước số phận oan ức, đau buồn của dòng sông Bến Hải và chiếc cầu Hiền Lương.

Ông gọi đó là “dòng sông không có đủ hai bờ”, là “sông tuyến” khi oằn mình gánh những oan khiên lịch sử.

    Sau hiệp định Paris năm 1973, ông mới vào phía nam sông Bến Hải. Trước mặt ông : “Quán Ngang chiến sự và vụn gãy chiến cụ nóng bỏng, thấy cả một vùng đất ruộng Gio Linh nhất đẳng điền này đã trở nên những trảng cỏ tranh cỏ lác điểm điểm đều đều những giếng ao bom”.

     Và đó là quang cảnh hòa bình khi chiến tranh mới vừa ngưng tiếng súng.

Dọc đường VN 29/4

Bài 2

 

                           BÀI HÁT"  CÂU HÒ BÊN BẾN HIỀN LƯƠNG".

                                                                                           (Xuân Dũng)

 

   Trong nhiều ca khúc nói về khát vọng thống nhất và tình cảm Nam-Bắc một nhà thì bài hát nổi tiếng "Câu hò bên bến Hiền Lương" được nhiều người yêu thích bằng một tâm cảm thiết tha.

   Mở đầu bài hát là cảnh tượng bờ bắc Hiền Lương:

   Bên ven bờ Hiền Lương

 Chiều nay ra đứng trông về

 Mắt đượm tình quê đôi mắt đượm tình quê

 Xa xa đoàn thuyền nan

 Buồm căng theo gió xuôi dòng

 Bỗng trong sương mờ Không gian trầm lắng nghe câu hò

   Lời hát da diết, giai điệu pha lẫn chất dân ca nhung nhớ như nỗi niềm bị chia ly, ngăn cách. Tình cảm bị dồn nén càng lan tỏa cảm xúc dâng trào qua điệp khúc:

   Hò ơi ơi thuyền ơi

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

 Nhắn ai luôn giữ câu nguyện

 Trong cơn bão tố

  Vẫn bền lòng son

   Đó là tấm lòng thủy chung, son sắt của những người Việt Nam giàu tình nghĩa, gan dạ và bất khuất, quyết chiến đấu vì độc lập, tự do, không hề nao núng trước những thử thách của chiến tranh và chia cắt:

   Ơi câu hò chiều nay

   Sao mang nặng tình ai

   Hay là em bên ấy

   Trong phút giây nhớ nhung trào sôi

   Gởi niềm tin theo gió

   Qua mấy câu thiết tha hò ơi

     Đúng là không có gì đau lòng bằng sinh ly tử biệt, còn sống mà phải xa cách, có thể nhìn thấy nhau mà không thể đến với nhau, nắm lấy tay nhau, không thể đoàn tụ một nhà. Đó là nỗi đau cả dân tộc suốt mấy mươi năm được nhạc sĩ nói hộ bằng lời ca xoáy vào gan ruột:

   Trông qua rặng Trường Sơn

   Miền quê xa tít chân trời

   Mây lặng lờ trôi

   Mây đen lặng lờ trôi

   Xa xa một đàn chim

   So mây giang cánh lưng trời

   Hỡi chim hãy dừng

   Cho ta gởi tới phương xa vời

   Bài hát như tâm tình của lứa đôi mà cũng cũng là tình chung dân tộc. Khi niềm riêng đã thành nỗi chung sâu nặng và thiết tha, xúc động thì bài hát đã mãi đọng lại hồn người.

   (Tiếp theo một đoạn bài hát này)

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 23/04/2022 16:29 Lê Vĩnh Nhiên 27/04/2022 16:33

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà