Tạp chí VNCN 1.5
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 1.5.2022

Trích bài hát: Quảng Trị giải phóng

PTV1: Kính thưa Quý vị và các bạn! Cách đây tròn 50 năm, ngày 1/5/1972, lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ - ngụy, giải phóng phần lớn tỉnh Quảng Trị, bảo vệ vùng giải phóng. Đây là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất với tinh thần Không có gì quý hơn độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

PTV2: 50 năm kể từ ngày quê hương được giải phóng, hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là hơn 30 năm sau ngày lập lại tỉnh Quảng Trị (1989-2022), Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực dựng xây và đưa tỉnh nhà đạt tới những bước phát triển có ý nghĩa cùng cả nước đi đến ấm no, giàu mạnh.

Trích bài hát:

PTV1: Thưa Quý vị và các bạn! Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy niềm tự hào lịch sử, tôn vinh giá trị cao đẹp của hòa bình đồng thời quảng bá hình ảnh mảnh đất và con người tỉnh Quảng Trị, trong đó có cuộc thi sáng tác văn học-nghệ thuật với chủ đề “Quảng Trị- 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

 PTV2: Với việc lựa chọn những tác phẩm VHNT có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật  đã phản ánh về mảnh đất, con người Quảng Trị giàu truyền thống văn hóa, mang bản sắc riêng với truyền thống cách mạng kiên cường trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong lao động, học tập; cũng như quá trình nỗ lực cao độ khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Trị.

Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển trong các tác phẩm văn học-nghệ thuật

PTV1: Cuộc thi sáng tác văn học-nghệ thuật Quảng Trị- 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển là giải thưởng của tỉnh Quảng Trị trong năm 2022 có giá trị ghi nhận, biểu dương sự đóng góp của văn nghệ sĩ và các tác giả trên mọi miền đất nước sáng tạo văn học-nghệ thuật về Quảng Trị; định hướng phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Quảng Trị, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; khích lệ động viên văn nghệ sĩ, nhân dân tiếp tuc sáng tạo văn học-nghệ thuật trong giai đoạn tiếp theo. Theo đó, phạm vi tham gia cuộc thi là những tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình của các tác giả và đồng tác giả ở các chuyên ngành Văn học, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Kiến trúc, Âm nhạc, Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Văn nghệ dân gian, Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Nội dung của các tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình tham gia cuộc thi cho thấy nỗ lực của các tác giả và đồng tác giả trong việc bám sát chủ đề, phản ánh phong phú và đa dạng mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, anh ninh, quốc phòng, đối ngoại, đời sống tinh thần nhân dân tỉnh Quảng Trị trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển trong 50 năm kể từ ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị đồng thời dự báo tình hình, cơ hội phát triển mọi mặt, trong đó có văn hóa, văn học-nghệ thuật của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn tiếp theo. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của đông đảo văn nghệ sỹ trong và ngoài Tỉnh với nhiều lĩnh vực, nhiều câu chuyện thể hiện quá trình dựng xây, đổi mới của quê hương Quảng Trị trong suốt 50 năm qua. Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng- Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị chia sẽ:

Trích băng

Sau một thời gian phát động, cuộc thi sáng tác văn học-nghệ thuật với chủ đề Quảng Trị 50 năm đổi mới, xây dựng và phát triển đã trải qua vòng thi Sơ khảo và Chung khảo. Kết quả, Hội đồng chung khảo cuộc thi đã thống nhất trao 29 giải thưởng, gồm có 5 giải A, 10 giải B và 14 giải C. 5 tác phẩm đạt Giải A là tập bút ký, phóng sự Nơi đầu cầu liên Á của tác giả Nguyễn Hoàn ở chuyên ngành Văn học, bộ phim Bao giờ thuyền lại sang sông của nhóm tác giả Lê Quang Thông và Quốc Trọng thuộc chuyên ngành Sân khấu - Điện ảnh, tấm ảnh Đêm trắng thời Covid-19 của họa sĩ Trương Minh Dự ở chuyên ngành Mỹ thuật, ca khúc Bài ca Hướng Hóa của nhạc sĩ Lê Anh thuộc chuyên ngành Âm nhạc, tập sách Không ảnh Quảng Trị của nhà báo-họa sĩ Hồ Thanh Thọ ở chuyên ngành Nhiếp ảnh.

 Ở Giải B, 10 tác phẩm được trao cho tác phẩm Khúc ca hòa bình của nhạc sĩ Võ Thế Hùng, tập truyện ngắn Những mùa gió rát của tác giả Diệu Ái, tập thơ Quảng Trị mình thương của tác giả Nguyễn Văn Dùng, tập truyện ngắn Lỗ thủng của tác giả Văn Xương, tập sách khảo cứu Những giá trị văn hóa đặc sắc của người Bru-Vân Kiều và Pa Kô do nhà văn Y Thi chủ biên, tác phẩm Tình quân dân trên đảo Cồn Cỏ của họa sĩ Trịnh Hoàng Tân, tác phẩm Bản sắc vùng cao của tác giả Nguyễn Văn Hùng, tác phẩm Làng văn hóa quê tôi của tác giả Thế Hà, tác phẩm Năng lượng xanh miền Tây Quảng Trị của tác giả Trà Thiết, tác phẩm Hàn gắn vết thương chiến tranh của nhóm tác giả Phòng Chính trị, Bộ Chỉ Huy quân sự tỉnh. Trong 14 tác phẩm đạt Giải C có 4 ca khúc là Một ngày nơi đảo Cồn Cỏ của tác giả Nguyễn Quỳnh Hợp, Đêm Cửa Việt của tác giả Phan Thạch Hùng, Về Quảng Trị quê mình của tác giả Trọng Lập, Âm vang Bạch Đằng Giang của tác giả Nguyễn Xuân Vũ); 4 tác phẩm thuộc chuyên ngành Văn học là Tập bút ký Gạo quê thương nhớ của nhà báo Đào Tâm Thanh, tập bút ký Không có đêm trên vĩ tuyến 17 của nhà báo Trần Hoài, tập bút ký Mây trắng ơ hờ mây trắng bay của nhà báo Y Thi, tập bút ký Về bến sông xưa của nhà báo Trương Đức Minh Tứ); 2 tác phẩm thuộc chuyên ngành Văn nghệ dân gian gồm tác phẩm Quê hương dấu yêu ngày trở lại của nghệ nhân ưu tú Vũ Mạnh Thi, tập sách Một số lễ hội làng nghề và trò chơi dân gian Quảng Trị của nhà báo-họa sĩ Hồ Thanh Thoan; 1 tác phẩm thuộc chuyên ngành Sân khấu-Điện ảnh là Nhọc nhằn bước chữ của nhà báo Trần Đăng Mậu; 1 tác phẩm thuộc chuyên ngành Mỹ thuật là bức tranh Quảng Trị ngày mới của họa sĩ Nguyễn Thanh Thái, 2 tác phẩm thuộc chuyên ngành  Nhiếp ảnh là tấm ảnh Dòng sông hoa lửa của tác giả Cao Văn Tỉnh và tấm ảnh Năng lượng tái tạo thủy điện và điện gió của tác giả Lê Phước Trang Sinh. Chia sẽ về Cuộc thi này, họa sỹ Hồ Thanh Thoan cho rằng:

Trích băng: 24.4

Nghệ nhân ưu tú Vũ Mạnh Thi chia sẽ:

Trích băng: 30.1

Cuộc thi đã thể hiện được chặng đường 50 năm qua (1972 – 2022) với những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực của quê nhà Quảng Trị, thể hiện những đặc trưng, tiêu biểu về mảnh đất, con người, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa của miền quê Quảng Trị cũng như tiềm năng, lợi thế, sức hấp dẫn và cơ hội hội nhập, phát triển sâu rộng; đạt yêu cầu về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật. Qua đó, góp phần quảng bá tiềm năng, cơ hội phát triển và hội nhập sâu rộng; khơi dậy khát vọng xây dựng quê hương giàu mạnh, cổ vũ cán bộ, Nhân dân nỗ lực, phấn đấu đưa Quảng Trị phát triển mạnh mẽ, hòa vào tiến trình phát triển của cả nước.

Nhạc sỹ Lê Đình Trí cho rằng:

Trích băng: 20.2.2022

Trích bài hát: Đất mẹ hồi sinh

Với những tác phẩm phản ánh, thể hiện về mảnh đất, con người, sự kiện của tỉnh Quảng Trị, cuộc thi sáng tác văn học-nghệ thuật Quảng Trị- 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển là đóng góp quan trọng vào ý nghĩa thiết thực và sự thành công của các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị. Cùng với những giá trị góp phần xây dựng nền văn học - nghệ thuật cách mạng, cuộc thi cũng tiếp thêm hiệu ứng quảng bá hình ảnh, diện mạo của tỉnh Quảng Trị trong 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển rất đỗi tự hào.

Trích bài hát

PTV2: Thưa Quý vị và các bạn! 50 năm qua, nhất là sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), tỉnh Quảng Trị cùng cả nước vượt qua khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng phát triển về kinh tế xã hội an ninh quốc phòng. Những thành tựu kinh tế - xã hội mà quân và dân Quảng Trị đạt được có ý nghĩa quan trọng, tạo thế và lực vững chắc để Quảng Trị cùng cả nước tiếp tục tiến vào giai đoạn phát triển mới, trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế chăm lo phát triển tốt hơn sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa xã hội.

PTV1: Với các văn nghệ sỹ Quảng Trị bằng tình yêu của mình với mảnh đất và con người quê hương; họ đã có nhiều sáng tác với những chủ đề khác nhau thể hiện sự hồi sinh và phát triển của vùng đất Quảng Trị. Trong đó, nhà điêu khắc Nguyễn Văn Hùng- hiện anh đang sinh sống tại Hướng Hóa đặc biệt có niềm đam mê với những sáng tác về vùng cao Quảng Trị. Trong cuộc thi “Quảng Trị 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” vừa qua, tác phẩm “Bản sắc vùng cao” của anh đã đạt giải B. Trong chương trình Tạp chí VNCN hôm nay, pv CM có cuộc trò chuyện với anh xung quanh nội dung này.

1.     Trước hết xin chúc mừng nhà điêu khắc Nguyễn Văn Hùng đã đạt giải B với tác phẩm “Bản sắc vùng cao” tại cuộc thi Quảng Trị 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”. Anh có thể cho biết lý do anh lựa chọn đề tài tham dự cuộc thi là gì ạ?

Anh Hùng trả lời…9p

2.     Vậy bằng chất liệu điêu khắc trên gỗ, anh đã có những cách tạo hình khối như thế nào để tác phẩm “Bản sắc vùng cao” để lại ấn tượng trong lòng người xem?

Anh Hùng trả lời..

3.     Với các họa sỹ thì họ sử dụng màu sắc để biểu đạt cảm xúc của mình. Với anh là một nhà điêu khắc thì bằng chất liệu trên gỗ anh có những cách biểu đạt ntn ạ?

Anh Hùng trả lời…4p30s

4.     Vâng! Như vậy so với các đề tài thông thường thì chủ đề về miền núi Quảng Trị phải thể hiện phong cách riêng phải ko ạ?

Anh Hùng trả lời…6p16s

5.     Qua những tác phẩm của mình, chắc chắn là sự thể hiện tấm lòng và tình yêu của một con người gắn bó với vùng cao Quảng Trị phải ko ạ?

Xin cảm ơn nhà điêu khắc Nguyễn Văn Hùng với cuộc trò chuyện hôm nay.

Nhạc cắt

PTV2: Kính thưa Quý vị và các bạn! Ngày 28/4/1972 đã đi vào lịch sử khi Đông Hà được hoàn toàn giải phóng. Chiến thắng Đông Hà đã mở đường cho quân và dân các vùng trong toàn tỉnh thừa thắng xông lên tiêu diệt địch, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị 1/5/1972 và cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chuyển sang một giai đoạn mới. Vững bước đi lên sau cuộc chiến tranh tàn khốc với truyền thống cách mạng và ý chí quyết tâm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đông Hà đã đoàn kết một lòng, bước vào cuộc chiến mới xây dựng và tái thiết quê hương, đưa kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, xây dựng Đông Hà ngày càng đổi mới. Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Đông Hà, cũng là dịp để người dân của tỉnh Quảng Trị nói chung và giới nghệ thuật tỉnh nhà nói riêng thường nhắc tới những khúc ca viết về thành phố trẻ.

Khúc hát thành phố trẻ

Trích: Đhà TP tương lai

PTV1: Vẫn nhớ, năm 1982, một trong những hoạt động của dịp kỷ niệm 10 năm Ngày Giải phóng Đông Hà là sáng tác ca khúc về mảnh đất và con người bên dòng sông Hiếu. Qua đó, người Đông Hà yêu thích bài hát Đông Hà, thành phố tương lai của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương mang khát khao thắm thiết và cháy bỏng: “Kìa xác xe tăng, xe là cốt thép, xi măng Đông Hà gạch ngói ta xây, xây lên tầng cao, cao mãi. Đông Hà mà ta mến thương. Vì ngày mai mà tầng xây cao mãi. Đông Hà thành phố tương lai”.

Trích: Đông Hà, Tp tương lai

 Bên cạnh đó, ca khúc Gặp lại em của nhạc sĩ Quách Mộng Lân cũng chan chứa mơ ước: “Trời Đông Hà hôm nay xanh trong. Dòng sông Hiếu như đôi mắt em xanh màu mơ ước. Ơi Đông Hà cuộc sống đang sinh sôi. Ơi Đông Hà bừng sáng ngàn tương lai”. Trong suốt 27 năm sau, giai điệu và lời ca của các ca khúc này luôn ngân vang, sống động trong tâm hồn người dân Đông Hà và trong đời sống văn hóa-văn nghệ của thị xã ở đôi bờ dòng Hiếu giang.

Ngày 1/7/1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại và Đông Hà trở thành thị xã tỉnh lỵ. Một thời gian sau, nhạc sĩ Võ Thế Hùng viết ca khúc Đông Hà một khúc hò khoan:  “Đông Hà, tương lai vẫy chào những tầng cao mới. Đông Hà, thắm sắc hoa đời trên từng con phố”. Đến tháng 12/2005, Đông Hà được công nhận là đô thị loại III và giai điệu Thành phố bên sông Hiếu vang lên.

Tối ngày 1/9/2009, Nghị quyết số 33 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thành phố Đông Hà trực thuộc tỉnh Quảng Trị được công bố. Với sự kiện này, có thể nói bài hát Đông Hà, thành phố tương lai đã hoàn thành sứ mạng lịch sử đồng thời dự cảm tuyệt đẹp và lãng mạn của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương đã thành hiện thực sau 27 năm. Cũng với việc Đông Hà trở thành thành phố, nhạc sĩ Võ Thế Hùng sáng tác ca khúc Những mùa hoa bên sông Hiếu: “Hoa lung linh, nắng lung linh trên thành phố Đông Hà. Em là hoa là hoa, của phù sa quê mẹ. Em là hoa là hoa, nụ đời thơm trên môi”.

Vào năm 2012, kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng Đông Hà, UBND thành phố Đông Hà đã phát động cuộc thi sáng tác ca khúc theo chủ đề Đông Hà-40 năm xây dựng và phát triển, thành phố trẻ đầu cầu xuyên Á. Lần nữa, nhạc sĩ Võ Thế Hùng bày tỏ tình yêu với thành phố bên sông Hiếu trong bài hát Đông Hà tình yêu tôi:Đông Hà tình yêu tôi, nơi đưa nôi à ơi tiếng hát, nơi mẹ ru tôi. Đêm nằm nghe sông Hiếu trở mình, nghe đời lên chan chứa bao tình, đất nước đi về trong giấc mơ xanh”.

Trích: Đông Hà tình yêu tôi

Trong dòng chảy của đời sống văn hóa-nghệ thuật hướng về dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Đông Hà, tác giả Trần Thu Hường đã sáng tác giai điệu âm nhạc phổ vào lời thơ của tác giả Nguyễn Chơn Viễn và thành phố có thêm nhạc phẩm Đông Hà, thành phố hôm nay mang những âm giai tự hào, trong sáng: “Về với anh về thăm lại Đông Hà. Thành phố xanh bên dòng sông Hiếu. Ta bên nhau nghe lòng rộn rã. Bước đường xa hối hả bàn chân quen. Về với anh về thăm lại Đông Hà. Thành phố trẻ trên đường xuyên Á”.

Trích:  Đông Hà, thành phố hôm nay

Từ lần đầu nghe bài hát Đông Hà, thành phố tương lai giữa những gian nan qua những ngày đầu trở thành trung tâm của tỉnh Quảng Trị, đổi mới và phát triển đến Đông Hà, thành phố hôm nay giàu và đẹp hơn đang từng ngày sánh bước cùng cả nước trên con đường đến ấm no, hạnh phúc. Bây giờ, bài hát Đông Hà, thành phố tương lai đã trở thành giai điệu ký ức và Đông Hà, thành phố hôm nay là khúc ca dâng đầy tâm trí bao người ở thành phố trẻ đang vươn mình tới những sinh tỏa không ngừng của đời sống…

Trích: Đông Hà, thành phố hôm nay.

ST: Nguyễn Chơn Viễn

PTV2: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 26/04/2022 22:41 Lê Vĩnh Nhiên 27/04/2022 16:31

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà