Tạp chí VNCN 8.5
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 8.5.2022

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn! Rất vui khi được đồng hành cùng Quý vị và các bạn trong tạp chí VNCN tuần này. Với thời lượng phát sóng của chương trình, thông qua những bài viết, những cảm nhận khác nhau, hy vọng sẽ mang lại cho quý thính giả những hiểu biết thú vị về mảnh đất và con người Quảng Trị. Chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu cùng Quý thính giả những nội dung đáng chú ý sau đây:

- Giá trị của văn hóa phi vật thể qua các lễ hội ở Quảng Trị

-“Bài ca Hướng Hóa”- khúc ca ca ngơi Vẻ đẹp miền Tây Quảng Trị

- Không gian văn hóa làng quê qua tác phẩm “Làng văn hóa quê tôi” của họa sỹ Thế Hà

- “Những mùa gió rát” gắn với những phận người của tác giả trẻ Diệu Ái

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị và các  bạn!  

1. Giá trị của văn hóa phi vật thể qua các lễ hội ở Quảng Trị

Quảng Trị là nơi được coi là vùng giao thoa không chỉ giữa hai nền văn hóa Chămpa và Đại Việt mà còn nhiều tộc người khác. Gia tài di sản văn hóa phi vật thể Quảng Trị được xây dựng bởi các tộc người Chăm,Việt, Bru-Vân Kiều và Tà Ôi trải suốt chiều dài lịch sử hàng trăm năm. Đó là di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện qua hình thức các lễ hội ở Quảng Trị.

Lễ hội Quảng Trị đa dạng, phong phú với các loại hình: Lễ hội dân gian truyền thống; lễ hội tôn giáo; lễ hội lịch sử cách mạng và lễ hội văn hóa du lịch. Đây là bức tranh lễ hội đa sắc màu, là nét đặc trưng của đất và người Quảng Trị. Từ những giá trị văn hóa bình dị, mộc mạc, vô cùng phong phú, trở thành mối dây liên kết giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.  Việc duy trì và phát triển các lễ hội trên vùng đất Quảng Trị sẽ góp phần gìn giữ bền vững, lâu dài những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, độc đáo, quý báu, làm phong phú hơn đời sống đời sống của người dân Quảng Trị nói chung và những ai có dịp đặt chân đến đây.

2. "Ngành Giáo dục Đào tạo Quảng Trị - 50 năm vì sự nghiệp trồng người"

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học và âm nhạc chủ đề "Ngành Giáo dục Đào tạo Quảng Trị - 50 năm vì sự nghiệp trồng người" (1972 - 2022).

Trại sáng tác lần này nhằm mục đích thu được các tác phẩm phản ánh sinh động, toàn diện vai trò và thành tựu của ngành GDĐT trong sự nghiệp trồng người; những điển hình, gương tiêu biểu của ngành; những thành tích của học sinh tại các sân chơi trí tuệ, các cuộc thi; đồng thời gợi mở những định hướng, giải pháp cho sự phát triển chung của ngành trong thời gian tới.

Các thể loại văn học gồm: truyện ngắn, ký văn học, thơ, chân dung, tản văn; thể loại âm nhạc là ca khúc, hợp xướng. Đối tượng tham gia là hội viên chuyên ngành văn học, âm nhạc của Hội VHNT tỉnh cùng cán bộ, giáo viên, học sinh có khả năng sáng tác. Trại sáng tác diễn ra từ nay cho đến hết tháng 8/2022.

3. Tour du lịch sinh thái khám phá rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh.

Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) tại Quảng Trị phối hợp UBND huyện Hướng Hóa, người dân thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng vừa khai trương tour du lịch sinh thái khám phá rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh.

Thôn Chênh Vênh có diện tích 1.500 ha, với 130 hộ, 440 khẩu, 100% người dân là dân tộc Vân Kiều. Tham gia tour du lịch sinh thái khám phá rừng cộng đồng, du khách sẽ được trải nghiệm rừng nguyên sinh tre trúc bạt ngàn. Tối đến, người dân sẽ đãi khách những món ẩm thực bản địa như xôi nếp rẫy, gà, heo nướng, các món rau rừng, măng luộc… Du khách có thể lựa chọn ngủ trong nhà sàn hoặc ngủ lều trên đỉnh đồi Sa Mươi để ngắm bình minh. Ngoài ra, tùy vào từng thời điểm trong năm, du khách còn được chứng kiến các lễ hội đặc sắc của người Vân Kiều như tết cơm mới, lễ cưới hỏi…

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Cuộc thi sáng tác văn học-nghệ thuật với chủ đề Quảng Trị- 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển đã khép lại, song dấu ấn về những tác phẩm đạt giải tại cuộc thi lần này đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh mảnh đất và con người Quảng trị trong suốt chặng đường 50 năm qua.  Trong số 29 tác phẩm đạt giải lần này, nhạc phẩm “Bài ca Hướng Hóa” của nhạc sĩ Lê Anh đã đạt Giải A. Tác phẩm là sự thể hiện tình cảm của người nhạc sỹ về mảnh đất và con người Hướng Hóa. Với giai điệu mang âm hưởng vui tươi, mang đậm phong cách âm nhạc đương đại được người yêu nhạc yêu mến. Chúng ta hãy cùng đến với cảm nhận về ca khúc “bài ca Hướng Hóa” qua bài viết sau đây của CTV Bội Nhiên.

Trích ca khúc Bài ca Hướng Hóa

“Hướng Hóa quê ta núi non điệp trùng. Đây Khe Sanh, đây Lao Bảo bừng lên trong nắng mới. Bão tố mưa sa vẫn trong một nhà, đây Pa Kô đây Vân Kiều cùng con cháu của Bác Hồ”…,  khổ đầu của Bài ca Hướng Hóa được nhạc sĩ Lê Anh viết bằng lời ca và âm điệu trầm hùng phù hợp với miền sơn nguyên nhiều núi cao sông dài vọng dội những chiến công nay bay bổng trong âm nhạc. Sự trình diễn của các ca sĩ với những âm vực mạnh và nhịp hát hòa vào nhau trong giai điệu cho thấy góc nhìn và tình cảm của nhạc sĩ đối với mảnh đất, con người Hướng Hóa. Khổ tiếp theo đồng thời là điệp khúc của Bài ca Hướng Hóa có sự chuyển điệu rất tinh tế, mềm mại khắc họa được sự chung sức đồng lòng của người dân tỉnh Quảng Trị trong quá trình xây dựng Hướng Hóa trong hơn 50 năm qua: “Anh từ miền xuôi lên. Em từ rừng núi về xây miền quê Hướng Hóa đẹp giàu. Cho quê ta mùa tiếp mùa vườn nhà ai trĩu quả. Cả bản làng yên vui trên núi rừng từng sắc lá”. Ca từ và nét nhạc trữ tình mà nhạc sĩ Lê Anh tạo nên đã mang vào âm nhạc cả chủ thể đời sống và hiện thực đời sống cũng như thành quả kiến tạo đời sống trên miền đất từng được ví là Điện Biên Phủ thứ hai đối với quân xâm lược. Để rồi khúc kết bài hát là những giai âm thanh nhã “Núi đồi Tà Cơn xanh, đây nhà Làng Vây biếc, đây La La hát mãi, đây La La hát mãi dòng suối trong xanh hiền hòa. Hướng Hóa... hát tiếp bài ca quê hương” lay động sự thụ cảm và những hy vọng tràn ngập trái tim người nghe.

trích

Với nốt nhạc khỏe khoắn đan xen trầm hùng và ca từ mang dấu ấn các chiến thắng lịch sử cũng như sắc thái đời sống hòa bình, mỗi lời hát của Bài ca Hướng Hóa ngân lên đã vẽ khung cảnh Hướng Hóa giàu đẹp sau những nỗ lực kiến thiết và dựng xây. Người nghe Bài ca Hướng Hóa, đặc biệt là những người trong thời hậu chiến chứng kiến Hướng Hóa đổi thay từng ngày rất vui và rất tự hào, như ông Trần Thi ở thị trấn Khe Sanh: “Là người thuộc thế hệ đầu lên Hướng Hóa làm kinh tế mới, cùng nhiều người góp công sức xây dựng quê hương, tôi rất vui mừng khi Hướng Hóa đổi thay, phát triển như hôm nay. Tự hào lắm”.

Bài hát Bài ca Hướng Hóa đã khơi gợi ký ức và lịch sử phát triển của Hướng Hóa, sự hồi sinh kỳ diệu của mảnh đất từng bắn hạ máy bay và xe tăng quân thù… Sáng tác ca khúc phản ánh cuộc sốngtrên mảnh đất  hào hùng ấy, Bài ca Hướng Hóa là một trong các ca khúc đã được công chúng yêu âm nhạc đón nhận nồng nhiệt từ sau năm ngày tỉnh Quảng Trị được lập lại và đem đến cho nhạc sĩ Lê Anh sự thành công. Qua Bài ca Hướng Hóa, tình yêu quê nhà của nhạc sĩ được cảm nhận trong chất nhạc nhẹ đương đại có sự  chặt chẽ của khúc thức, sự dân dã mà chải chuốt của ca từ mang dấu ấn phong cách nghệ thuật mượt mà, thiết tha mà nhạc sĩ Lê Anh luôn dụng công sáng tạo mỗi khi gửi gắm tình cảm của mình vào âm nhạc để làm nên tác phẩm giàu tính nghệ thuật, trữ tình trong đời sống nghệ thuật, đời sống cộng đồng: Hướng Hóa quê ta núi non điệp trùng, đây Khe Sanh, đây Lao Bảo bừng lên trong nắng mới. Bão tố mưa sa vẫn trong một nhà, đây Pa Kô đây Vân Kiều cùng con cháu của Bác Hồ. Anh từ miền xuôi lên. Em từ rừng núi về xây miền quê Hướng Hóa đẹp giàu, cho quê ta mùa tiếp mùa vườn nhà ai trĩu quả cả bản làng yên vui trên núi rừng từng sắc lá. Núi đồi Tà Cơn xanh, đây nhà Làng Vây biếc. Đây La La hát mãi, đây La La hát mãi dòng suối trong xanh hiền hòa. Hướng Hóa... hát tiếp bài ca quê hương.

Trích Bài ca Hướng Hóa

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa Quý vị và các bạn!  Họa sỹ Thế Hà sinh ra và lớn lên tại vùng đất Vĩnh Kim (nay là xã Kim Thạch), huyện Vĩnh Linh. Rời quê hương đã lâu, song trong trái tim của ông luôn đau đáu nỗi nhớ quê nhà và điều đó được ông gửi gắm qua từng nét vẽ. Với sự sáng tạo, đầy xúc cảm, những vẻ đẹp xưa cũ, trong trẻo, hình ảnh quê hương hiện lên thật gần gũi, thân thương trong những bức tranh của Thế Hà về quê hương khiến người xem như lắng đọng về cuộc sống bình yên, dung dị của 1 làng quê.

Tại cuộc thi Quảng Trị 50 năm  xây dựng, đổi mới và phát triển vừa qua, Tác phẩm “Làng văn hóa quê tôi”  của ông đã dành được giải B. Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với họa sỹ Thế Hà để nghe những chia sẽ của ông về tác phẩm này. Mời Quý vị và các bạn cùng nghe.

1.Trước hết xin chúc mừng họa sỹ Thế Hà với tác phẩm “Làng văn hóa quê tôi” đạt giải B tại Cuộc thi “Quảng Trị 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”. Ông có thể chia sẽ một chút về chủ đề của tác phẩm mà ông chọn tham gia lần này ạ?

Ông Hà trả lời…

2. Vâng! Với tác phẩm “Làng văn hóa quê tôi”, họa sỹ Thế Hà đã có sự phân chia bố cục về nội dung, màu sắc đường nét ntn để phản ánh chủ đề mà ông muốn nói đến ạ?

Ông Hà trả lời…

3. Và ông có thể cho biết điểm nhấn quan trọng nhất trong tác phẩm này đó là gì ạ?

Ông Hà trả lời…

4.Thời gian qua, họa sỹ Thế Hà sáng tác với nhiều chủ đề của cuộc sống thường nhật. Lần này khi sáng tác về chính không gian văn hóa của quê hương mình ắt hẳn ông đã được sống lại những ký ức không thể nào quên phải ko ạ?

Ông Hà trả lời…

 5. Và cảm xúc của ông ntn khi tác phẩm của mình được giới nghệ thuật và bạn bè đánh giá cao ạ?

Ông Hà trả lời…

Xin cảm ơn họa sỹ Thế Hà với cuộc trò chuyện hôm nay.

Trích bài hát Quảng Trị.

PTV: Thưa Quý vị và các bạn!  Với những tác phẩm tham gia cuộc thi sáng tác văn học-nghệ thuật với chủ đề Quảng Trị- 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển đã khắc họa những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực của quê nhà Quảng Trị, thể hiện những đặc trưng, cốt cách về mảnh đất, con người, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa của miền quê Quảng Trị. Với nhà văn trẻ Diệu Ái- một trong số 2 gương mặt nữ trẻ nhất  đạt giải tại cuộc thi lần này, chị đã dành được giải B với tác phẩm “Những mùa gió rát”.

Diệu Ái là một trong những cây bút nữ trẻ hiện đang công tác tại tạp chí Cửa Việt. Chị gắn bó với văn chương và miệt mài sáng tác với những thể loại từ truyện ngắn, tản văn, bút ký. Sau  tập truyện ngắn Mưa từ cõi tạm và tản văn Bởi cuộc đời không có những giá như; Diệu Ái đã giới thiệu tập truyện ngắn thứ hai Những mùa gió rát. Tập truyện ngắn này gồm 15 truyện ngắn khác nhau từ Lửng lơ dưới tán bông gòn, Nắng về chợ Sãi, Hồi hương, Mùi trong đêm ngắn… đã khắc họa những thân phận con người đặt trong không gian bối cảnh vùng đất Quảng Trị, bằng giọng văn mộc mạc mà tinh tế, giàu cảm xúc.

P/v: Nhà văn trẻ Diệu Ái chia sẽ.

Trích băng

Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng Diệu Ái thể hiện cái nhìn và suy nghĩ của một người trưởng thành và dày dặn vốn sống. Với tập truyện ngắn Những mùa gió rát của chị, người đọc nhận ra một sự chiêm nghiệm, ám ảnh của Diệu Ái về vùng đất Quảng Trị khắc nghiệt bởi thiên tai và chiến tranh. Các nhân vật trong truyện ngắn của chị cũng chất chứa rất nhiều nỗi buồn đau cùng những tiếng thở dài não nùng. Từ truyện ngắn “Lửng lơ dưới tán bông gòn” là câu chuyện về cái chết của người cha, để lại lớp mây mù cùng nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với những người ở lại. Người chị trong “Ngã ba nhà ngoại” cũng mang trong mình không chỉ là ám ảnh mà còn là dằn vặt về cái chết của cậu em trai. Lại có những truyện, nhân vật ôm nỗi thương tổn, mất mát không từ cái chết, mà đôi khi là sự bơ vơ, quay quắt trong hành trình truy vấn về mình như Cháy từ đám cháy, hay nỗi đau hậu chiến vẫn còn dai dẳng trong lòng qua truyện ngắn Những mùa gió rát.

 

Đây là câu chuyện viết về những mất mát, những buồn đau của quá khứ lẫn hiện tại nhưng không nhuốm màu bi ai, mà đằng sau mỗi truyện ngắn lại lấp lánh sự thương cảm, sự chia sẻ và thấu hiểu. Đó cũng là một trong những tính cách hiền hậu, vị tha của người dân quê Quảng Trị mà chị muốn khắc họa trong mỗi tuyến nhân vật của mình. Đồng thời hiện lên trong mỗi tác phẩm của Diệu Ái, người đọc nhận ra những hình ảnh vô cùng thân thương của mảnh đất gió lào cát trắng như trong truyện Những mùa gió rát chị viết: “Gió bữa ấy chắc đang ở giữa mùa nên thổi rát hơn mọi ngày, hơi nóng hầm hập phả vào mặt. Nhón chân đi trên cát, cảm chừng như mình đang đi trên than lửa. Mắt lúc nhắm lúc mở vì gió thốc cát bay mịt mù”.

 P/v: Nhà văn trẻ Diệu Ái nói thêm

Trích băng

Với Những mùa gió rát, Diệu Ái kể về những thân phận về con người thể hiện cái nhìn tinh tế của một người trẻ tuổi. Với giọng văn gần gũi, mang phương ngữ, thổ âm của vùng đất Quảng Trị, tập truyện ngắn Những mùa gió rát của nhà văn trẻ Diệu Ái đã chạm đến cảm xúc của người đọc với sự cảm thông, sẽ chia và thấu hiểu cho từng số phận và cuộc đời nhân vật của chị.

Trích bài hát

PTV: Chào cuối

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 04/05/2022 21:02 Lê Vĩnh Nhiên 05/05/2022 15:20

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà