Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Trực tiếp

Chủ đề: Cha mẹ hãy là bạn đồng hành cùng con

    16h30, ngày 28.5.22

Thời lượng: 28p

MC: Xin kính chào quý thính giả đang đến với 30p chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PT – TH Quảng Trị. Hiện tại chương trình đang được phát trực tiếp trên sóng FM, tần số 92,5mkz, live stream trực tiếp trên trang Fanpage Đài PT-TH Quảng Trị. Và Mỹ Nhị, Như Hòa cùng KTV thu âm Vĩnh Lộc là những người cùng đồng hành với chúng ta trong suốt thời lượng của chương trình với chủ đề: Cha mẹ hãy là bạn đồng hành cùng con. Khách mời sẽ cùng tham gia chia sẻ là …

Trước tiên cảm ơn a/c đã dành thời gian chia sẻ cùng với chủ đề Cha mẹ hãy là bạn đồng hành cùng con.  

Khách mời: Vâng, chào MC Mỹ Nhị, Như Hòa cùng quý thính giả đang theo dõi chương trình. Bản thân cảm thấy rất vui khi đồng hành với chương trình với chủ đề có thể nói là rất đáng quan tâm của các bạn học sinh năm cuối cấp 3. Qua đây cũng là thông điệp gửi đến các phụ huynh, và các bậc cha mẹ hãy là nguồn động lực, động viên và hỗ trợ con trong việc chọn ngành, chọn nghề. Hi vọng bản thân tôi sẽ chia sẻ được nhiều trong chương trình ngày hôm nay.

NH: Cảm ơn khách mời. Với chủ đề Cha mẹ hãy là bạn đồng hành cùng con\ ngày hôm nay, mời quý thính giả cùng tham gia tương tác với chương trình qua những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333.595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpge: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

MN: Thưa quý vị thính giả. Việc định hướng cho con học một trường nghề, để có nghề nghiệp ổn định và phù hợp chưa bao giờ là điều dễ dàng với các bậc cha mẹ. Mong muốn thành công trong tương lai là những ước mong chính đáng của bất cứ người làm cha làm mẹ nào. Tuy nhiên đừng để sự kì vọng đó trở thành nguyên nhân mâu thuẫn giữa con cái và phụ huynh trong việc hướng nghiệp. Sẽ thật tuyệt vời khi cha mẹ hiểu rằng: cùng con định hướng nghề nghiệp là tôn trọng cảm xúc, hiểu rõ tính cách, sở thích và khả năng của con.

NH: “Tối qua em đã có cuộc nói chuyện tương đối gay gắt với mẹ chỉ vì em nói muốn đi học điều dưỡng chứ không muốn thi lên Đại học. Mẹ mắng em suốt, họ hàng bạn bè, con ai cũng Đại học A, Đại học B, mẹ bảo em học thế sao mà bằng người ta. Em buồn quá không biết phải làm sao nữa, trong khi đợt rồi em thi cũng không tốt nữa, chắc mẹ bắt em phải học lại quá.” – Tâm sự của một bạn trẻ trên diễn đàn hướng nghiệp đã thu hút được sự đồng cảm và bình luận của nhiều bạn trẻ về tình hình chọn nghề chọn trường trong thời gian gần đây.

MN: Xã hội phát triển, nhu cầu ngày càng đa dạng dẫn tới việc hình thành nhiều ngành nghề mới, khiến các phụ huynh và bạn trẻ không dễ định hướng, chọn lựa. Nhiều bạn trẻ có mong muốn theo một nghề nghiệp cụ thể, song không nhận được sự ủng hộ của cha mẹ. Thậm chí, họ phải chịu áp lực nặng nề, là thi vào trường nào, học nghề gì theo sự áp đặt của các phụ huynh. Gay gắt hơn, đối với một số người, học nghề là ‘việc miễn bàn’ vì vẫn giữ tư tưởng học nghề là yếu kém, thua bạn thua bè.

NH: Đúng như MN vừa chia sẻ. Có thể hiểu được nuôi con ăn học bao năm, nay con lớn mang theo rất nhiều hoài bão và ước mơ dang dở chưa thực hiện được, phụ huynh nào cũng luôn có niềm hi vọng rất cao vào con mình. Có rất nhiều phụ huynh vẫn giữ quan niệm trong việc chọn ngành, chọn trường nghề cho con. Cha mẹ muốn con vào trường điểm, muốn con học làm bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, ngân hàng…Trong khi con mình lại có đam mê và năng khiếu trong các ngành nghề như điều dưỡng, thiết kế…thì cha mẹ lại cấm cản. Phụ huynh muốn con chọn học và làm những nghề mà họ cho là được “nở mày nở mặt” với người khác, mà không biết rằng đó là một sự áp đặt và áp lực cho con.

MN: Còn khách mời của chương trình, a/c nghĩ như thế nào về việc “Ba mẹ can thiệp quá sâu” vào việc chọn ngành, chọn nghề của con?

TL:

MN: Vâng, MN nghĩ rằng, cha mẹ cần giúp con định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành nghề bằng cách tôn trọng, cởi mở và đầy tình yêu thương, thay vì ra lệnh, áp đặt sẽ gây căng thẳng, không cần thiết cho con em mình.

Khách mời: …

NH: Thưa khách mời của chương trình cùng quý thính giả. Chúng ta cần xác định rằng: Chọn trường cho con hay cho bố mẹ? Từ đó, chúng ta nên đưa ra lời khuyên hợp lý cho các con.

Nhạc cắt

MN: Thưa quý thính giả. Hiện tại, chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị đang phát trực tiếp trên sóng FM, live stream trực tiếp trên trang FB Đài PTTH Quảng Trị. Qúy thính giả tương tác cùng chương trình xin để lại commen hoặc gọi điện đến số điện thoại: 02333 595 399, chúng tôi sẵn sàng để cùng chia sẻ với các bạn.

NH: Hiểu đúng sở trưởng, đam mê và tình hình thị trường việc làm là những yếu tố cốt lõi để các bậc phụ huynh và con em mình không mắc sai lầm trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho các bạn trẻ. Đối với học sinh lớp 12, chọn ngành nghề là một trong những quyết định quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai. Trong giai đoạn này, các bạn thường khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội.

MN: Vâng, tuần vừa rồi MN nhận được khá nhiều thư qua mail của chương trình với nội dung nói về việc chọn trường, chọn nghề của bản thân. Có bạn thì nói rất chán nản khi phải nghe theo lời của bố mẹ, trong khi bản thân các bạn ấy biết rõ mình không có năng lực, sở trường. Bây giờ thì MN xin nhờ chị NH chia sẻ 1 lá thư của 1 thính giả giấu tên đã gửi thư đến chương trình. Mời chị NH:

NH: Vâng, NH xin được chia sẻ nội dung bức thư:

“Em hiện nay vừa học xong lớp 12. Cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, em có những ước mơ, mong muốn của riêng mình. Em muốn chọn ngành liên quan đến Quản trị nhà hàng – khách sạn, nhưng ba mẹ em thì phản đối gay gắt khi mình chọn ngành này và có cái nhìn 'tiêu cực' với nó. Ba mẹ ép mình phải theo ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin hoặc Ngân hàng, vì cả dòng họ mình không ai theo ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn. Trong khi, em học ban  xã hội (Ban C - Văn, Sử, Địa), em biết bản thân mình yếu kém các môn tự nhiên khối A, B và không có năng lực ở lĩnh vực mà ba mẹ mong muốn. Mặc dù em đã thuyết phục, học ngành này sau khi có bằng đại học, trau dồi thêm kiến thức về ngoại ngữ, thì có thể xin việc dễ dàng, nhưng ba mẹ vẫn kiên quyết với suy nghĩ đó, đánh đồng ngành Nhà hàng – khách sạn gắn với nhậu nhẹt. Em cảm thấy bất lực và chán nản trước quyết định đó của ba mẹ, nhưng lại không thể làm gì khác ngoài việc nghe theo". Bây giờ, em không biết nên làm thế nào để ba mẹ có thể thay đổi quyết định và ủng hộ để em có thêm niềm tin quyết định của mình.

Em xin cảm ơn chương trình.

NH xin được chia sẻ về câu chuyện mà bạn đang gặp phải. Hi vọng bạn sẽ thuyết phục được ba mẹ và thành công hơn nữa với quyết định của mình.

Nhạc cắt

MN: Cảm ơn chị NH. Thưa quý thính giả, thưa khách mời. Cha mẹ thường định hướng nghề nghiệp cho con cái, theo kế hoạch và mong muốn của bản thân. Các bậc cha mẹ nghĩ rằng, họ có kinh nghiệm, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình và gia đình có nền tảng nghề nghiệp ổn định. Do vậy, nhiều cha mẹ nghĩ việc chọn ngành, chọn trường do cha mẹ quyết định là điều hoàn toàn hợp lý. 

Khách mời:

1.     Khi nghe câu chuyện mà em học sinh năm cuối lớp 12 chia sẻ, a/c cảm nhận như thế nào?

TL: Trước tiên, tôi cũng là một phụ huynh, có con…

2.     Vậy thì nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa con cái và ba mẹ khi chọn trường?

TL:

3.     Hướng giải quyết ra sao? Và đối với trường hợp của thính giả này thì theo a/c em học sinh này nên làm gì để ba mẹ ủng hộ cho quyết định của bạn ấy.

TL: - Về phía em học sinh

TL: - Về phía bố mẹ

4.     Trước khi tiếp tục cuộc trò chuyện cùng khách mời, mời quý thính giả, a/c cùng nghe 1 số chia sẻ của các bạn học sinh sẽ suy nghĩ như thế nào khi ba mẹ muốn con chọn trường, chọn nghề theo ý kiến của bản thân. Và mong muốn của các em như thế nào?

Phát 3 băng

MN: Vâng, đó chỉ là 3 trong số rất nhiều ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ của các em học sinh. Ở một khía cạnh khác cho thấy rằng: học sinh muốn lựa chọn đúng nghề thì trước hết phải hiểu được bản thân mình, không thể "hôm nay chọn nghề này, mai chọn nghề khác", chọn theo tâm lý số đông hay theo sự sắp đặt của cha mẹ.

“Chọn nghề không đơn thuần là đưa ra quyết định ở một thời điểm, mà nó là cả quá trình dài nghiên cứu, nghiền ngẫm về ngành mình sẽ chọn, sẽ học và sẽ gắn bó trong tương lai. Phải tự trả lời câu hỏi: Mình thích gì? Năng lực của mình tới đâu? Chọn ngành đó sẽ có khó khăn hay thuận lợi gì?” 

Khách mời trả lời:

Đúng như vậy, các em nên xác định chắc rằng: Mình thích gì…

MN: Có rất nhiều trường hợp "tôn trọng" quyết định của con khi chúng ta chưa thực sự hiểu về ngành nghề mà con chọ dẫn đến lỡ dở nhiều thứ. Cái mà phương Tây hay cổ suý cho việc để con tự quyết định phải là “đưa ra quyết định có thông tin” (making “informed” decision). Không phải là “tự quyết định” khi không được cung cấp đầy đủ thông tin. Cá nhân MN nghĩ rằng, chúng ta luôn khuyến khích con tự ra quyết định để làm gì và học gì. Có điều, quan điểm của mình là phải cung cấp đủ thông tin và dạy con phân tích cùng mình để đưa ra quyết định, chứ không thể dựa trên cảm tính và ý thích nhất thời được. Mọi quyết định cần được cân nhắc kỹ chứ không phải “dân chủ hay hiện đại” nửa mùa. Tốt nhất là tìm chuyên gia thực sự để hỏi han. 

5.     Lúc này chúng tôi nhận được tín hiệu của điện thoại của thính giả gọi điện đến chương trình.

 

Alo, chào thính giả. Thính giả có thể giới thiệu về mình và chúng tôi có thể hỗ trợ bạn được gì không?

 

Thính giả: Em chào chương trình, chào chị Mỹ Nhị cùng khách mời. Em xin hỏi là hiện tại em đang chuẩn bị tốt nghiệp lớp 12, em rất lưỡng lự không biết chọn trường nào khi ba mẹ em can thiệp quá mức. Giờ em cũng không muốn chạm mặt ba mẹ vì hễ thấy mặt em là ba mẹ đưa chuyện thi cử, trường lớp ra nói. Em xin được sự tư vấn của chương trình. E cảm ơn.

 

MN: MN xin chia sẻ với em. Và câu hỏi của em chúng tôi xin nhận sự hỗ trợ từ khách mời chương trình.

Khách mời tư vấn:

6.     Vì thời lượng của chương trình nên những câu hỏi, thắc mắc của thính giả chúng tôi sẽ cập nhật và hỗ trợ thính giả qua Mail của chương trình, hoặc quý thính giả có thể để lại số điện thoại. Chúng tôi sẽ liên lạc trong thời gian sớm nhất.

Thưa khách mời, trước khi kết thúc chương trình, a/c có chia sẻ thêm điều gì không?

 

TL: … Hãy mạnh dạn chọn ngành học mà bạn đam mê

 

Cảm ơn khách mời đã tham gia cùng chương trình.

Nhạc cắt

 

NH: Hiện nay đang trong giai đoạn chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng, bạn đừng để vì những bất đồng trong mong muốn chọn trường, chọn nghề mà khiến tâm lý mình thêm căng thẳng. Hãy cùng nhau tìm tiếng nói chung, để cha mẹ không phải người áp đặt mà là người bạn đường đồng hành tiếp sức cùng mình. Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết nên chọn ngành gì rồi phải không? Câu hỏi chọn theo đam mê hay ý bố mẹ sẽ không còn là vấn đề nữa. Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, vì vậy, hãy chọn sống đúng với chính mình dù cho có khó khăn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết cách thuyết phục bố mẹ sao cho họ ủng hộ mình. Như vậy thì sự cố gắng và thành công của bạn mới thật sự ý nghĩa.

 

 

 

\

 

 

 


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 27/05/2022 06:42 Trần Thị Mỹ Nhị 27/05/2022 06:42
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà