Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 26.6.2022

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn! Đến hẹn lại lên chúng ta cùng gặp nhau trong Tạp chí VNCN tuần này. Chương trình hôm nay, chúng tôi xin chuyển đến Quý thính giả những nội dung chính sau đây:

- Hát xiêng - Làn điệu dân ca độc đáo của người Pa Cô, Quảng Trị

-Bài viết: Những vần thơ mùa Hạ của CTV Bội Nhiên

-Điệu hò Giã gạo trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Quảng Trị

 - LINH QUANG CỔ TỰ- MẠCH NGUỒN VĂN HÓA TÂM LINH

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình

Nhạc cắt

1. An Lợi- Vùng quê lưu giữ nhiều sắc phong cổ

Làng An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong nằm bên dòng Thạch Hãn lịch sử, được thành lập từ đời vua Lê Thánh Tông (1442-1497). Đặc biệt, ngôi làng có bề dày lịch sử trên 500 năm này hiện vẫn còn lưu giữ 18 sắc phong qua các thời vua chúa. 

Được xem là một loại văn bản pháp quy chính thống thể hiện quyền lực của nhà nước phong kiến, các bản sắc phong được xem như bằng chứng của lịch sử mà làng An Lợi may mắn giữ được đến tận ngày nay. Không chỉ có giá trị văn hóa lịch sử lâu đời, những bản sắc phong còn thể hiện đời sống tâm linh và dấu ấn văn hóa làng xã đậm nét. Trải qua bao thiên tai, địch họa, cùng sự bào mòn của thời gian, đến nay người làng An Lợi vẫn còn lưu giữ được 18 sắc phong của các quan đại thần là người làng. Trong đó, có một số sắc phong tặng thưởng cho những viên quan làm việc ở làng, đạt được nhiều thành tích xuất sắc về phát triển kinh tế, giáo dục và giữ gìn an ninh trật tự.

2. Hát xiêng - Làn điệu dân ca độc đáo của người Pa Cô

Trong kho tàng văn nghệ dân gian của đồng bào pako ở miền Tây Quảng Trị, hát xiêng là làn điệu dân ca có mặt từ rất lâu đời, thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc của người hát và đến nay làn điệu này vẫn luôn hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân qua nhiều thế hệ.

Hát xiêng góp tiếng trong những ngày hội lớn của đồng bào dân tộc Pa Cô như: Tết cổ truyền, mừng lúa mới, cúng Giàng, đón thần mặt trời thường kèm theo âm điệu của các nhạc khí như: khèn, xar, thanh la, chiêng, trống.. Đây là lối hát đối đáp, ví von thể hiện nhiều tâm trạng khác nhau từ vui, buồn, giận dỗi, yêu thương; có giai điệu rõ ràng để giãi bày tình cảm trong cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội. Ngày nay, các chàng trai, cô gái Pa Cô vẫn yêu mến các làn điệu hát của lối hát xiêng truyền thống. Các thể thức hát và cung bậc xiêng được lưu giữ trong ký ức và trong đời sống văn hóa các thế hệ người Pa Cô.

3. Trong đời sống cộng đồng làng xã người Quảng Trị, có lẽ không một làng nào là không có hội làng/lễ hội riêng của làng mình. Đây là sản phẩm kết tinh trong quá trình sống, lao động, xây dựng và bảo vệ quê hương; thể hiện bản sắc văn hoá của người Quảng Trị.

Những hội làng tiêu biểu của người Quảng Trị xuất phát từ thực tế mưu sinh bằng nghề nông, lấy nông nghiệp làm nguồn sống chủ đạo phải kể đến: Hội đua thuyền truyền thống của Làng Lam Thủy (xã Hải Vĩnh), làng An Thơ (xã Hải Hòa), Hội cù làng Nam Phú (xã Vĩnh Nam), làng Cẩm Phổ, An Mỹ (Gio Mỹ), Hội đu làng Hương Nam (xã Vĩnh Kim), làng Đặng Xá (xã Vĩnh Lâm)… Đây là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu được trong đời sống tín ngưỡng của của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, mang tính tâm linh với mong muốn cầu cho 1 năm mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho thế hệ trẻ mai sau.

Nhạc cắt

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Mùa hạ náo nức với những sắc hoa bung nở của phượng đỏ, bằng lăng, sen hồng và tiếng ve râm ran khắp đường phố là lúc những vần thơ về mùa hạ trở về trong tâm trí và thực tế sáng tạo của con người. Với gió nồng nắng lửa, mùa hạ là mùa cháy hết mình của những đam mê và khát khao dâng hiến trong cuộc đời. Vì vậy mà trong thơ, mùa hạ thường bừng lên một sức sống mãnh liệt, làm đầy mọi giác quan thụ cảm bằng màu sắc, mùi vị, âm thanh rất đặc trưng với bầu trời xanh biếc, sắc nắng chói chang rực rỡ, tiếng chim ríu rít, vị ngọt của quả vào độ chín, tiếng sáo diều vi vút…Chúng ta hãy cùng đến với những vần thơ mùa hạ qua bài viết sau đây của CTV Bội Nhiên.

Viết về mùa hạ, nhà thơ Thuận Hữu đã đưa hình ảnh của mùa hạ với những đặc trưng của đất trời như một dàn hợp xướng tưng bừng rộn rã của loài ve gợi bao cảm xúc:

Trưa hè/ tiếng ve/ ra rả

Ai gọi "ve sầu"/ cho trưa nồng oi ả/ cho con người/ lòng dạ cứ nôn nao

Tiếng ve/ gọi về mùa nắng/ cho hương mùa trái chín thoảng bay/ cho những gái trai say mùa hò hẹn/ cho phượng cháy đỏ trời tô thêm sắc nắng/ cho lúa về vàng rực sân kho/ cho bâng khuâng/ sau mỗi mùa thi/ lưu luyến mái trường/ thương thầy, nhớ bạn

Ôi tiếng ve/ gọi hè về bịn rịn... cho lòng người chín những ước mơ”.

Hay những vần thơ mùa hạ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh làm người đọc thích thú với không gian và thời gian cùng những hình ảnh và âm thanh đặc trưng:

Giấc ngủ vừa chợp qua

Nắng đã về trước cửa

Đêm ngắn, phút gần nhau

Ngày dài như nỗi nhớ

Nước sôi ngầu bọt thau

Luộc mình con cá nhỏ

Con cua chín vàng mai

Ẩn vào trong cụm lúa

Cỏ dại không người che

Rã rời mang sắc úa

Trong thơ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, mùa hạ là thời gian đi tới trong đời người với những giấc mơ và cống hiến của tuổi trẻ căng tràn nhựa sống. Và, bài thơ Mùa hạ được nữ thi sĩ Xuân Quỳnh sáng tác vào tháng 6 năm 1986 là một biểu đạt rất hay về cảm quan thẩm mỹ này:

Đó là mùa của những tiếng chim reo

Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả

Đất thành cây, mật trào lên vị quả

Bước chân người bỗng mở những đường đi

Đó là mùa không thể giấu che

Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng

Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng

Thơ ca Việt Nam hiện nay có nhiều tác phẩm khắc họa mùa hạ với những cảm xúc thẩm mỹ vừa quen vừa lạ, như bài thơ Bất chợt hạ quê của tác giả Sông Hương:

Hạ ríu rít về trên ngọn đồng dao

Chiều mục đồng lao xao tiếng nghé non lạc bầy gọi bạn

Ta cứ ngỡ đã mòn theo năm tháng

Vẫn nao lòng chiều chạm nốt ve ngân…

Vết mòn trên lưng trâu xưa hạ rốp nắng giòn

Chở ta qua bến sông quê lấm lem mùa phù sa lòng mẹ

Tiếng sáo diều ru giấc mơ thơ trẻ

Lắng vào bím tóc em.

Với những rung động của riêng mình, tác giả Trần Văn Thiên viết những dòng thơ Hạ bâng khuâng thật đẹp:

Hạ chùng chình buông xuống phố mê miên

Phố hoang mơ những cung trầm nỗi nhớ

Những con đường in dáng hình một thuở…

Thả ánh nhìn về miền xưa lộng gió

Em tinh khôi một mùa hạ biếc xanh

Em trong veo giọt sương tràn mộng ước

Cũng là mùa hạ gắn với miền quê đầy ắp việc nông tang là các sắc thái nghĩa và thi ảnh trong bài thơ Mùa về của tác giả Nguyễn Đại Duẩn:

Nắng hè rộn rã gọi mùa về

Lúa vàng trải thảm giữa đồng quê

Dáng ai trong gió, cô thôn nữ

Thấp thoáng đi về dưới triền đê

Em như đang đội cả nắng hè

Chân trần lấm đất giữa mải mê

Thân cò lặn lội đồng mẫu lớn

Hương lúa ngát thơm chẳng muốn về

Những vần thơ mùa hạ chủ yếu bộc lộ cảm xúc yêu đời, thiết tha với cuộc sống trong các tác giả nhưng mùa hạ cũng là mùa chia tay khi “Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế” nên thơ mùa hạ hôm nay cũng có nỗi buồn, niềm nhớ như trong thơ của tác giả Trần Văn Thiên:

Mùa hạ này còn mình tôi với phố

Với những thanh âm bất chợt bỗng lặng im

Ly cà phê pha loãng màu hoài niệm

Cánh phượng rơi đỏ bóng nắng bên thềm

hay như tác giả Sông Hương:

Tuổi thơ ơi, cánh phượng hồng ngày xưa nay đỏ xanh đèn phố thị

Còn chăng chiều tri kỷ

Tiếng sáo diều hạ vắt vẻo đâu đây.

Trong một thoáng cảm thụ của người đọc, những dòng thơ này gợi nhắc những vần thơ hay Chào tuổi học trò của nhà thơ Thuận Hữu:

Chào tuổi sinh viên, anh tạm biệt mái trường

Bằng lăng ơi, tím chi mà tím mãi

Màu hoa buồn ở lại nhé, anh đi...

Nửa đầu bài thơ viết khi tuổi học trò

Viết cho hết những gì tươi trẻ nhất

và bài thơ Chiếc lá đầu tiên của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm:

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay

Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Con ve tiên tri vô tâm báo trước

Có một người cũng bắt đầu yêu…

Từ mùa hoa phượng cháy với “Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút/ Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức/ Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa” và “Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa” trong thơ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đến hôm nay “Em gom nắng hong nỗi buồn mùa hạ/ Tôi ôm đàn tấu điệu khúc lưu ly”, “Vẫn nao lòng chiều chạm nốt ve ngân”, những vần thơ mùa hạ vẫn luôn chan chứa cảm xúc thẩm mỹ được khúc xạ từ hiện thực đời sống và những trái tim “Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy” của những con người biết yêu mùa hạ trọn vẹn một tình yêu.

Trích bài hát

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Hò giã gạo là loại hình văn nghệ dân gian ra đời từ  môi trường xay lúa, giã gạo thường ngày của nhân dân Bình Trị Thiên nói chung và Quảng Trị nói riêng ngày trước. Khi lao động tập thể, người ta dùng hò giã gạo để giải khuây, tạo không khí vui vẻ giúp quên đi mệt nhọc. Trải qua thời gian hình thành, phát triển, hò giã gạo trở thành một hình thức sinh hoạt mang tính nghệ thuật, giải trí và được mở rộng trong nhiều không gian sinh hoạt.  Với ý nghĩa đó, UBND tỉnh Quảng Trị vừa đề xuất Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa hò giã gạo Quảng Trị vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vì mang nhiều ý nghĩa, giá trị quan trọng trong đời sống nhân dân.

Trích hò giã gạo: TB: CLB dân ca sông Hiền

PTV: Quý vị và các bạn vừa đến với một trích đoạn điệu hò giã gạo qua phần trình bày của CLB dân ca sông Hiền huyện Vĩnh Linh. Để  giúp Quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về điệu hò giã gạo, trong chương trình hôm nay chúng tôi có cuộc trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng- Chủ nhiệm clb dân ca sông Hiền. Mời Quý thính giả cùng nghe.

1.Thưa nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng! Giã gạo là một điệu hò vô cùng quen thuộc của nhân dân lao động ngày trước. Ông có thể cho biết rõ hơn về làn điệu dân ca này ạ?

Ông Hồng trả lời…(Lý giải về tên gọi, hoàn cảnh sử dụng…)

2. Thưa ông! Vậy điệu hò này mang những đặc trưng cơ bản nào so với các điệu hò khác trong kho tàng dân ca BTTạ?

Ông Hồng trả lời…(Tiết tấu, giai điệu nhộn nhịp vui tươi như tiếng chày giã gạo….Lời mở đầu hò giã gạo thường là…..các chặng tiếp theo của một bài hò giã gạo ra sao?)

3. Thưa nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng!Bình Trị Thiên ngày trước là tên gọi của 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Vậy so với hai vùng đất Quảng Bình và Thừa Thiên, hò giã gạo Quảng Trị có những điểm khác biệt gì hay ko ạ?

Ông Hồng trả lời…

Trích đoạn

4. Xin tiếp tục cuộc trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng! Thưa ông! Với ý nghĩa của điệu hò giã gạo thì trong những năm qua cùng với việc giữ gìn các làn điệu dân ca của quê nhà, điệu hò giã gạo ắt hẳn luôn được các thành viên của clb tập luyện và sáng tác lời mới phải ko ạ?

Ông Hồng trả lời….(Đúng vậy, nói về việc các thành viên gắn bó với dân ca trong đó có điệu hò giã gạo ntn? Đặc biệt clb có nghệ nhân Lê văn Trọng….dù tuổi cao nhưng luôn miệt mài sáng tác dân ca trong đó có các bài hò giã gạo để các thành viên clb cùng hát và biểu diễn cho nhân dân thưởng thức.)

5. Thưa ông! Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị vừa đề xuất Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa hò giã gạo Quảng Trị vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ông nghĩ sao về điều này ạ?

Ông Hồng trả lời…(rất vui mừng….)

6. Thưa ông! Cùng với cuộc sống hiện đại, là một nghệ nhân rất tâm huyết và yêu mến dân ca quê nhà, ông nghĩ ntn về việc gìn giữ và trao truyền loại hình văn nghệ dân gian này  trong đó có hò giã gạo cho thế hệ trẻ mai sau ạ?

Ông Hồng trả lời…(rất quan trọng bởi dân ca là nguồn cội….)

Xin cảm ơn nghệ nhận Nguyễn Thanh Hồng với cuộc trò chuyện hôm nay.

Trích

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Làng Trung Kiên thuộc phủ Triệu Phong nay thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong có 21 họ tộc, dân làng thuần nông, nghèo nhưng rất hiếu đạo, biết kính trọng thờ cúng Phật thần, tổ tiên ông bà. Ngày nay đến làng Trung Kiên, người ta dễ dàng nhận thấy hàng loạt cơ sở văn hóa tâm linh như đình, chùa, miếu, vũ, đàn âm hồn, trường học, nhà đội... Đây là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh rất đặc trưng mà có lẽ không nhiều nơi như làng Trung Kiên vẫn còn lưu giữ được. Trong không gian thanh bình và tĩnh mịch, ngôi Linh Quang Tự thuộc làng Trung Kiên trầm mặc với thời gian, an nhiên như trong cõi vô thường. Sau cổng tam quan khiêm nhường mà trang nghiêm ấy là một cổ tự đã góp phần tạo nên mạch nguồn văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của không chỉ người dân nơi đây mà còn của Phật Giáo Quảng Trị. Bài viết: “Linh Quang cổ tự- mạch nguồn văn hóa tâm linh” của nhà báo Việt Hà sẽ gửi đến Quý thính giả sau đây. Chúng ta cùng nghe.

LINH QUANG CỔ TỰ- MẠCH NGUỒN VĂN HÓA TÂM LINH

Ngôi cổ tự Linh Quang tọa lạc ở vị trí cao nhất ngay ở trung tâm của làng, dãy núi xa xa trước mặt tạo nên một hương án trấn giữ thay cho bức bình phong, thuật phong thủy gọi là thế “Viễn sơn tác án. Từ bao đời nay, ngôi chùa làng này trở thành chốn tâm linh của cả dân làng Trung Kiên vốn có một truyền thống đạo pháp. Đặc biệt thế kỷ 19 đến nay, xuất gia từ đây đã có nhiều vị trở thành cao tăng của Phật Giáo của cả nước.

Cùng với sự hưng thịnh Phật giáo từ thời các vua Nguyễn, làng Trung Kiên là một trong những làng đứng đầu, nổi tiếng nhất, như câu ca dao lưu truyền trong dân gian bao đời nay trên đất Quảng Trị- Thừa Thiên. “Quảng Trị Trung Kiên, Thừa Thiên Giạ Lê. Tức là làng Trung Kiên đất Quảng Trị và làng Giạ Lê của Thừa Thiên Huế là nơi sản sinh nhiều cao tăng, hung thịnh Phật pháp.

Ông Lê Tưởng, một vị hào lão làng Trung Kiên cho biết: “Gắn liền với quá trình tụ cư của làng Trung Kiên, đã dần hiện hữu những cơ sở tín ngưỡng ban đầu, phục vụ nhu cầu tất yếu của người dân và chùa làng hay đình làng, miếu âm hồn. Điều thú vị là đình và chùa ở làng Trung Kiên đều được xây dựng nằm kế bên nhau, phía trước là một ao sen nở hoa hương thơm thơm ngát vào mùa hè. Điều này thể hiện sự khăng khít trong tín ngưỡng thờ Thần- Phật của người dân trong làng.

Đến năm Gia Long nguyên niên (1802), Tổ Đạo Minh - Phổ Tịnh vốn là con cháu họ Nguyễn đời thứ 3 làng Trung Kiên, đã cho xây dựng lại chùa làng, đúc chuông tượng và pháp khí thờ tự tại chùa. Các vị trong Ban Hộ tự kể lại sau này chùa được ban biển “Sắc Tứ Linh Quang T”, nhưng do chiến tranh tao loạn nên bức đại cổ tự này đã bị thất lạc.

Ông Hồ Văn Bôi, Trưởng ban Hội tụ làng Trung Kiên chia sẽ: “Trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa do binh đao loạn lạc, đặc biệt Hòa thượng Thích Trí Thủ đời thứ 8 họ Nguyễn có công lớn trong việc tái thiết. Linh Quang tự được khang trang như chúng ta thấy hôm nay”. Đặc biệt hai câu đối trước tiền đường chùa đã cho thấy vị thế của một vùng đấtngôi cổ tự Linh Quang: “Lưu thủy vô huyền thời khai bát nhã/ Viễn sơn tác án thế xuất hùng tăng”. Tạm dịch rằng: "Nước chảy chẳng dừng theo thời tiến phát/Núi xa tạo án đời xuất Tăng tài"

Như chúng ta thấy đây thì hệ thống chùa mới được thiết trí như giống nhiều ngôi chùa khuôn hội khác tại Quảng Trị với dạng kiến trúc hình chĐinh đặc trưng. Chùa được xây dựng bằng bê-tông cốt sắt bền vững. Tượng Quan Thế Âm lộ thiên trước chùa giữa hồ sen ngăn cách với cổng tam quan. Đồng thời, cung thỉnh phật tượng, thiết trí thờ tự mới phù hợp với kiến trúc chùa.

Đến nay vẫn còn tại chùa Linh Quang còn lưu giữ những pháp khí, pháp tượng và những câu đối liễn cổ.

“Đặc biệt, chùa Linh Quang hiện còn lưu giữ hai bảo vật gồm chuông U minh được Tổ Đạo Minh – Phổ Tịnh đúc vào năm Gia Long nguyên niên (1802) khi ngài trú trì chùa Linh Quang và 01 Tiểu hồng chung năm Gia Long thứ 13 (1814) khi ngài trú trì chùa Sắc tứ Thiên”, ông Hồ Văn Bôi, Trưởng ban Hội tụ làng Trung Kiên cho biết thêm.

Theo các tài liệu ghi chép lại cụ thể: Chuông u minh cao 88cm với thân chuông cao 64cm, đường kính miệng 48cm và đường kính trên bồ lao rộng 22cm. Thân chuông, phía trên sát với bồ lao chia thành bốn mặt khắc nổi 4 chữ lớn A Di Đà Phật. Tiểu hồng chung cao 59cm. Bồ lao cao 16cm, rộng hai đầu rồng 26cm. Thân chuông cao 43cm, đường kính miệng rộng 30cm và đường kính trên thân chuông sát bồ lao rộng 22cm. Chuông có số đo năm tay (vòng tròn quanh chuông), nặng 50 cân được ngài Phổ tịch chú báo chung.

Ông Lưu Chữ, một bô lão làng Trung Kiên cho biết: “ làng Trung Kiên suốt từ thế kỷ 19 đến nay luôn là một chốn địa linh nhât kiệt. Chính từ những truyền thống đó nên bao đời nay người dân trong làng thuần hậu, đùm bọc thương yêu nhau. Không cãi cọ, tranh giành, trộm cắp. ban đêm mở cửa nhưng chưa từng mất vật gì trong nhà”

Cùng với lịch sử hình thành và phát triển của mình, ngôi Linh Quang Tự cùng với làng Trung Kiên đã làm nên bức tranh hòa quyện giữa đạo pháp và dân tộc. Tạo nên bản sắc văn hóa đặc sắc của người Việt từ xa xưa cho đến ngày hôm nay trên vùng đất lịch sử Quảng Trị.

Trích bài hát: Triệu Phong…

PTV: Chào cuối

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 22/06/2022 22:22 Lê Vĩnh Nhiên 06/07/2022 16:33

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà