Tạp chí tuổi hoa
Danh mục
Tạp chí tuổi hoa
NỘI DUNG

 

Tạp chí tuổi hoa 13.7

Dẫn 1: Xin chào các bạn nhỏ của Tạp chí Tuổi hoa! Chị rất vui khi được gặp các bạn nhỏ thân yêu trong khung giờ quen thuộc của chương trình. Trong chương trình tuần này, tạp chí Tuổi hoa sẽ giới thiệu cùng các bạn và các em những nội dung:

- Ngoại khóa Nặn tò he

- Phụ đạo cho học sinh vùng đồng bào trước khi vào lớp 1

- Phóng sự Đưa lịch sử địa phương vào trường học

- Tủ sách tuổi hoa ngày hôm nay chúng ta cùng đến với tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam

- Trước tiên, chúng ta hãy cùng điểm lại một vài thông tin đáng chú ý sau đây.

Ngoại khóa Nặn tò he

Dẫn 2: Để giúp các em có được sân chơi bổ ích, lý thú, vừa qua, trung tâm kỉ năng sống Zuna Edu đã tổ chức chương trình ngoại khóa nặn tò he cho các em nhỏ nhân dịp hè này.

Nhắc đến tò he là nói về những ký ức tuổi thơ bình dị gắn bó với bao thế hệ người Việt. Từ những viên bột gạo đầy sắc màu, dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo thành những bông hoa, nhân vật hoạt hình, những con thú ngộ nghĩnh trong nháy mắt. Ðể nặn ra tò he chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với cuộc sống như bột gạo, phẩm mầu, que tre.

Tại lớp học, các em được chia sẻ những thông tin liên quan về truyền thống tò hè, những nghệ nhân xuất sắc gắn bó với nghề và được trực tiếp trải nghiệm việc nặn tò he thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy còn nhiều bở ngỡ nhưng với óc sáng tạo hòa trộn cùng niềm đam mê, bằng bàn tay khéo léo, các em đã tạo ra các sản phẩm đáng yêu đầy màu sắc để tặng gười thân và bạn bè mình. Đây thực sự là những trải nghiệm lý thú để khoảng thời gian nghĩ hè của các em nhỏ thêm sinh động và bổ ích.

Phụ đạo cho học sinh vùng đồng bào trước khi vào lớp 1

Dẫn 3: Để tăng cường khả năng tiếng việt cho các em học sinh chuẩn bị bước vào lớp 1, trường TH&THCS A Xing, huyện Hướng Hóa đã triển khai phụ đạo cho học sinh nhân dịp nghỉ hè.

Với trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số ở Quảng Trị, trước khi đến trường, các em chủ yếu sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình là Vân kiều và Pa cô để nói chuyện với nhau. Do vậy, nhiều em đến tuổi đi học vẫn chưa biết sử dụng thành thạo tiếng phổ thông để giao tiếp với thầy cô. Nhằm kích thích trẻ giao tiếp với mình bằng tiếng phổ thông, các trường đã lồng ghép, tận dụng mọi giờ học để dạy tiếng Việt.

Để hỗ trợ các em học sinh chuẩn bị vào lớp 1 nắm vững tiếng Việt và tự tin giao tiếp, trường TH&THCS A Xing đã chủ động phối hợp với gia đình, đồng thời lựa chọn phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy cho các em, giúp các em làm quen trước với mặt chữ, thành thạo trong việc đọc, viết và tiếp thu bài giảng trên lớp của thầy cô giáo…Đây là những việc làm thiết thực, giúp các em trau dồi khả năng tiếng việt, để các em theo kịp chương trình học.

Cảnh báo nguy cơ đuối nước ở trẻ em miền núi trong dịp hè

Dẫn 4: Thời điểm hè về, trẻ em thường rủ nhau đi tắm tại các sông hồ, ao suối. Tuy nhiên, hầu hết các em đều không có phao và không có người lớn đi cùng vì vậy nguy cơ đuối nước luôn rình rập.

          Được bơi lội thỏa thích trong làn nước giữa cái nóng oi bức thật sự là một niềm vui đối với các em nhỏ, nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ đuối nước nếu như không có sự giám sát của người lớn. Liên tiếp những vụ đuối nước thương tâm vừa xảy ra khiến gia đình, người dân bàng hoàng. Hướng Hóa và Đakrông là những địa phương có nhiều sông suối, ao hồ nước sâu, những cơn mưa bất chợt khiến cho lũ ở các sông suối lên nhanh, xảy ra tình trạng lũ cuốn, lũ quét rất nguy hiểm.

Từ thực tế các vụ đuối nước cho thấy, các em ở vùng vùng sâu, vùng xa, do thiếu sân chơi, thiếu kĩ năng bơi lội và phần lớn là do các em chưa ý thức được sự nguy hiểm của đuối nước. Để hạn chế tình trạng này, phụ huynh cần nhắc nhở con em mình không nên chơi tại những khu vực nguy hiểm. Tổ chức dạy kĩ năng bơi cho các em; Tăng cường tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong thời gian nghỉ hè.

 

Phóng sự học đường

Đưa lịch sử địa phương vào trường học

 

 Dẫn 5: Các bạn và các em tuổi hoa thân mến! Quảng Trị là vùng đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng vì vậy việc giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh trong trường học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những năm qua, công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng thông qua các hoạt động ngoại khóa ở các cơ sở giáo dục địa phương trong tỉnh đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước cho các em học sinh.

Hát quốc ca dưới địa chỉ đỏ, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, tham quan bảo tàng, tham quan các di tích lịch sử…là một trong những cách làm mới để đưa giáo dục địa phương đến với trường học. Với cách làm này, bài học từ trang sách đến với thực tế cuộc sống trở nên sinh động hơn, giúp các em dễ nắm bắt vấn đề và tiếp thu bài học tốt hơn.

Em Hạnh Nhân

Trường THCS Nguyễn Huệ - thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị

Em Phương Chi

Trường THCS Nguyễn Huệ - thành phố Đông Hà – tỉnh Quảng Trị

Những năm qua, nội dung đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy đã được rất nhiều trường học trên địa bàn tỉnh triển khai. Từng giáo viên đã có nhiều cách làm sáng tạo để giờ học Lịch sử trở nên hấp dẫn, sinh động và gần gũi với học sinh. Đồng thời, thông qua hình thức dạy - học trên lớp, tại thực địa, khu di tích, giáo viên sẽ chủ động hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương, sau đó trình bày lại trước lớp, giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc và tích cực hơn trong học tập.

Em Mai Trung Kiên

Trường TH&THCS Lê Thế Hiếu – huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị

Tại trường Tiểu học thị trấn Ái Tử huyện Triệu Phong, thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nhà trường đã xây dựng mô hình sáng tạo hoạt động trải nghiệm tìm hiểu di tích lịch sử Chúa Nguyễn Hoàng, các em học sinh của trường được tham quan Dinh Cát, bến Ghềnh Phủ tại xã Triệu Giang; Dinh Ái Tử và các địa điểm khác trong quần thể di tích chúa Nguyễn. Tại đây các em học sinh được tìm hiểu thêm về cội nguồn của dân tộc, truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, đồng thời qua đây giới thiệu, giáo dục cho học sinh được biết về tên tuổi, công lao của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

Em VÕ PHẠM BẢO CHÂU 

Lớp 5 trường Tiểu học thị trấn Ái Tử- huyện Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị

Cô giáo BÙI THỊ HƯƠNG LAM

Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Ái Tử - huyện Triệu Phong

Từ năm học 2020-2021, trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục địa phương sẽ được đưa vào nội dung giảng dạy và có vị trí tương đương như một môn học bắt buộc. Việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, … của địa phương giúp bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đồng thời đáp ứng được việc đổi mới trong công tác giảng dạy đối với các môn học trong nhà trường.

Thầy giáo Lê Mã Lương

Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ - tp Đông Hà – tỉnh Quảng Trị

Thực tế cho thấy, hiện nay, rất nhiều học sinh không mấy mặn mà với môn lịch sử. Để những giờ học lịch sử không còn khô khan, mà trở nên hấp dẫn hơn đối với học sinh, thì viêc đưa “Lịch sử địa phương" vào trường học thông qua các buổi ngoại khóa, tham quan thực tế là việc làm cần thiết, không chỉ góp phần quan trọng trong việc cung cấp kiến thức, hiểu biết lịch sử của quê hương, giáo dục tư tưởng, đạo đức, mà còn giúp các em có ý thức phấn đấu học tập, rèn luyện góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Tủ sách tuổi hoa

Dẫn 6: Các bạn và các em thân mến! Gió lạnh đầu mùa là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam, là những bức tranh thực tế được phác lên với đầy tình yêu thương, lòng cảm thông đối với những mảnh đời bất hạnh. Bên cạnh những câu chuyện với nỗi đau man mác còn có những câu chuyện kể về niềm vui sướng của cuộc sống thanh bạc chốn làng quê, nhẹ nhàng và yên bình. Các bạn và các em cùng tìm hiểu về tác phẩm này nhé.

Khéo tay

Chào kết.

 

Giới thiệu phát sóng truyền hình: Quảng Trị là vùng đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng vì vậy việc giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh trong trường học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những năm qua, công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng thông qua các hoạt động ngoại khóa ở các cơ sở giáo dục địa phương trong tỉnh đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước cho các em học sinh. Tạp chí tuổi hoa được phát sóng vào lúc 18h35, thứ 7, ngày 23.7 trên sóng truyền hình của đài PTTH Quảng Trị. Mời QV&CB đón xem.

Giới thiệu phát sóng phát thanh: Quảng Trị là vùng đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng vì vậy việc giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh trong trường học có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những năm qua, công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng thông qua các hoạt động ngoại khóa ở các cơ sở giáo dục địa phương trong tỉnh đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước cho các em học sinh. Tạp chí tuổi hoa được phát sóng vào lúc 11h10, chủ nhật, ngày 23.7 trên sóng phát thanh của đài PTTH Quảng Trị. Mời QV&CB đón nghe.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Đỗ Hoài Đức 20/07/2022 16:55 Lê Vĩnh Nhiên 21/07/2022 08:23

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà