Tạp chí VNCN 31.7
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

TẠP CHÍ VĂN NGHỆ CHỦ NHẬT: 31.7.2022

 

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Trong những năm tháng tuổi trẻ của mình, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý đã lên đường ra trận, cầm súng chiến đấu ở chiến trường ác liệt của cuộc kháng chiến chống M cứu nước. Trái tim người lính và tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Hữu Quý đã hòa quyện với nhau trong hiện thực của chiến tranh và hình ảnh về người lính “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, thôi thúc ông sáng tác nhiều bài thơ xúc động về người lính Trường Sơn, đặc biệt là những người lính vĩnh viễn nằm lại trên dãy Trường Sơn hùng vĩ của Tổ quốc.  Mở đầu chương trình hôm nay, mời Quý thính giả cùng tìm hiểu về hình ảnh người lính Trường Sơn trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý.

HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRƯỜNG SƠN TRONG THƠ NGUYỄN HỮU QUÝ

Trong bài thơ Bông huệ trắng của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, người lính Trường Sơn luôn mong muốn “trở về têm cho mẹ miếng trầu cay”, “trở về xòe tay trên bếp khói”, “trở về đánh rạ dọn rơm”, “trở về cười ngượng nghịu” trong “giấc mơ mẹ mình đơm óng ả hạt mùa chiêm, giấc mơ mẹ bay la dòng sữa trắng, giấc mơ người bật dậy tiếng o... oa...”. Những người lính ấy nằm lại trên dãy Trường Sơn khi tâm hồn khao khát “đứng ngắm em bên giếng nước làng/ nước quê mẹ soi trăng sao vằng vặc/ những giọt khuya buông xuống khẽ khàng” ngay ở nơi xóm nhỏ “chiều nồm xanh con diều giấy bay cao/ chiếc lá giong buồm kỷ niệm trong mưa”. Trải nghiệm thời chiến đã giúp nhà thơ Nguyễn Hữu Quý viết những câu thơ về hậu phương và người lính một cách mộc mạc, nên thơ và đẫm chất Việt:

phong thư lính gửi về mùa hoa gạo

bài dân ca hát bằng phù sa đỏ

có một bầy con nít lội sông

có một bầy con nít được công kênh

trên bảy sắc cầu vồng các anh vừa dựng

bằng hoa cúc, hoa xoan, hoa lan, hoa súng

bằng cơn mưa móc ra từ đất

bằng tia nắng nhen lên trong mỗi căn nhà

bằng nhạc

bằng thơ

bằng máu!

Và, bài thơ Bông huệ trắng đã gây xúc động mãnh liệt trong sự thụ cảm của người  đọc khi hiểu rằng những người lính Trường Sơn làm nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm là “những người lính khoác trên mình áo lửa/ những người lính gối đầu lên bờ đá/ những người lính nằm trong đất tơi tả/ những người lính chẳng vẹn nguyên bên cây cỏ bị xới đào/ những người lính tìm đường về quê mẹ/ không bằng bàn chân mang dép cao su/ hồn các anh bay bằng đôi cánh loài chim núi/ bằng ánh sáng của vì sao vụt tắt/ bằng tiếng gọi của dòng nước mắt/ bằng thương nhớ quắt quay từ hai phía chân trời!”.

Nhưng cũng chính trong nỗi xúc động ấy, người đọc đã sáng bừng niềm tin và hy vọng:

Những người lính tay cầm bông huệ trắng

trở về nơi mình đã ra đi

các anh lẫn trong vách đất thầm thì

các anh hòa vào mái tranh thủ thỉ

cây của mẹ gọi anh về xanh lại

trái cuối mùa, thêm lần nữa, mẹ sinh anh.

Là tác phẩm đạt Giải Nhì cuộc thi thơ Văn nghệ Quân đội năm 1996 và được nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhạc sĩ Văn Chừng, nhạc sĩ Võ Thế Hùng phổ nhạc thành 3 bài hát, bài thơ Khát vọng Trường Sơn của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là bức tranh ngôn từ về mười nghìn nấm mộ liệt sĩ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn đã gieo vào cảm hứng sáng tác của nhà thơ những biểu trưng nghệ thuật:

Nằm kề nhau

Những nấm mộ giống nhau

Mười nghìn bát hương

Mười nghìn ngôi sao cháy

Mười nghìn tiếng chuông ngân trong im lặng

Mười nghìn trái tim neo ở đầu nguồn.

Trích bài hát:

Thai chữ số tương ứng với số nấm mộ liệt sĩ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, tác giả của bài thơ Khát vọng Trường Sơn đã hình dung về Mười nghìnđôi vai từng gánh Trường Sơn”, “đôi tay mở rừng xé núi”, “đôi chân bám trên trọng điểm”, “đôi mắt ngước hái mây chiều”, “ngọn đèn thắp miền giông bão” của người lính Trường Sơn cùng Mười nghìn bếp ấm giữa lòng rừng xanh”, cơn mưa, cơn nắng”, “trận sốt bạc rừng nguyên sinh”, “chiếc gậy của thời đôi mươi”, “nếp nhăn hằn lên trước tuổi”, “mái tóc bị phát quang dần”,… Để rồi, ở điểm cao nhất của bài thơ Khát vọng Trường Sơn, tác giả Nguyễn Hữu Quý đã quy tụ Mười nghìn người lính Trường Sơn, Mười nghìn nấm mộ liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn về trong ý niệm nghệ thuật “Mười nghìn Trường Sơn trong một Trường Sơn/ Mười nghìn lời ca trong bài ca lớn/ ...Mười nghìn khát vọng được về bên nhau!”.

Chữ số Mười nghìn được láy đi láy lại đã trở thành điệp ngữ trong toàn bộ bài thơ Khát vọng Trường Sơn. Sau hai câu mở đầu không có con số, còn lại toàn bộ bài thơ liên tục xuất hiện điệp ngữ có tác dụng nghệ thuật là cho người đọc thấy mười nghìn nấm mộ liệt sĩ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn là mười nghìn cuộc đời, mười nghìn trái tim của mười nghìn con người mang bao hoài bão và khát vọng đã vì đất nước, vì nhân dân mà chiến đấu trên chiến trường ác liệt và xả thân vì Tổ quốc, vì dân tộc. Càng đến cuối bài thơ, chữ số Mười nghìn là lượng cảm xúc vô biên của mất mát, đau thương: Mười nghìn cái tên đêm đêm mẹ nhắc/ Mười nghìn giấc mơ của mẹ chờ ta/ Mười nghìn con đò thương về bến đợi/ Mười nghìn hạt giống chưa về phù sa/ Mười nghìn tấm bia, còn mười nghìn nữa/ Mười nghìn đồng đội nằm rải Trường Sơn/ Mười nghìn hài cốt chưa về khói hương...

Cùng với bài thơ Bông huệ trắng, bài thơ Khát vọng Trường Sơn của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý như nén tâm hương nghệ thuật cháy khôn nguôi giữa đất trời lồng lộng, là khúc ca ru Mười nghìn linh hồn bất tử trước tượng đài người lính ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.

Trích bài hát: Khát vọng Trường Sơn

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là kết tinh những giá trị văn hóa cao đẹp của dân tộc và nhân loại, tiêu biểu là bản lĩnh và nhân cách của người chiến sĩ cách mạng được hình thành, bồi đắp và rèn luyện…trong đó, văn học, nghệ thuật (VHNT) với vai trò và sứ mệnh của mình đã góp phần không nhỏ trong việc sáng tác và lưu giữ nhiều tác phẩm về đề tài người lính. Với nhà thơ Nguyễn Văn Trình- Hội VHNT Quảng Trị, bản thân ông cũng từng là một người lính nên mỗi lần cầm bút viết về đề tài này là mỗi lần mang lại cho ông những cảm xúc đặc biệt. Trong chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng nghe những chia sẽ của nhà thơ, thầy giáo Nguyễn Văn Trình với những sáng tác của ông về chủ đề này qua phần trò chuyện cùng BTV Ánh Tuyết.

1.Thưa nhà thơ Nguyễn Văn Trình, được biết ông sáng tác thơ với rất nhiều chủ đề khác nhau như về tình yêu quê hương, mái trường, tình yêu đôi lứa…và cũng có một số lượng khá nhiều các bài thơ về đề tài người lính cụ Hồ phải ko ạ?

Thầy Trình trả lời…(Đúng vậy, nêu lý do từ câu chuyện bản thân từng là một người lính sống, chiến đấu ra sao…nên rất thấu hiểu, đó là nguồn cảm xúc để sáng tác về người lính)

2. Vậy để khắc họa chân dung người lính cụ Hồ trong các sáng tác của mình, nhà thơ NVT thường tập trung vào những phẩm chất nào ạ?

Thầy Trình trả lời…

3. Không chỉ là hình ảnh những người lính trong chiến tranh mà trong cuộc sống hôm nay, hình ảnh người lính cũng được các văn nghệ sỹ thể hiện vẻ đẹp dưới nhiều góc độ khác nhau. Với nhà thơ NVT thì ntn ạ?

Thầy Trình trả lời…(Nói về các bài thơ viết về hình ảnh của người lính thời bình hôm nay của mình)

4. Vâng! Không chỉ từng là một người lính cụ Hồ mà nhà thơ NVT còn là một  thầy giáo dạy môn Ngữ Văn ạ. Vậy qua thực tế những bài giảng, nhà thơ NVT nhận thấy các tác phẩm về hình tượng người lính trong VHNT có ý nghĩa giáo dục của ra sao đối với các em học sinh ạ?

Thầy Trình trả lời…

Trích đọc 1 bài thơ về người lính của Nguyễn Văn Trình

Xin cảm ơn nhà thơ NVT và chúc ông luôn có những bài thơ hay trong thời gian đến

Nhạc cắt

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa Quý vị và các bạn!  Với những ai yêu mến nghệ thuật nhiếp ảnh Quảng Trị thì nghệ sỹ nhiếp ảnh Thảo Ngân là cái tên vô cùng quen thuộc. Ông đến với nghề nhiếp ảnh từ rất sớm và tạo được phong cách sáng tác mang dấu ấn của riêng mình. Vốn là một nghệ sỹ nhiếp ảnh gắn bó sâu nặng với quê nhà Quảng Trị bằng những tình cảm yêu thương, từ những gì mà mảnh đất và con người Quảng Trị có ở hiện tại lẫn trong quá khứ, Thảo Ngân sáng tác với nhiều chủ đề khác nhau như: Đèn khuya, Hồn biển,  Tấm áo Mẹ vá năm xưa,  Cho mùa sau,  Tiếng rao đêm,  Huyền thoại trong lòng đất”, trong đó nổi bật là hình ảnh về những người mẹ VN anh hùng. Năm 1995, nghệ sĩ nhiếp ảnh Thảo Ngân đã làm Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và những ai quan tâm đến nghệ thuật nhiếp ảnh nghiêng mình trước bức ảnh “À ơi tiếng Mẹ”.  

Phần tiếp theo của chương trình, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý thính giả về: Chân dung Người mẹ Liệt sĩ-Người mẹ Anh hùng qua một vài tác phẩm nghệ thuật của nhiếp ảnh Thảo Ngân.

“À ơi tiếng Mẹ” là tác phẩm nghệ thuật của nhiếp ảnh Thảo Ngân ghi lại thời khắc người mẹ chân chất và bình dị mong nhớ con mình bên cánh võng trống trải gần gũi với cuộc đời như bao người mẹ  Việt Nam, tác phẩm mang vẻ đẹp cả về bố cục tạo hình lẫn ánh sáng. Tính khái quát của hình tượng người mẹ trong tấm ảnh này là ở chỗ khắc họa được thân phận của những người mẹ mang nỗi mong nhớ những đứa con đi xa. Với sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, Thảo Ngân đã ghi lại được khoảnh khắc của người mẹ với sức biểu cảm dạt dào cảm xúc đã tạo nên một chân dung của Người Mẹ Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, với hình ảnh người mẹ trong bức ảnh, nghệ sĩ Thảo Ngân đã bấm máy bằng trọn vẹn cảm xúc mà khoảnh khắc ông bắt gặp tâm tư cháy bỏng ước muốn của người mẹ. Người xem ảnh có thể hiểu đây là chân dung của tất cả những người mẹ thương nhớ con mình và tựu trung, tấm ảnh nói lên nỗi niềm của những người mẹ sau bao nhiêu mong chờ, lại ru con bằng chính tâm thức đau đáu của mình.

Chia sẽ về bức ảnh NTÀ ơi tiếng Mẹ” từng đạt các giải thưởng lớn trong năm 1995, nhiếp ảnh Thảo Ngân cho biết: Năm 1995, Hội Văn học-nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đăng cai tổ chức Cuộc thi Ảnh chân dung Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng mở rộng toàn quốc với sự bảo trợ nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Quyết định tham gia cuộc thi, nghệ sĩ Thảo Ngân hỏi người già, bộ đội, hỏi cựu chiến binh mà mình gặp mỗi ngày để có thông tin về các bà mẹ có con là liệt sĩ ở thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị. Một vài thông tin cho biết mẹ Nguyễn Thị Ngâu có con hy sinh trong kháng chiến và nhà mẹ ở thị xã Quảng Trị, bên dòng Thạch Hãn, gần Thành Cổ Quảng Trị là trúng ý định sáng tác và ý đồ nghệ thuật theo chủ đề của Cuộc thi Ảnh chân dung Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Tìm vào nhà mẹ Nguyễn Thị Ngâu ở thị xã Quảng Trị và được đón tiếp bằng sự chân chất, hồn hậu của mẹ rất dễ nhưng trước sự khiêm tốn và e ngại của mẹ thì việc thuyết phục mẹ cho chụp ảnh mới là một thử thách. Thong thả và chân thành, nghệ sĩ Thảo Ngân chia sẽ sự thấu hiểu về nỗi đau mất con và nỗi nhớ con của người mẹ đồng thời ông bày tỏ mục đích sáng tác của mình là góp phần cùng mọi người khẳng định việc người sống phải ghi nhớ sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ và sự mất mát to lớn của những người mẹ anh hùng đã  giúp mẹ Nguyễn Thị Ngâu đồng ý chụp ảnh. Quá trình sáng tác hình tượng người mẹ liệt sĩ vẫn chưa thể dừng lại khi trong ý nghĩ của nghệ sĩ Thảo Ngân xuất hiện cánh võng ru con thuở à ơi, cánh võng chiến sĩ mắc khi ngủ giữa rừng sau mỗi chặng hành quân trên đường ra trận, cánh võng mẹ nằm ở nhà trong nỗi nhớ mong con. Bố cục đó sau một loạt cú bấm máy ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh 40 tuổi là Thảo Ngân khi ấy đã ngưng đọng ánh sáng nhớ thương con của mẹ Nguyễn Thị Ngâu sau hơn 20 năm hòa bình trở lại, giang sơn về một mối thống nhất.

Những thụ cảm và rung động thẩm mỹ, những nhận định nghệ thuật của Hội đồng Nghệ thuật Nhiếp ảnh Quốc gia trước hình ảnh mẹ Nguyễn Thị Ngâu bên cánh võng đã đưa tới quyết định tấm ảnh À ơi tiếng Mẹ của nghệ sĩ Thảo Ngân đạt Giải Nhất Cuộc thi Ảnh chân dung Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng mở rộng toàn quốc năm 1995. 6 tháng sau, tấm ảnh À ơi tiếng Mẹ đạt Huy chương Vàng Cuộc thi Nhiếp ảnh khu vực Bắc miền Trung được tổ chức tại Hà Tĩnh và 6 tháng tiếp theo đạt Giải Ba Cuộc thi Những tác phẩm ảnh xuất sắc của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam theo diện đặc cách khi nghệ sĩ Thảo Ngân chưa là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cấp Trung ương.

Cùng đề tài sáng tác hình ảnh về các cuộc kháng chiến giành độc lập và tự do của dân tộc, nghệ sĩ  Thảo Ngân đã mang đến nghệ thuật nhiếp ảnh tấm ảnh Huyền thoại trong lòng đất thể hiện cái nhìn đầy trân trọng trước một kỳ quan trong lòng đất lửa, đất thép Vĩnh Linh anh hùng. Trước hiện tượng lịch sử là địa đạo Vịnh Mốc đã từng có rất nhiều nghệ sĩ khai thác, nghệ sĩ Thảo Ngân đã có cách đặc tả rất riêng. Thủ pháp bấm đèn nhiều lần, từng khoảng cách khác nhau và vận dụng bóng của một người hắt lên vách hầm địa đạo với hai mảng sáng tối hợp lý đã tạo hiệu quả nghệ thuật lớn là tấm ảnh vừa thể hiện được một sức sống tiềm ẩn trong lòng đất vừa hư ảo như một huyền thoại rất dễ khơi gợi bao cảm xúc nơi người thưởng ngoạn.

À ơi tiếng Mẹ Huyền thoại trong lòng đất cùng nhiều tấm ảnh khác cho thấy nghệ sĩ Thảo Ngân có khả năng ngắm nhìn, bắt trọn thần thái của sự vật thành những tấm ảnh của nghệ thuật nhiếp ảnh trong những khoảnh khắc bất chợt nào đó mà cuộc đời đã trao tặng cho nguồn cảm hứng lặng lẽ của một nghệ sĩ nhiếp ảnh như ông. Những tia nhìn mẫn cảm, tinh tế và trìu mến của tâm hồn ông phát hiện bóng một người mẹ in trên vách nhà bởi ánh sáng của ngọn đèn dầu nhỏ bé đã làm nên tấm ảnh Tạc vào thế kỷ. Với nghệ sĩ Thảo Ngân, nghệ thuật nhiếp ảnh, trước hết có nghĩa là sự có mặt của người cầm máy ảnh trong khoảnh khắc mà những điều thường nhật của cuộc sống thể hiện vẻ đẹp bản chất của nó. Điều này đã gợi mở trong ông rất nhiều ý tưởng sáng tác bằng sự khám phá, đón nhận và khắc ghi các hình ảnh của đời sống. Những tác phẩm của ông đã đạt giải cao qua các triển lãm, liên hoan ảnh nghệ thuật đều được bắt đầu từ đó. Từ À ơi tiếng Mẹ, Đèn khuya, Hồn biển,  Tấm áo Mẹ vá năm xưa,  Cho mùa sau,  Tiếng rao đêm,  Huyền thoại trong lòng đất… tấm ảnh nào cũng bình dị đã tạo ra sự giao lưu trực tiếp với người xem và đã không ít người cảm thấy mỗi khoảnh khắc bấm máy ảnh của nghệ sĩ Thảo Ngân có thể đem đến cho họ sự ngạc nhiên thú vị trước vẻ đẹp của đời sống và của nghệ thuật nhiếp ảnh.

Những điều mà nghệ sĩ Thảo Ngân ghi nhận qua ống kính máy ảnh phần lớn đều đơn sơ, bình dị chính là một cuộc tìm kiếm không ngừng nghỉ của một thân phận với những thân phận, một vui buồn trong những vui buồn nơi dòng chảy cuộc đời. Trong đó, À ơi tiếng Mẹ là tấm ảnh đã trở thành biểu tượng nghệ thuật của Người mẹ Liệt sĩ-Người mẹ Anh hùng trong lịch sử dựng nước và cứu nước của dân tộc.

Trích bài hát: Người mẹ của tôi                                                                                                  

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Cách đây tròn 60 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ra đời. Theo nội dung Hiệp định, đất nước ta tạm thời chia cắt thành 2 miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương - sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Suốt những năm tháng chiến tranh khốc liệt, Vĩ tuyến 17 có một vai trò lịch sử đặc biệt, chứng kiến nỗi đau chia cắt hai miền Nam Bắc. Thế nên địa danh ấy không chỉ gắn với lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn đi vào trong các tác phẩm văn học nghệ thuật với những câu chuyện xúc động. Chúng ta cùng nghe bài viết: VĨ TUYẾN 17 VỚI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT của nhà báo Xuân Dũng.

VĨ TUYẾN 17 VỚI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT.

Vào năm 1967 bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Phượng được mời sang phủ Chủ tịch nước có việc quan trọng. Khi ấy bà đang là bác sĩ, công tác ở Uỷ ban liên lạc văn hóa với nước ngoài, phụ trách Phòng Y tế của cơ quan này. Đến nơi gặp mới biết Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa tiếp đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng người Pháp gốc Hà Lan Ivens có vợ Loridan, một tù nhân của trại tập trung phát xít Đức. Hồ Chủ Tịch trân trọng giới thiệu họ là "Những nhà điện ảnh cách mạng nổi tiếng". Bà Phượng được cử làm phiên dịch đi cùng đoàn làm phim vào Vĩnh Linh thực hiện bộ phim tài liệu “Vĩ tuyến 17-chiến tranh nhân dân”. Hai tháng ở Vĩnh Linh, sống và chiến đấu như những người lính với biết bao nguy hiểm, với nhiều kỷ niệm quý giá. Đến khi phim đưa ra Hà Nội, dọc đường bị ném bom, cuốn phim cũng thấm máu của những nhà làm phim. Bộ phim được công chiếu ở nước ngoài đã gây được tiếng vang và được dư luận thế giới chú ý. Sau chuyến đi này số phận của bà Xuân Phượng đã rẽ sang hướng khác, trở thành nữ đạo diễn phim tài liệu chuyên nghiệp hiếm hoi như gợi ý và mong mỏi của đạo diễn Ivens. Với nhiều cống hiến cho giao lưu văn hóa Việt-Pháp, Bà Xuân Phượng đã được chính phủ Pháp tặng thưởng huân chương cao quý Bắc đầu bội tinh.

   40 năm sau vào 2007 bà Xuân Phượng trở lại Vĩnh Linh với mong muốn thực hiện bộ phim về những nhân vật đã từng xuất hiện trên màn ảnh cách đây nửa thế kỷ. Điều này còn nhằm thảo ước nguyện của đạo diễn Ivens trăng trối với vợ trước lúc qua đời: hãy tìm về với những nhân vật trong phim tài liệu về Vĩnh Linh ngày trước đã nói ở trên.  Nhà thơ Nguyễn Duy được mời làm biên kịch của bộ phim này với tên gọi "Trở lại Vĩnh Linh". Với ông, vốn từng là người lính đây cũng là dịp làm sống dậy những ký ức chiến tranh của một thời trai trẻ và của cả dân tộc này một thời bi tráng. UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức buổi tiếp đoàn trọng thị và được nhận bộ phim tài liệu " Vĩ tuyến 17-chiến tranh nhân dân" của đạo diễn Ivens do bà Xuân Phượng tặng. Tôi và một đồng nghiệp ở đài PTTH tỉnh Quảng Trị đã được cử đi theo đoàn suốt mấy ngày trên đất Vĩnh Linh.

   Đi dọc theo bắc vĩ tuyến 17, đoàn chiếu lại bộ phim "Vĩ tuyến 17-chiến tranh nhân dân trên đất Vĩnh Linh. Bà còn xem rất đông, họ như thấy lại một thời khói lửa, đạn bom ác liệt không thể nào quên. Những người lớn tuổi như được nhìn thấy quá khứ bi tráng của mình qua những thước phim sống động. Đạo diễn phim thấy mình như trẻ lại khi chứng kiến những khán giả là nhân chứng lịch sử vùng giới tuyến.

  Gần cả tuần rong ruổi vất vả mà sôi động nhưng tâm nguyện của đạo diễn Xuân Phượng vẫn chưa đạt được khiến ai nấy băn khoăn, đương nhiên nhà biên kịch Nguyễn Duy, một cựu binh từng gắn bó với Quảng Trị cũng suy nghĩ rất lung. Bà Xuân Phượng rất muốn gặp lại hai người: một đứa bé được bà đỡ đẻ ngay trong địa đạo và được bà lấy tên mình đặt cho cháu, còn nhân vật thứ hai cũng là một đứa trẻ 9 tuổi tên Đức rất gan dạ không hề sợ máy bay Mỹ. Nhưng càng tìm kiếm, hỏi han, nhắn gửi đều không có kết quả, kể cả đã ra đến tỉnh Quảng Bình nhưng tất cả hầu như biệt vô âm tín, không một phản hồi có thể lóe lên hy vọng. Buồn bã,   Bà Xuân Phượng vào đêm cuối trên đất Vĩnh Linh, tâm sự với phóng viên quay phim đài tỉnh là Phan Khiêm :  "Chán quá,  ngày mai cô phải trở vào Sài Gòn rồi. Hơn một tuần này không sao tìm được bé Đức. Nếu còn sống năm nay Đức cũng đã 49 tuổi". Nghe vậy anh Phan Khiêm buột miệng : " Cháu cũng từng học với một người thầy tên  Phạm Công Đức nhưng lại ở Gio Linh, không phải Vĩnh Linh, nhà thầy ở ngay Dốc Miếu..."  Đạo diễn Xuân Phượng bật dậy như một bản năng nghề nghiệp và câu chuyện kết thúc thật bất ngờ. Sau một cuộc điện thoại chớp nhoáng, thầy giáo Phạm Công Đức đã gặp lại bà Xuân Phượng và cả đoàn làm phim trong hạnh ngộ vỡ òa, hạnh phúc nghẹn ngào. Chính người thầy Phạm Công Đức là cậu bé Đức  đầu đội mũ cối, cười nói hồn nhiên trong bộ phim tài liệu của 40 năm trước. Ngay những người kinh qua trận mạc, từng chứng kiến bao điều lạ trong đời như nhà thơ Nguyễn Duy cũng chỉ còn biết lặng im cảm tạ cuộc đời.

   Cuộc đời, như người ta vẫn nói- đã mỉm cười với những còn người luôn làm việc hết mình và biết sống thủy chung.

  Vĩ tuyến 17 còn là nỗi niềm sáng tạo của cố họa sĩ Võ Xuân Huy.

      Cả cuộc đời không dài của cố họa sĩ Võ Xuân Huy, giảng viên Đại học Mỹ thuật Huế, quê ở Vĩnh Linh, luôn đau đáu với ước nguyện cháy bỏng là triển lãm nghệ thuật ngay chính trên mảnh đất từng là giới tuyến. Và vào mùa hè năm 2015, anh đã thỏa nguyện khi trình diễn và dâng tặng đất mẹ Vĩnh Linh cuộc triển lãm độc đáo ngay trong lòng địa đạo Vịnh Mốc với tên gọi ấn tượng đầy nghịch lý "Xuống đất gặp trời". Địa đạo Vịnh Mốc chính là "ngôi nhà" trong lòng đất của người dân Vĩnh Linh tránh mưa bom bão đạn trong chiến tranh. Ngay khi bước vào Bảo tàng Vịnh Mốc sẽ thấy ngay một dòng chữ nổi tiếng là câu thoại của nhân vật chính Hamlet trong bi kịch trứ danh cùng tên của nhà viết kịch vĩ đại Shakespeare : "To be or not to be" (Tồn tại hay không tồn tại).

   Cuộc triển lãm của nghệ thuật sắp đặt với điểm nhấn là bong bóng bay và cách sử dụng ánh sáng trong đường hầm địa đạo đã thực sự thăng hoa vì nó biểu đạt ý tưởng của tác giả : xuống đất không phải là xuống địa ngục, xuống nơi bế tắc mà  xuống đất để sống và cống hiến, sáng tạo, xuống đất để gặp trời cao lồng lộng ngay trên đầu mình, đó là lựa chọn và lẽ sống, niềm tin của những con người Vĩnh Linh-Quảng Trị. Một bữa tiệc của nghệ thuật thị giác cho dù không phải ai cũng cảm nhận đủ đầy tư tưởng nghệ thuật của họa sĩ Võ Xuân Huy nhưng vẫn thấy thú vị khi tự mình tham gia vào "trò chơi " nghệ thuật với tư cách vừa là khán giả vừa là diễn viên. Vậy đấy,   dù chiến tranh, chia cắt giới tuyến đã đi qua gần cả đời người nhưng ám ảnh của nó trong đời thường và nghệ thuật chắc có lẽ còn lan tỏa dài lâu.

   Trích bài hát: Bên ven bờ Hiền Lương

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 27/07/2022 15:59 Lê Vĩnh Nhiên 28/07/2022 08:54

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà