Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Chủ đề: Con cái “đại chiến” khi ba mẹ ốm đau

Khách mời:

16h30 thứ 7, ngày 30.7.22

Thời lượng: 28p

NH: Như Hòa cùng KTV thu âm Vĩnh Lộc xin kính chào quý thính giả đang đến với 30 phút chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PT – TH Quảng Trị. Hiện tại chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói với chủ đề Con cái “đại chiến” khi ba mẹ ốm đau đang được phát trên sóng FM Đài PT – TH Quảng Trị, tần số 92,5mkz. Qúy vị thính giả muốn nghe lại chương trình hãy truy cập vào trang web Quangtri.tv.vn. Khách mời đồng hành cùng chương trình là thầy giáo Hà Hoàng, hiện đang công tác tại trường THCS Nguyễn Trãi, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Trước tiên, cảm ơn anh đã giành thời gian tham gia cùng chương trình.

Anh Hà:

NH: Thưa quý thính giả. Quý vị thính giả hãy tham gia chương trình theo những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333.595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

MN: Thưa quý vị thính giả. Chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ ốm đau, già yếu là nghĩa vụ, trách nhiệm của con cái. Đó còn là đạo làm con trong gia đình. Vậy nhưng, không ít cha mẹ già ốm đau nằm xuống lại đau lòng nhìn con cái "đại chiến" bởi nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ.

NH: "Một mẹ nuôi được mười con nhưng mười con không nuôi được một mẹ", câu nói ấy phản ánh đúng thực trạng ở một số gia đình hiện nay MN ạ.

MN:  Vâng, tất nhiên đó không phải là đa số nhưng vẫn còn ở một số gia đình hiện nay. Ngay thực tế thì mình vẫn gặp 1 vài trường hợp như thế ở xung quanh chúng ta.

Khách mời chương trình, anh Hà thì sao? A nghĩ gì về câu nói "Một mẹ nuôi được mười con nhưng mười con không nuôi được một mẹ"?

A Hà trả lời:

MN: Vâng, cảm ơn anh đã chia sẻ quan điểm của mình. Câu chuyện mà MN nhắc đến ngay sau đây sẽ khiến ít nhiều trong chúng ta sẽ suy nghĩ, sẽ trăn trở. MN nhận được thư của thính giả, khi đọc xong bức thư thì cảm giác rất buồn. Bởi vì, MN nghĩ rằng, câu chuyện này không chỉ là trường hợp của thính giả này mà còn là câu chuyện của 1 số gia đình hiện nay.

NH: Đúng như MN vừa chia sẻ. Có những gia đình đông con, nhiều cháu nhưng lại so bì, tị nạnh, kể công phụng dưỡng, đùn đẩy việc chăm sóc bố mẹ cho nhau. Như trường hợp mà chúng tôi đã nhận được thư chia sẻ.

MN: Trước khi chúng ta đến với nội dung bức thư thì MN mời anh Hà, chị NH cùng quý thính giả nghe 1 số đoạn băng khi chúng tôi hỏi về suy nghĩ của họ như thế nào khi ba mẹ ốm đau, họ sẽ quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng ba mẹ như thế nào?

Phát 3 băng

MN: Anh Hà cảm nhận như thế nào khi nghe những ý kiến vừa rồi ạ?

A Hà trả lời:

Bây giờ MN xin mời chị NH cùng chia sẻ lá thư giúp MN với ạ.

NH:

Mẹ gửi các con. Mẹ không biết các con có nghe được những lời này hay không, nhưng mẹ vẫn muốn nói ra, mẹ muốn chia sẻ để vơi đi nỗi buồn.

Các con ơi. Ngày các con cất tiếng khóc chào đời, ba mẹ ôm nhau khóc. Nhìn các con còn đỏ hỏn, ba mẹ hạnh phúc vui cùng. Kinh tế khó khăn nhưng ba mẹ vẫn cố gắng để lo cho các con không có bữa đói. Cũng cố gắng lo cho các con có chiếc áo mới khi tết cận kề. Nhưng mà…

Dạo này, mẹ thấy sức khỏe có vẻ phần yếu nhưng chẳng dám nói ra cho con cái biết vì thấy đứa nào cũng bận bịu con cái, công việc. Nửa đêm mẹ đột nhiên bị ngất xỉu. Tỉnh lại, mẹ thấy mình nằm trong bệnh viện, loáng thoáng nghe bác sĩ nói với con cháu là mình bị bệnh tai biến, từ nay về sau mọi việc ăn uống, vệ sinh cá nhân đều phải nhờ cậy con cháu. Lúc đó mẹ chợt thoáng qua trong đầu, giá như ba các con còn sống thì không đến nỗi nào, ba mẹ bấu víu nhau sống qua ngày, không phiền đến các con, các cháu. Mẹ thấy từng đứa kéo nhau đến, tưởng các con vào phòng bệnh hỏi thăm mẹ, nhưng không, các con gọi nhau để họp, để bàn xem ai nuôi mẹ? Em đau quá các con ơi. Mẹ đau như hàng trăm, hàng vạn vết dao cứa vào tim gan mẹ. Nhưng giờ nằm trên giường bệnh, mẹ đành bất lực.

Cuộc họp được các con tổ chức ngay ngoài hành lang phòng bệnh. Thằng út khù khờ nhưng thiệt lòng, các con biết em như vậy nên đùn cho chú út. Mỗi đứa hằng tháng góp 1 ít để lo cho mẹ. Tính toán rõ ràng vậy nên sau khi ra viện mẹ về nhà con út.

Khi về ở, mẹ suy nghĩ, trăn trở bao nhiêu đêm, thằng út nhưng còn vợ con thằng út nữa. Mỗi ngày trôi qua, thấy 2 vơ chồng yên ấm là mẹ vui, nhưng hễ vợ chồng to tiếng với nhau, mẹ thấy mẹ là gánh nặng cho các con.

Tháng đầu, mọi việc chăm sóc mẹ ổn thỏa. Nhưng từ tháng thứ hai, mẹ nghe vợ thằng út than vãn chuyện anh chị chậm gửi tiền về, tiền thuốc men, thức ăn tẩm bổ cho mẹ, mọi người cũng có vẻ không gửi đủ như đã thống nhất. Người nhắn bảo tháng này phải đóng học cho con nhiều nên xin khất đóng sau, người xin bớt lại một chút vì con cái ốm phải đi viện khám. Đến tháng thứ tư, mẹ nghe vợ chồng con út gọi điện oang oang kêu mọi người về họp gia đình gấp. Cuộc họp ấy mẹ nằm trong nhà nghe mà tan nát cõi lòng. Vợ chồng con út xỉ vả không thiếu một ai vì họ bỏ bê trách nhiệm với mẹ, trút hết mọi việc cho mình. Vợ chồng con cả bảo từ trước đến nay chẳng ganh tỵ việc chia tài sản của bố mẹ từ căn nhà, mảnh đất mà con út đang ở, nay chăm mẹ mấy tháng mà tính thiệt hơn với anh chị. Con gái cho rằng "xuất giá tòng phu", chồng quản kinh tế, không đưa tiền thì làm sao gửi đúng hạn cho em út. Việc đóng góp này, cô đang chia sẻ chứ lẽ ra không phải chịu trách nhiệm như con trai. Vì chăm sóc, lo cho tuổi già của mẹ là trách nhiệm chính của hai con trai. Cuộc cãi vã ngày một căng thẳng. Cuối cùng con út bảo cứ phân chia theo lịch, mẹ ở với ai tháng nào thì tháng đó người ấy có trách nhiệm, khỏi phải so bì nhau. Bốn tháng nay, mẹ ở nhà con út rồi giờ sẽ đến lượt con cả chăm sóc.

Thế là mẹ được đưa về nhà con cả. Mấy tháng sau, các con lại đưa mẹ về lại nhà con út. Trước đây, khỏe mạnh, các con còn nhớ mẹ cứ lựa nhà đứa nào có con nhỏ để ở cùng, giúp chúng trông cháu, nấu ăn, đi chợ. Nay ốm đau nằm xuống, mẹ muốn ở cố định một chỗ nhưng thế cuộc chẳng chiều lòng. Ngày trước, mẹ còn được việc, chẳng đứa nào để ý đến chuyện mẹ có tiền tiết kiệm hay không, nay mẹ nằm xuống, đứa nào cũng dò hỏi mẹ có khoản nào thì đưa chúng để góp thêm chữa bệnh. Mẹ có chút đỉnh khi ông mất để lại, nhưng cho vợ chồng con út vay để xây sửa lại nhà mấy năm nay. Nay biết được, vợ chồng con cả liên tục hỏi vợ chồng con út khoản tiền đó. Chúng cãi vã, mắng chửi nhau, rồi đùn đẩy trách nhiệm chăm sóc mẹà vì khoản tiền ấy. Hàng ngày nằm một chỗ, nhìn con cái "đại chiến" vì nghĩa vụ chăm mẹ, mẹ chỉ muốn nhanh nhắm mắt xuôi tay về với ba các con cho đỡ đau lòng.

Đời mẹ coi như đã hết, nhưng đời của các con còn dài. Nên các con sống sao cho phải đạo làm con, làm cháu.

Vâng, thưa quý vị thính giả. Khi NH đọc bức thư xong thì cảm thấy thật nghẹn ngào và đau xót. NH hi vong rằng, các con của bà sẽ nghe được những lời này để cùng suy nghĩ về việc làm, về hành động của mình, để thay đổi bản thân, sống sao để bà cảm thấy vui lòng.

Nhạc cắt

MN: Cảm ơn chị NH đã chia sẻ câu chuyện vừa rồi. Tâm lý người già thường dễ tủi thân, cô đơn, những việc làm không trọn chữ hiếu của con cháu dễ khiến người già suy nghĩ, muộn phiền. Con cháu mâu thuẫn trong chăm sóc, phụng dưỡng khiến họ cảm thấy mình chính là gánh nặng của gia đình. Một số người đề cao vật chất mà quên đi những giá trị về tinh thần.

1.     Thưa khách mời chương trình, nghe lá thư chia sẻ vừa rồi, anh cảm nhận và suy nghĩ như thế nào?

 

2.     Nếu đặt anh vào vị trí của những người con của thính giả đã chia sẻ bức thư thì anh nghĩ mình sẽ làm gì?

 

 

3.     Việc chăm sóc ba mẹ là bổn phận của người làm con. Có ý kiến nói rằng là muốn chăm sóc được ba mẹ thì phải có kinh tế mới chăm sóc được? Quan điểm của anh như thế nào về ý kiến này?

 

4.     Những gia đình neo người cũng phàn nàn việc chăm sóc bố mẹ, nhưng cũng có những gia đình đông con, nhiều cháu nhưng lại so bì, tị nạnh, kể công phụng dưỡng, đùn đẩy việc chăm sóc bố mẹ cho nhau. 

 

5.     Việc quan tâm, chia sẻ của các anh chị em trong một gia đình là điều rất quan trọng. Có 1 số nhà thì ntn anh Hà ạ, ba mẹ ở với người con nào thì xem như trách nhiệm, là nghĩa vụ của người đó phải lo. Không có sự chia sẻ, động viên dù chỉ là lời nói. Thờ ơ, xem đó là việc bình thường. Luôn lấy lí do bận việc này, việc kia để thoái thác việc chăm bố mẹ.

 

6.     Vậy để việc chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ, nhất là khi về già. Theo anh, điều cần thiết ở đây là gì?

 

Cảm ơn anh đã đồng hành cùng chương trình.

Nhạc cắt

 

NH: "Trẻ cậy cha già cậy con", dù chủ động đến đâu thì khi già yếu, đau ốm là lúc cha mẹ cần đến sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cái. Bởi lúc đó, họ rơi vào cảnh lực bất tòng tâm. Bấy giờ là lúc con cái thực hiện đạo hiếu của mình. Nhưng, cuộc sống áp lực thời kinh tế thị trường cùng với sự ích kỷ đã khiến một bộ phận con cái "đại chiến" nhau vì trách nhiệm lo cho cha mẹ. NH từng đọc được ở 1 bài báo có nói rằng:

 

Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra cây và hoa của cha đã trở nên hoang phế.

          Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra tủ quần áo trong nhà đã chứa đầy bụi bẩn.

          Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra đồ ăn mẹ bạn nấu quá mặn quá khó ăn.

          Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra cha mẹ thường quên tắt bếp gas.

          Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra, phản ứng của cha mẹ lúc qua đường dần trở nên chậm chạp.

          Nếu có một ngày, bạn phát hiện ra, cha mẹ già có những thói quen không còn được duy trì như trước nữa, giống như chuyện họ không thích ngày nào cũng phải tắm.

          Nếu có một ngày, bạn nhận ra rằng, cha mẹ không thích đi ra ngoài… Thì xin hãy chăm sóc kỹ cho cha mẹ, đừng làm những chuyện khiến bản thân phải cảm thấy hối hận, đừng để đến khi họ không còn nữa mới hiểu thế nào là trân trọng.

Chào cuối

Nếu có một ngày, hai người sinh bạn ra, nuôi bạn khôn lớn đều đi cả rồi, trên đời này sẽ không còn ai yêu thương bạn, bao bọc bạn mà một cách thật lòng thật tâm như thế nữa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích duyệt

Dùng từ “đại chiến hơi quá nên thay từ khác


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 28/07/2022 06:17 Lê Vĩnh Nhiên 28/07/2022 09:11
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà