chương trình PTTT 10.8
Danh mục
Chương trình phát thanh trực tiếp
NỘI DUNG

Chương trình PTTT ngày 10.8.2022.

Dẫn: Kính chào quí thính giả đang theo dõi CTPTTT trên sóng PT của Đài PTTH Quảng Trị! Nội dung mà chúng tôi muốn trao đổi, thông tin đến quí thính giả nghe Đài xung quoanh chủ đề “ Học lịch sử trong trường học”… Khi nhiều ý kiến của phụ huynh và người dân cho rằng kế hoạch đưa môn học lịch sử là môn tự chọn cho học sinh lớp 10 năm học 2022- 2023 là không phù hợp. Mới đây, Bộ giáo dục đã có yêu cầu điều chỉnh, biên soạn  tài liệu và thẩm định chương trình Lịch sử bắt buộc với 52 tiết học ở cấp THPT bắt buộc cho tất cả học sinh để chuẩn bị cho năm học mới đang đến gần. Nội dung hôm nay chúng tôi muốn cùng trao đổi với thính giả nghe Đài về tầm quan trọng của môn lịch sử, học như thế nào và làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh về môn học này. Phía ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị đã và tiếp tục triển khai nhiệm vụ này ra sao để năm học mới đạt kết quả. Chúng tôi đã mời đến trường quay là ông Lê Văn Tính- Trưởng phòng GDTH-GDTX, đồng thời cũng từng là một  giáo viên gắn bó với môn lịch sử trước khi công tác tại Sở GD-ĐT tỉnh.

Quý thính giả quan tâm đến nội dung này có thể gọi đến số ĐT…..để tương tác và có thêm thông tin cho con em mình khi chuẩn bị bước vào năm học mới 2022-2023 đạt hiệu quả cao, định hướng tương lai phù hợp.

Nhạc cắt.

Dẫn: Trước hết xin cảm ơn ông Lê Văn Tính- Trưởng phòng GDTH-GDTXđã tham gia chương trình của chúng tôi.

Ông Tính chào quí  thính giả nghe Đài!

Dẫn: Thự hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.Đổi mới căn bản, toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử; nghiên cứu ý kiến cử tri, nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh...

Bộ GDĐT đã điều chỉnh chương trình môn Lịch sử  phần bắt buộc cấp THPT và gần đây nhất Bộ đã ban hành Thông tư 13/2022 ngày 03/8/2022 về SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 32/2018/TT-BGDĐT NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Ông  cho biết một số nguyên tắc điều chỉnh Chương trình môn Lịch sử cấp THPTvà nội dung cốt lõi của Thông tư 13/2022. ….Sở GDDT đã triển khai thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 10 THPT như thế nào

Ông Tính trả lời.

1. Trong chương trình GDPT tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018 của Bộ GDDT đã  nêu rõ “ Phát triên chương trình GDPT là hoạt động thường xuyên, bao gồm cấc khau đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện” cùng với Chương trình bộ môn khác thì Chương trình GDPT môn Lịch sử cấp THPT được biên soạn công phu, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân, cử tri và thực hiện Nghị quyết 63/2022 của Quốc hội về môn Lịch sử, Bộ GDĐT đã ban hành quyết định số 1857/QĐ-BGD ĐT ngày 1/7/2022 thành lập ban phát triển chương trình môn học lịch sử cấp THPT trong chương trình GDPT 2018.

Theo như ý kiến của Ban phát triên Chương trình môn Lịch sử cấp THPT trong quá trình điều chỉnh đã bám sát các nguyên tắc sau:

Thứ nhất: tuân thủ mục tiêu, quan điểm xây dựng chương trình GDPT 2018 và đặc điểm môn lịch sử.

Thứ hai: Không thay đổi cấu trúc chương trình đã ban hành…

Thứ ba: Việc điều chỉnh phải dựa trên cơ sở chuyển từ môn học lựa chọn mang tính định hướng nghề nghiệp trở thành môn bắt buộc cho tất cả các đối tượng học sinh đại trà với thời lượng 52 tiết với nguyên tắc tinh giãn một số nội dung,  mức độ yêu cầu cần đạt cho phù hợp với học sinh đại trà .

Thứ tư: Coi trọng kiến thức lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng VN nhằm nâng cao giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước. Tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc. Đồng thời đảm bảo sự kết nối, hài hòa giữa kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á, bảo đảm nội dung kiến thức lịch sử thế giới và khu vực là cơ sở để hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc.

Thứ năm: Chú ý đến sự hài hòa , lô gich, sự kết nối giữa nội dung các chủ đề phần lịch sử bắt buộc với các chuyên đề theo định hướng nghề nghiệp có tính chuyên sâu.

2. Ngày 03/8/2022 Bộ GDDT ban hành Thông tư 13 về SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 32/2018, theo đó.

Môn học Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc. Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 09 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 04 môn học trong 09 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.

Đối với Chương trình môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông: Môn Lịch sử là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh, có thời lượng là 52 tiết/năm (được điều chỉnh từ thời lượng 70 tiết/năm). Chuyên đề học tập lựa chọn Lịch sử gồm 35 tiết/năm  (Theo Thông tư 32/2018).

3. Sở GDĐT đã có những chỉ đạo như thế nào về thực hiện CTGPT 2018

Dẫn: Với vai trò là người quản lý đồng thời là có thời gian gắn bó với môn học này, ông có thể cho biết tầm quan trọng của môn Lịch Sử trong trường học nhất là dành cho học sinh khối THPT?

Ông Tính trả lời.Như chúng ta đã biết mỗi môn học đều có vai trò, nhiệm vụ khác nhau trong việc cung cấp kiến thức phổ thông, giáo dục học sinh và Lịch sử là môn học đặc thù và đặc biệt.

Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, giúp HS nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái, góp phần hình thành phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

Chương trình môn lịch sử GDPT giúp HS phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao của lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống các chuyên đề về Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, văn minh… Học lịch sử góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, các giá trị truyền thống tốt đẹp cảu đan tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Tạo cơ sở để HS định hướng nghề nghiệp tương lai.

Dẫn: Như ông vừa chia sẽ thì mỗi môn học đều có vai trò, nhiệm vụ khác nhau trong việc cung cấp kiến thức phổ thông, nhưng Lịch sử là môn học đặc thù và đặc biệt. Lịch sử luôn gắn liền và song hành với chính trị, là cội nguồn của mọi quốc gia, dân tộc, thể chế. Giá trị lớn nhất của giáo dục lịch sử là giúp hậu thế phải rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ và giáo dục cho thế hệ trẻ biết rõ cội nguồn gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước, biết quý trọng những giá trị của lịch sử để kế thừa và phát huy các giá trị đó cho hiện tại và tương lai.

Vậy hiện nay, phương pháp dạy học môn học này tại các trường học như thế nào?

Ông Tính trả lời: Hiện nay, phương pháp dạy học môn học này tại các trường học cơ bản là đã tiến hành đổi mới bằng nhiều cách thức như UDCNTT trong dạy học lịch sử, Hoạt động dạy học thực tế, trải nghiệm, kể chuyện lịch sử… nhằm nâng cao hứng thú học tập cho HS. Tuy nhiên ở một số trường do hạn chế của GV giảng dạy chưa thực sự có sức thu hút và tạo hứng thú cho HS khi học bộ môn lịch sử vì vậy tạo ra sự nhàm chán, dẫn đến HS chưa thực sự đam mê.

Dẫn: Phải khẳng định rằng, môn học Lịch Sử cũng đã tạo hứng thú cho học sinh, tuy nhiên số lượng không nhiều, minh chứng là đã có những bạn đạt giải cao tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia về môn học này? Ông có suy nghĩ gì về ý kiến này?

Ông Tính trả lời. Môn Lịch sử đã tạo hứng thú cho HS rất lớn biểu hiện số HS chọn môn lịch sử trong thi TNTHTP ở tỉnh ta trong những năm quá chiếm số lượng khá đông, học sinh thi tốt nghiệp môt sử đạt điểm khá giỏi chiếm tỷ lệ khá cao (32 điểm 10). Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia có sự biến chuyển đáng khích lệ…..

Dẫn: Để hiểu thêm và suy nghĩ của các bạn học sinh khi học môn Lịch Sử trong trường học, mời quí thính giả cùng nghe một số ý kiến sau đây.

VOXPOP SUY NGHĨ VỀ MÔN HỌC LỊCH SỬ.

Dẫn: Sau khi nghe những ý kiến từ các bạn học sinh thì ông có suy nghĩ gì?

Ông Tính trả lời.

Dẫn: Đổi mới phương pháp dạy học tất cả các môn học trong đó có môn Lịch sử là một nội dung trọng tâm trong nhiệm vụ hàng năm của ngành giáo dục đào tạo. Vậy theo ông môn Lịch sử muốn tạo được hứng thú cho các em thì ngành GD ĐT sẽ tích cực vào cuộc như thế nào?

Ông Tính trả lời: Chúng tôi đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học tất cả các môn học, trong đó có môn Lịch sử là một nội dung trọng tâm trong nhiệm vụ hàng năm của ngành giáo dục đào tạo.

Thứ nhất: Theo tôi môn Lịch sử muốn tạo được hứng thú cho các em thì ngành GD ĐT sẽ tích cực đổi mới bằng nhiều cách thức như ……….. ngoài học chương trình SGK thì hàng năm cho HS có những HĐ TNST tại các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh nhằm tạo hứng thú cho học trong nhận thức lịch sử…..và qua đây củng kính đề nghị các cụm di tích giảm giá vé ưu tiên đặc biệt đối với đối tượng là HS tham quan học tập ở các cụm di tích của Tỉnh nhằm tăng thêm hiểu biết cho các em và tạo cho các em tình cảm đối với quê hương.

Thứ hai: đổi mới trong cách ra đề bởi vì các đề thi THPT quốc gia so với trình độ các em hơi khó, nội dung SGK, yêu cầu cần dạt còn nặng về sự kiện .

Thứ ba: Tăng cường các hoạt động đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học thực sự thực chất và phù hợp với đặc thù bộ môn và đối tượng người học.

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Để hiểu hơn về suy nghĩ của các thầy cô giáo giảng dạy môn học Lịch sử, chúng tôi đã kết nối với cô giáo Hoàng Aí Thu- một giáo viên có nhiều năm gắn bó với môn Lịch Sử của Trường TH PT TXQT, Mời quí thính giả cùng nghe.

Nối phỏng vấn.

Dẫn: Thưa ông Lê Văn Tính, ông có suy nghĩ gì khi nghe những chia sẽ vừa rồi?

Dẫn: Hướng đến mục tiêu để học sinh chú trọng hơn tìm hiểu, phân tích các thông tin về Lịch sử thay cho phương pháp học vẫn còn khá nặng hiện nay là cố học thuộc để nhớ. Dẫn dắt học sinh tìm đến môn học Lịch sử bằng sự chủ động, biến những bài học lịch sử thành những câu chuyện sinh động, dễ nhớ và nhớ lâu. Khơi gợi và hình thành ở các em sự yêu thích đối với môn học Lịch sử.Là một người từng gắn bó nhiều năm trên bục giảng về môn Lịch sử ý kiến của ông như thế nào?

Ông Tính trả lời. Đây cũng là một phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho HS tuy nhiên dù phương pháp nào thì người dạy và người học đều phải tuân thủ định hướng đổi mới GDPT với trọng tâm là chuyển nền GD từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp HS hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực mà các em cần có trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Câu hỏi thính giả: Một thính giả có gửi câu hỏi là: Vậy đổi mới PP dạy học môn Lịch Sử- cụ thể sẽ đổi mới như thế nào trong năm học này cũng như thời gian tới?

Ông Tinhs trả lời.

Dẫn: Nhân chương trình này, điều mà ông muốn chia sẽ là gì?

Ông Tính trả lời. Bác Hồ đã từng nói “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Có thể hôm nay các em học lịch sử chưa đem lại lợi ích vật chất ngay được song những bài học lịch sử của các bậc tiền bối để lại cho chúng ta tránh bị vấp ngã trong cuộc sống hiện tại và hướng tới tương lai. Học Lịch sử góp phần nâng cao trình độ nhận thức con người, giáo dục lòng yêu nước, phát triển nhân cách con người. Chúng tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đáp ứng kỳ vọng của phụ huynh, học sinh và của toàn xã hội. tôi chân thành cảm ơn !

Dẫn: Thưa quí thính giả nghe Đài! Để hình thành ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đối với học sinh, không chỉ có ở môn học Lịch sử, trong nhà trường mà còn có trong mọi sinh hoạt từ gia đình đến xã hội, từ mọi nguồn thông tin, học sinh tiếp cận hàng ngày, từ các hoạt động mà các em được tham gia được trải nghiệm từ cộng đồng.

Dẫn: Có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu biết về nguồn cội để biết ơn tổ tiên, hiểu về đức tính, chịu thương, chịu khó, tinh thần đoàn kết, anh dũng, sáng tạo và thông minh của biết bao thế hệ trong đấu tranh bảo vệ non sông, bờ cõi, để trân trọng giá trị cuộc sống và nuôi dưỡng niềm tin, giúp học sinh có kiến thức về tinh hoa của văn hóa nhân loại.

Ngành giáo dục đào tạo đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm trong đổi mới phương pháp dạy và học Lịch sử, đã có nhiều mô hình và cách dạy lịch sử rất hay và sinh động.Tuy nhiên, nỗ lực, quyết tâm đổi mới vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của nhân dân, đây chính là nội dung trọng tâm cần thực hiện trong năm học tới cũng như thời gian tới.

Một lần nữa xin cảm ơn ông Lê Văn Tính- Trưởng Trưởng phòng GDTH-GDTX- Sở GD-ĐT tỉnh đã nhận lời tham gia và chia sẽ những thông tin ý nghĩa cùng quí thính giả nghe Đài. Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình tiếp theo.

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 10/08/2022 08:54 Lê Vĩnh Nhiên 10/08/2022 14:01
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà