TẠP CHÍ VĂN NGHỆ CHỦ NHẬT
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

 QRTV giới thiệu: Tạp chí Văn nghệ chủ nhật xin trân trọng giới thiệu đến quý vị và các bạn chương trình với những nội dung đặc sắc về văn hóa Quảng Trị gồm: Giới thiệu về Nhà thơ, nhà điêu khắc Trần Lê An với những ký ức và tác phẩm về Quảng Trị, Các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể Quảng Trị. Chương trình được PS vào lúc 17h 30 ngày 26/8 chủ nhật, 14h30 ngày thứ hai 27/8. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

                                       NỘI DUNG TẠP CHÍ

                          Tạp chí văn nghệ chủ nhật 26.8.2022

PTV: Xin chào Quý vị và các bạn đang đến với Tạp chí VNCN tuần này. Chương trình hôm nay, mời Quý thính giả cùng đến  với những nội dung chính sau đây:

-Bản tin văn hóa Quảng Trị

- Bài viết:

+ Giới thiệu về Nhà thơ, nhà điêu khắc Trần Lê An với những ký ức về Quảng Trị

+ Gải đáp thắc mắc của độc giả về tìm hiểu văn hóa Quảng Trị

+ Cuối chương trình là bài viết Các nữ nhân sáng lập một số làng trên đất Quảng Trị

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình

Nhạc cắt

1.Trong thời gian vừa qua Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cuộc thi Sáng tác ý tưởng biểu tượng 'Ước nguyện hòa bình' Mục đích ý nghĩa: Cuộc thi nhằm chọn mẫu biểu tượng “Ước nguyện Hòa bình” để xây dựng tại di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, vốn là thông điệp ước nguyện hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Kết quả sơ khảo: Ban tổ chức đã nhận được 45 tác phẩm tham gia dự thi của 29 tác giả trong cả nước, bao gồm các họa sĩ đã và đang hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, kiến trúc. Ngày  16.8.2022, Hội đồng nghệ thuật của cuộc thi Sáng tác ý tưởng biểu tượng "Ước nguyện hòa bình" với nhiều thành viên là lãnh đạo T.Ư Đoàn, UBND tỉnh Quảng Trị, các nhà chuyên môn của Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm (Bộ VH-TT-DL), Khoa Đồ họa Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, Hội VH - NT tỉnh Quảng Trị đã chọn ra 10 tác phẩm xuất sắc nhất, vượt qua vòng sơ khảo.

2. Nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nữ tướng Nguyễn Thị Định ( 26/8/1992 – 26/8/2022), UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Chương trình Nghệ thuật sân khấu thực cảnh đặc biệt “ Có phải người còn đó”. Chương trình tái hiện lại những sự kiện quan trọng và những thành tựu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Theo lời mời của Đài PTTH Bến Tre, Đài PTTH Quảng Trị phối hợp thực hiện TCSX chương trình tại Bến Tre và Truyền hình trực tiếp chương trình này.

Tối 20/8, Tại Huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã diễn ra chương trình Nghệ thuật sân khấu thực cảnh đặc biệt” Có phải người còn đó”  nhân kỷ niệm 30 năm Ngày mất của Nữ tướng Nguyễn Thị Định (26/8/1992 - 26/8/2022). Chương trình diễn ra thành công tốt đẹp, nhiều đài PTTH trên cả nước tiếp sóng và để lại ấn tượng sâu sắc với nhiều người.  Đến dự và theo dõi chương trình có Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Lê Đức Thọ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cùng các đồng chí đại diện lãnh đạo tỉnh Bến Tre. Về phía tỉnh Quảng Trị có đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh

3. BTC Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thành phố Đông Hà năm 2022 vừa tổ chức tổng kết và trao giải cho những tập thể và cá nhân đạt số điểm cao. Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Đông Hà năm 2022 được khởi động từ tháng 4/2022 với mong muốn khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh. 

Đây cũng được xem là hoạt động quan trọng, nhằm triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc cộng đòng giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố. Qua chấm thi, Ban tổ chức đã trao 32 giải cá nhân cấp Tiểu học và THCS, Bên cạnh đó, trao 10 giải chuyên đề gồm bài chia sẻ cảm nhận cuốn sách hay nhất, sáng tác bài thơ hay nhất, tranh vẽ khuyến đọc ấn tượng nhất, clip dự thi hay nhất và kế hoạch phát triển văn hóa đọc cộng đồng ấn tượng nhất.

 

                                                 Nhạc cắt

                 PHÁT SÓNG BÀI THƠ CÔ GÁI TRÀ LIÊN ĐÔNG, THÚY ÁI NGÂM

MC: Kính thưa quý vị và các bạn, quý vị vừa nghe Nghệ sĩ ngâm thơ Thúy Ái thể hiện bài thơ cô gái Trà liên Đông của tác giả Trần Lê An.

Xin giới thiệu với quý vị thính giả: TRẦN LÊ AN ( tên thật Trần Đình An)  sinh 1953, quê quán thị xã Hưng Yên ( nay là Thành phố Hưng Yên) năm 1071 đã trúng tuyển 2 trường Đại Học ( đặc cách đỗ trường ĐH Kiến Trúc HN, đỗ trường Thể dục Thể thao Từ Sơn Bắc Ninh) nhưng đã trích máu viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Là chiến sỹ thuộc Sư đoàn 325 tham gia chiến trường Quảng Trị và sự kiện 81 ngày đêm từ tháng 6/1972 rồi cùng đơn vị trên cánh quân Duyên hải tiến vào giải phóng Sài Gòn 30/4/1975.

Từ tháng 2/1976 tu nghiệp tại Trường Cao đẳng ( nay là ĐH) MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP . 1992 là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Có một số tác phẩm lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân Sự và Bộ sưu tập của Hội Mỹ Thuật VN. 2013 Là tác giả Đài chiến thắng Sư đoàn 325 - Đại đoàn Bình Trị Thiên bằng đá cao 29,65m bên bờ sông Thạch Hãn ( phường An Đôn - thị xã Quảng Trị. Chủ biên tập thơ ÂM VANG DÒNG THẠCH HÃN-- nhà XB Hội Nhà Văn / 2006- (81 bài thơ của 18 tác giả đã từng chiến đấu tại Quảng Trị),   Biên soạn chính và trình bày cuốn sách KHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ- Nhà XB Văn hóa Thông tin 2008-  tập hợp bài viết hồi ký, ký sự tranh ảnh về cuộc chiến bảo vệ Thị xã -Thành cổ Quảng Trị của hơn 80 tác giả.  Tác giả cuốn BÃO TÁP và SÔNG THIÊNG , Nhà xb Công An nhân dân  quý 3 2020, ký sự diễn biến  chiến dịch Trị Thiên Xuân Hè 1972  giải phóng tỉnh Quảng Trị và sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thị xã -Thành cổ  Quảng Trị.  ( từ 30/3/1972 đến 16/9/1972 ). Hiện là CCB sư đoàn 325, đã nghỉ hưu. 

Thưa quý vị trong CT, chúng tôi có cuộc trò chuyện với anh Trần Đình An về những kỷ niệm không quên đối với vùng đất Quảng Trị, mời quý vị quan tâm lắng nghe,

MC: Xin chào anh Trần Đình An, rất vui khi được anh sắp xếp thời gian và có cuộc nói chuyện này ạ.

TĐA: Chào MC Đỗ Hằng và khán thính giả của Đài phát thanh truyền hình Quảng Trị.

MC: Vâng, thưa anh như chúng tôi đã giới thiệu trên với công chúng thì trong giai đoạn chiến trường Quảng Trị ác liệt, anh cùng đồng đội đã có mặt và chiến đấu ở đây. Anh có thể chia sẽ cho khán thính giả của Đài PTTH Quảng Trị được biết rõ hơn về điều này được không ạ.

TĐA: Trả lời cô động sự tham gia của mình trong chiến dịch.

MC: Vâng, đã có nhiều tài liệu về cuộc chiến khốc liệt này, nhưng nghe chính người trong cuộc kể lại mới thấy hết những tráng ca của các chiến sĩ của ta, Thưa anh, hiện tôi đang cầm trong tay cuốn ký sự “Bão táp và Sông thiêng” của anh với bút danh Trần Lê An, cuốn sách gồm 2 phần với lời chú thích “ Những câu chuyện cùng diễn biến có thật trong chiến dịch”. Để có một cuốn sách đầy đặn vừa ở góc độ người trực tiếp cầm súng, vừa ở góc độ người tham mưu thì người viết phải có những trải nghiệm thực tế khắc nghiệt. Anh cảm nhận như thế nào về điều này ạ

TĐA: Trả lời

MC: Vâng, những cuộc chiến trên đất Quảng Trị, đặc biệt là cuộc chiến 61 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị là khúc tráng ca bất tử của long quả cảm và sự hy sinh anh dung của bộ đội ta. Thưa anh. Được biết trong những năm tháng chiến đấu trên đất Quảng Trị, anh đã có những bài thơ viết về mảnh đất và con người nơi đây. Không biết anh có thể chia sẽ cho khan thính giả được biết về điều này được không ạ

TĐA: trả lời

MC: Vâng, có nhà thơ đã nói “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Một lần nữa xin cảm ơn anh đã tham gia cuộc trò chuyện này. Chúc anh luôn sức khỏe và có nhiều sáng tác hay và có ý nghĩa, chúc anh luôn gắn bó sâu sắc với đất thiêng Quảng Trị này

TĐA: Cảm ơn

MC: Vâng. Trước khu chia tay anh, kính mời anh và khán thính giả nghe bài thơ của anh sáng tác có tựa đề  “ Cô gái Trà Liên Đông”, qua giọng ngâm của Nghệ sĩ ngâm thơ Thúy Ái.

Kỷ thuật phát ngâm thơ bài thứ 1 trong file thơ Thúy Ái

                                              

                                                        Nhạc cắt

MC: Thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí Văn nghệ chủ nhật của Đài PTTH Quảng Trị.

Thưa quý vị và các bạn, Làng Hà Trung là một trong những làng cổ của tỉnh Quảng Trị, nơi đây lưu giữ những truyền thuyết kỳ bí về việc hình thành nên những đền đài cổ hay sự phát tích của một dòng họ học hành đỗ đạt lừng danh. Đặc biệt truyền thống văn hóa của làng như sợi chỉ hồng xuyên suốt qua bao thế hệ của làng từ xưa cho đến ngày nay. Ông Trần Ngọc Hoạt –  Nguyên Trưởng làng Hà Trung chia sẽ ( trích băng nói về truyền thống văn hóa của làng)

MC: Thưa quý vị và các bạn, đến với làng Hà Trung, bên cạnh những câu chuyện truyền thuyết thì người dân Hà Trung luôn có sự tự hào về một miền đất học- đã có nhiều người con của làng học hành đỗ đạt, có công với nước với dân. Nơi đây hiện có  nhiều di tích được xếp loại di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia và của tỉnh. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi giới thiệu tới quý vị và các bạn về đất và người làng Hà Trung qua bài viết của tác giả Việt Hà.

MC: Hà Trung là một tên của một ngôi làng tọa lạc trên vùng đất đỏ ba zan nằm giữa 02 làng Hà Thượng và Hà Thanh của xã Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Làng Hà Trung có diện tích chừng 4 km2, dân số xấp xĩ 800 nhân khẩu với trên 300 hộ. Phía đông của làng giáp làng Lại An, phái Tây thuộc xã Gio Hòa, phía Nam giáp làng Hà Thanh và phía Bắc giáp làng Hà Thượng. Hà Trung có đất đai màu mỡ để trồng các loại cây ăn trái, giao thông thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân.

MC:  Cũng như nhiều làng cổ ở Quảng Trị, các tiền nhân sáng lập hương hiệu của làng xuất thân từ vùng Thanh- Nghệ, đi đánh Chiêm Thành, mỡ mang bờ cõi. Sau khi dẹp yên giặc thì dừng bước để mở đất lập làng. Nói về gốc tích và truyền thống của làng, Ông Trần Ngọc Hoạt – Nguyên Trưởng làng Hà Trung cho biết ( trích băng)

MC: Do điều kiện khách quan của lịch sử nên sự tách chia điền thổ, sát nhập địa bộ liên tục diễn ra từ khi lập làng cho đến ngày nay. Dưới thời Đồng Khánh thì có sự chia tách tổng An Xá, An Mỹ của Huyện Minh Linh để sát nhập thành Huyện Gio Linh, thuộc tỉnh Quảng Trị. Trước năm 1954, làng Hà Trung thuộc xã Linh Giang, Linh Châu và đến năm 1994 đã chuyển 1/3 làng nhập vào địa giới của thị trấn Gio Linh, 2/3 còn lại thuộc xã Gio Châu.

MC: Nói về làng Hà Trung có lẽ cũng có không ít người biết đến họ Trần- Trong đó có họ Trần Đình với nhiều đời làm quan lớn từ hàng Thượng thư đến Tể tướng trong các triều vua, chúa Nhà Nguyễn. Về việc phát tích theo đường quan lại của dòng họ thì có nhiều giai thoại kỳ bí lý giải về việc con cháu của dòng họ thay nhau làm quan to. Tuy nhiên qua nghiên cứu của các nhà sử học và các cụ cao niên hào lão trong làng thì khẳng định rằng đây là một dòng họ có truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Chính điều ấy đã ươm mầm và phát triển các tài năng qua nhiều thế hệ dòng họ của mình.

MC: Hiện nay tại làng Hà trung có 02 địa danh liên quan đến Danh nhân lịch sử Trần Đình Ân, đó là chùa Bão Đông- nay gọi là chùa Bình Trung và khu lăng mộ của Ngài Trần Đình Ân. Ngài Trần Đình Ân khi từ quan về làng đã lập nên ngôi chùa làng với tên gọi Bình Trung tự, ngôi chùa được lập nên từ nền móng của ngôi đền tháp cũ của vương quốc Chăm Pa cổ. Với giá trị lịch sử của mình cụm di tích này gồm có Chùa, Bia đá ghi công lao, hành trạng và khu mộ của Ngài Trần Đình Ân đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

MC: Như đã nói ở trên, do có sự chi tách địa giới từ năm 1994 nên một bộ phận cư dân của làng và đình làng lại nằm trong địa giới hành chính của Thị trấn Gio Linh. Đình làng Hà Trung có địa thế “ tiền thủy hậu chẩm” tiền đình hướng ra dòng sông xanh và ruộng đồng, lưng tựa vào đồi đá Ong và làng mạc sầm uất. Đình Làng Hà Trung được lập từ rất sớm- vào năm 1906. Từ đó cho đến nay, tuy đây là vùng đất đã diễn ra nhiều cuộc chiến ác liệt nhưng đình làng vẫn bảo toàn khá nguyên trạng như xưa. Đình làng Hà Trung hiện nay cũng đã được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh.

MC: Người dân Hà Trung xưa nay bản tính hiền hòa, trong giao tiếp cuộc sống luôn hòa đồng, không chấp nê thiệt hơn và ít va chạm. Trong các họ tộc, các phong tục tập quán xưa nay được gìn giữ và phát huy bền vững, tạo ra khuôn mẫu đạo hạnh mọi người luôn hưởng ứng và làm theo. Ông Trần Ngọc Phong- Một hào lão trong làng Hà Trung tự hào nói( trích băng)

MC: Trong một thế giới đa chiều như hiện nay, mỗi giá trị văn hóa làng xã thuần Việt như làng Hà Trung này chúng ta cần nên nâng niu và gìn giữ. Chính gia đình và dòng họ là những nền móng cơ bản cho sự vững mạnh của các thiết chế xã hội. Với những tinh cốt được giữ gìn trong kho báu văn hóa vật thể và phi vật thể của mình, làng Hà Trung đã góp phần vun đắp nên nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam

                                                       Nhạc cắt

MC: Kính thưa quý vị và các bạn, một trong những người con của làng Hà Trung đã làm rạng danh cho dòng họ, cho làng và một trong những người có công trong việc mở rộng bờ cõi cương vực đất nước vào xứ Đàng trong- đó là Đông Triều hầu Trần Đình Ân- Một vị quan đứng đầu triều qua 04 đời Chúa Nguyễn. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị lắng nghe cuộc trao đổi của Nhà báo Việt Hà- Đài PTTH Quảng Trị với Thạc sĩ sử học Trần Đình Hào- Trưởng phòng Quản lý Di sản Văn hóa- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Trị ( trích băng)

 

Xin cảm ơn Thạc sĩ sử học Lê Đình Hào cùng sự quan tâm của thính giả nghe đài. Chương trình luôn mong muốn sự cộng tác của quý vị và các bạn.

           

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 24/08/2022 07:59 Lê Vĩnh Nhiên 24/08/2022 08:55

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà