TẠP CHÍ VĂN NGHỆ CHỦ NHẬT
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

QRTV giới thiệu: Tạp chí Văn nghệ chủ nhật xin trân trọng giới thiệu đến quý vị và các bạn chương trình với những nội dung đặc sắc về văn hóa Quảng Trị gồm: Giới thiệu thơ của nhà thơ Võ Văn Luyến, Các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể Quảng Trị. Chương trình được PS vào lúc 17h 30 ngày4/9 chủ nhật, 14h30 ngày thứ hai 5/9. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

                                       NỘI DUNG TẠP CHÍ

                          Tạp chí văn nghệ chủ nhật 4.9.2022

PTV: Xin chào Quý vị và các bạn đang đến với Tạp chí VNCN tuần này. Chương trình hôm nay, Kỷ niệm 77 năm ngày Các mạng tháng Tám và quốc khánh 2/9 Kính mời Quý thính giả cùng đến với những nội dung chính sau đây:

- Bài viết:

+ Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Văn Dùng và bài thơ “ ước Nguyện của Người”

+ Bài viết Làng Xuân Hòa- Nơi đây một thời Giới tuyến

+ Cuối chương trình là cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàn- Phó Giám đốc Sở Thông Tin Truyền thông về thân thế sự nghiệp ông Nguyễn Văn Tường - Một vị quan trong triều Nhà Nguyễn, quê người Quảng Trị.

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình

                                                    Nhạc cắt

Flie ngâm thơ bài “ Ước nguyện của Người”

MC: Kính thưa quý vị, quý vị vừa nghe nghệ sĩ ngâm thơ Ngọc Lan ngâm bài thơ “ Ước nguyện của người”, trong tập thơ “ Khúc hát sông Hiền”của nhà thơ Nguyễn Văn Dùng. Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng quê ở Vĩnh Giang, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Ông là tiến sĩ kinh tế nhưng yêu thích thơ. Ông đã xuất bản nhiều tập thơ như: Tự tình, Thương miền nắng gió, Hình như, Khoảng trời riêng, Lục bát tặng mình, Gió cuối miền và Khúc hát sông Hiền. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng trung ương và địa phương. Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị.

Hễ nhắc đến nhà thơ Nguyễn Văn Dùng là người ta nhắc đến hai câu thơ quen thuộc với công chúng trong bài “Giếng” của ông: “Em ra giếng gánh nước trong/Còn tôi ra giếng để không làm gì”. Hai câu thơ có duyên, vừa tình tứ lại vừa cắc cớ thi sĩ như chính tác giả, trong chừng mực nào đó làm nên “thương hiệu” Nguyễn Văn Dùng, dù ông đã làm rất nhiều thơ và đồ rằng đó cũng chưa hẳn là những câu thơ chọn lọc nhất của ông.

 
 Dễ thấy rằng tâm cảm quê hương là dòng thơ chủ đạo của nhà thơ Nguyễn Văn Dùng. Ngay tập thơ mới nhất vừa xuất bản gần đây  “Khúc hát sông Hiền” cũng cho thấy điều này. Nhan đề nhiều, rất nhiều bài thơ của ông cũng chứng thực cho tình yêu quê hương của ông, từ “Thương miền nắng gió”, “Gặp lại sông Bến Hải”, “Quảng Trị mình”, “Thị xã và tôi” cho đến “Chiều tím Cửa Tùng”, “Sa Lung bên lử bên bồi”, “Nắng Đông Hà”, “Xuân về bên sông Hiếu”...Lối viết của ông lại ảnh hưởng đậm nét âm hưởng dân gian từ ca dao lục bát cho đến hò sông nước, hò giã gạo nên tình quê càng thắm thiết, nồng nàn. Trong bài “Thương miền nắng gió”, tác giả mô tả quê hương với những chi tiết chân thực từ đời sống:

 

   Ở nơi này, anh nhớ nhiều về em
  Chao ! Cái nắng quê mình như lửa đốt
   và cái gió miền Trung như bão giật
   cái mưa xứ mình như thác đổ triền miên.

   
Hay khi đứng trước “Sa Lung bên lở bên bồi” hồn thơ như trẻ lại với những đam mê, day dứt  như thời trai trẻ với câu kết bất ngờ thi sĩ  nhớ tiếc một dòng sông ký ức:
 

   Một ngày trời đất hao hanh
   Quên câu thơ cũ em thành cô dâu
   Xênh xang áo váy qua cầu
   Con sông gầy guộc bạc đầu nhớ thương...!


   Nhưng thơ Nguyễn Văn Dùng không chỉ đơn thanh, đơn sắc theo lối bộc bạch dân dã có phần quê kiểng. Có những bài thơ lục bát đầy đặn càm xúc và dụng công trau chuốt nên vẫn khá hay theo cách Nguyễn Văn Dùng. Như khi ông cũng nặng lòng với một nhà văn quê hương nên sáng tác bài thơ “Hoa phù dung” tặng Hoàng Phủ Ngọc Tương.
 

   Với tay hái đóa phù dung
   Ai hay hoa đã tận cùng hư vô
   Tháng năm nông nổi dại khờ
   Hình như sương trắng nhuộm bờ heo may.

   
Viết như vậy có thể xem cũng là một tri âm của Hoàng Phủ, bởi tinh tế thấu cảm những nỗi lòng nhau nhiều khi không dễ nói, hoặc không dễ gì nói hết.
 

   Phù dung nay đã về đâu
   Có người vò võ đêm thâu ngày dài
   Phập phồng hơi thở bên tai

   Nghe mong manh tiếng gót hài làm tin.

 

Cũng như có đôi lần thơ ông đột biến giọng điệu khác lạ, cách lập ý, lập ngôn cũng khác khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng và thú vị trước một đột biến thơ của Nguyễn Văn Dùng. Bài thơ “Một vạn ngày”  là một dẫn dụ sinh động.
 

   Anh đã mất một vạn ngày để yêu em
   Anh không muốn mất thêm một vạn ngày để quên em được nữa
   Qũy thời gian của anh không còn nhiều chỉ tính bằng cơm bữa
   Dù chẳng còn bao nhiêu với anh vẫn quý giá vô cùng.

 
   Một Nguyễn Văn Dùng không còn có vẻ ngoài đùa cợt, hài hước mà đầy suy tư và triết lý. Thơ tình đầy triết luận mà vẫn không theo lối mòn, vẫn tươi mới trong lý lẽ và cảm xúc.
 

   Anh đã mất một vạn ngày độ lượng bao dung
   Anh không muốn mất thêm một vạn ngày để xót xa hơn được nữa
   Không gian chật hẹp của anh  không đủ ô-xy để bùng lên ngọn lửa.
   Dù chật chội nhỏ nhoi với anh lại quý giá vô cùng.

 

Có cảm giác có vẻ như nhà thơ Nguyễn Văn Dùng sáng tác nhanh, nhiều và không mấy khó khăn, vật vã, đó có thể là “thể tạng”  văn chương của mỗi người. Tuy vậy, bên cạnh những thành công của thi sĩ Nguyễn Văn Dùng cần được nhìn nhận đúng mức, bạn đọc vẫn muốn nhà thơ chọn lọc hơn mỗi khi cầm bút, tiết chế hơn trong tìm kiếm đề tài và thể hiện để giảm bớt những bài thơ trung bình, có thêm được những thi phẩm được công chúng mến yêu và nhắc nhở.

Ông Nguyễn Văn Dùng tâm sự về cảm xúc khi viết bài thơ này ( Trích Băng 1)

Khép lại bại viết về Nhà thơ- Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật  tỉnh Quảng Trị. quý vị và các bạn nghe bài hát  “ Ước nguyện của Người ” của Nhạc sĩ Võ Thế Hùng, phổ thơ Nguyễn Văn Dùng qua sự thể hiện của ca sĩ Minh Loan

Kỷ thuật phát bài hát

                                               

                                                   Nhạc cắt

MC: Thưa quý vị và các bạn. Làng Xuân Hòa, xã Trung Hải nằm về phía bắc của huyện Gio Linh. Chính nơi vùng đất này gắn liền với những câu chuyện của lịch sử với những tên gọi như Cầu Hiền Lương, Sông Bến Hải, Vỹ tuyến 17 với nỗi đau chia cắt hai miền Bắc Nam. Từ buổi đầu của cách mạng, trong gian khổ hi sinh mất mát, người dân Xuân Hòa một lòng đi theo cách mạng. Sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân Xuân Hòa đồng lòng, đồng sức để xây dựng hương thôn ngày thêm đổi mới. Nhân Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945- 2/9/2022, Mời quý vị nghe bài viết “ Làng Xuần Hòa – nơi đây một thời giới tuyến” của tác giả Minh Tâm.

Bến Hải - Một con sông lớn của tỉnh Quảng Trị, chảy từ tây sang đông dọc theo Vỹ tuyến 17. Ở khu vực nơi có cây cầu lịch sử mang tên Hiền Lương, phía bắc là làng Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, phía nam là làng Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh. Bên cạnh hình ảnh con đò ngược xuôi của miền sông nước thì làng Xuân Hòa mang dáng dấp của một làng thuần nông với những cánh đồng bát ngát, hàng cau thanh bình, cây đa - bến nước - sân đình.

Theo cuốn Phủ biên tạp lục của tác giả Lê Quý Đôn làng Xuân Hòa xưa kia còn có tên là Thì Hòa, Thì Thái, Thời Hòa. Đến triều nhà Nguyễn đổi tên thành làng Xuân Hòa, thuộc tổng An Mỹ, huyện Minh Linh, Phủ Quảng Bình. Từ năm Minh Mạng thứ 17, tức là vào năm 1836 do chuyển 3 tổng An Mỹ, An Xá và Bái Trời thuộc huyện Minh Linh sang huyện Địa Linh- Thuộc huyện Gio Linh ngày nay, làng Xuân Hòa đã tách ra khỏi tổng An Mỹ nhập vào tổng mới có tên là tổng Xuân Hòa.

 

Sau ngày cách mạng Tháng Tám thành công, suốt từ năm 1946 cho đến ngày đất nước thống nhất vào tháng 4/1975, Xuân Hòa được tách và nhập vào các xã Xuân Hòa rồi xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Liêm, huyện Vĩnh Linh; xã Trung Hải, quận Trung Lương và đến năm 1976 thì thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

 

Trong suốt những năm tháng hai miền Bắc- Nam của đất nước mang nặng vết đau chia cắt, cán bộ và nhân dân Xuân Hòa ngày đêm chiến đấu bám đất giữ làng, luôn đau đáu hướng về miền Bắc, nơi có lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong mưa bom bão đạn, vững chãi như ngọn hải đăng giữa bão tố phong ba chỉ đường cho tàu thuyền về đất liền. Là nơi địa đầu của giới tuyến, kẻ địch cũng đã điên cuồng dùng mọi hình thức từ khủng bố đến mị dân để đàn áp và mua chuộc cán bộ và nhân dân dọc theo bờ nam sông Bến Hải, trong đó có Xuân Hòa.

 Như chúng ta  thấy hiện nay phía khu đất cạnh cổng làng Xuân Hòa là Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất”: Tượng đài có diện tích 2.700m2, gồm hai phần: phần bệ đài, với mặt cạnh là mảng phù điêu, được ghép từ nhiều khối đá, có kích cỡ khác nhau; phần tượng đài là hình tượng bà mẹ miền Nam và người con trai, được tạo trên chất liệu đá xanh Thanh Hóa. Tượng đài thể hiện một niềm tin son sắt của đồng bào miền Nam vào một ngày mai chiến thắng, thống nhất nước nhà. Tuy nhiên ngày đó nơi này là đồn cảnh sát Xuân Hòa của ngụy quyền.

Cây cầu Hiền Lương có một thời như một chiếc khóa tưởng chừng sẽ được mở sau 2 năm tổng tuyển cử nhưng lại im ỉm đóng suốt 20 năm lịch sử đau thương của dân tộc, là chứng nhân cho những chia ly của những gia đình, của đất nước một thời bi tráng. Như hai câu ca dao đư

 “Cách một con sông mà đó thương đây nhớ

                               Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”

Trong những năm tháng kháng chiến chống mỹ cứu nước, từ trước và sau Mậu Thân 1968 cho đến ngày quê hương Gio Linh hoàn toàn giải phóng vào ngày 2/4/1972, mảnh đất Xuân Hòa là nơi chứng kiến sự chiến đấu quả cảm và hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Xuân Hòa. Đế quốc Mỹ và tay sai đã biến nơi đây thành một vành đai trắng để ngăn cách Miền Bắc XHCN chi viện cho chiến trường miền Nam.

Ông Trương Đức Hai, Anh hùng  Lực lượng vũ trang ND chia sẽ ( Trích băng)

Trong những năm tháng chiến tranh giữ đất quê hương, đã có nhiều tấm gương liệt anh đã ngã xuống trên mảnh đất quê hương và mọi miền tổ quốc. Hiện nay có một số liệt sỹ vẫn chưa tìm thấy. Tháng 4 năm 1972, những chiến sĩ du kích Xuân Hòa cắm ngọn cờ lên căn cứ Dốc Miếu, đánh dấu việc giải phóng hoàn toàn Gio Linh, các thế hệ Xuân Hòa rất đỗi tự hào về truyền thống của quê hương”. 

Bà Hoàng Thị Chẩm, một trong những du kích gan dạ chiến đấu tại vùng bờ nam song giới tuyến này nói ( Trích băng)

Về Xuân Hòa hôm nay, bên cạnh những di tích lịch sử văn hóa đứng trầm mặc với thời gian là những tươi mới của một làng quê với sự đổi thay của câu chuyện Tam nông đúng nghĩa. Những cánh đồng đồng rộng lớn được quy hoạch một cánh khoa học, thuận tiện trong việc sản xuất canh tác nông nghiệp, Những đường bê tông rộng rãi đi đến tận ngõ của các ngôi nhà. Thấp thoáng sau cánh đồng lúa xanh mướt mắt là hàng dừa trỉu quả và mái ngói của những ngôi nhà được xây dựng khang trang vững chãi.

Cán bộ và nhân dân Xuân Hòa đang chung sức, đoàn kết xât dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu trong tương lai không xa. Tin tưởng một Xuân Hòa với sức sống mãnh liệt sẽ vững bước đi tới trong sự nghiệp phát triển quê hương Quảng Trị và của đất nước.

Tự hào với những truyền thống yêu nước được lưu truyền bao đời, làng Xuân Hòa miệt mài thêu hoa dệt gấm những câu chuyện lịch sử dân tộc trong những điều thật dung dị và điềm tĩnh như tính cách của dòng sông lặng lẽ mãi miết trôi xuôi về biển cả. Để cho hôm nay và mai sau nhớ đến:  Nơi đây- có một địa danh Xuân Hòa như thế VÀ KHÁT VỌNG THỐNG NHẤT NON SÔNG, như thế.

                                                             Nhạc cắt

Kính thưa quý vị: Quan Phụ chính Đại thần Đại thần triều nhà Nguyễn, ông Nguyễn Văn Tường, queeowr làng An Cư, Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị. Cuộc đời và sự nghiệp thăng trầm của ông gắn với một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc. Để quý vị và các bạn được rõ hơn về thân thế, sự ghiệp của ông, Nhà báo Nguyễn Việt Hà, Đài PTTH Quảng Trị đã có cuộc trao đổi với Ông Nguyễn Hoàn- Phó Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Quảng Trị, người có nhiều năm nghiên cứu và có nhưng bài khảo cứu quan trọng về nhân vật lịch sử Nguyễn Văn Tường. ( trích băng)

 

PTV: Chào cuối

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 28/08/2022 15:20 Lê Vĩnh Nhiên 29/08/2022 16:12

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà