Phụ nữ và cuộc sống
Danh mục
Phụ nữ và cuộc sống
NỘI DUNG

Phụ nữ và cuộc sống 24-9

MC1: Kính chào QV và các bạn! Bây giờ là 10 phút dành cho chương trình phụ nữ và cuộc sống của Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Thưa QV và các bạn!

Xác định công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em là việc làm quan trọng, thiết thực, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Thời gian qua Hội LHPN tỉnh Quảng Trị cùng với các ban ngành liên quan luôn quan tâm và thực hiện tốt vấn đề này.

MC2: Với nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực, đến nay, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chương trình phụ nữ và cuộc sống đã có những ghi nhận về vấn đề này, mời QV & CB cùng nghe.

Nhạc cắt

Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản

   MC1: Thưa QV & CB! Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho phụ nữ và trẻ vị thành niên là yếu tố cải thiện chất lượng dân số. Được sự quan tâm của tỉnh, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Sở Y tế, và sự phối kết hợp hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể trong Tỉnh, Trung tâm CSSKSS tỉnh luôn thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

MC2: Những năm trở lại đây, thông qua các chương trình dự án về làm mẹ an toàn, chăm sóc trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình...trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Quảng Trị đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sản khoa và sản khoa thiết yếu. Nhờ đó, các hoạt động làm mẹ an toàn được đẩy mạnh chú trọng và giảm được tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh trên địa bàn. Ghi nhận của PV Phạm Quỳnh, mời QV & CB cùng nghe!

MC1: Trước đây, do trình độ dân trí không đồng đều, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa trình độ văn hóa thấp, thiếu kiến thức về CSSKSS, một số thai phụ không áp dụng các biện pháp tránh thai, sinh đẻ tại nhà nên tai biến trong sản khoa cũng xảy ra và tỷ lệ phá thai cao. Từ thực tế đó, Trung tâm chăm sóc sức khỏe tỉnh và chi cục dân số Kế hoạch hóa gia đình đã  đưa ra giải pháp tăng cường công tác CSSKSS ở cơ sở, đưa dịch vụ y tế về vùng sâu, vùng xa đáp ứng nhu cầu của người dân.

MC2: Cụ thể, Trung tâm đã phối hợp triển khai chiến dịch CSSKSS – KHHGĐ trên toàn tỉnh; bên cạnh đó công tác chỉ đạo tuyến cũng được quan tâm, trong đó chú trọng các vấn đề như: Quản lý thai nghén, dịch vụ KHHGĐ tại cơ sở, sàng lọc nhiễm khuẩn đường sinh sản...; công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, đào tạo tập huấn... cũng đã được triển khai đồng bộ. Trung tâm đã cung cấp và hướng dẫn sử dụng biểu đồ chuyển dạ, bảng quản lý thai nghén, tăng cường công tác quản lý thai tại cơ sở đảm bảo cho bà mẹ được chăm sóc toàn diện ngay từ khi mang thai.

MC1: Các chương trình CSSKSS cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa và các địa phương khó khăn như khám tổng quát, phụ khoa và tư vấn phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục; phối hợp với Chi cục dân số - KHHGĐ triển khai chiến dịch lồng ghép chăm sóc SKSS khám bệnh, cấp phát thuốc tới vùng sâu, vùng xa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sinh đông con, phá thai… gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Bà Trương Thị Thu Thủy – PGĐ TT Y tế huyện Hướng Hóa cho biết:

( Băng ghi âm)

          MC2: Có thể nói công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) ở nhiều vùng, địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả công tác chưa cao, người dân các vùng, miền này cũng chưa được hưởng thụ các dịch vụ CSSKSS tốt một cách thuận tiện.

Tại Hướng Hóa, những khó khăn, hạn chế mà huyện gặp phải là do chưa có sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác CSSKSS nên hiệu quả công tác chưa cao, nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác đi khám và thực hiện các biện pháp tránh thai; một số chị em người dân tộc thiểu số chưa có quyền quyết định trong thực hiện các biện pháp tránh thai, còn phụ thuộc sự quyết định của người chồng và người thân. Vì thế, công tác tuyên truyền được tập trung vào việc nâng cao chất lượng các mô hình, câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe sinh sản, các hoạt động nhận thức tiền hôn nhân. Chị Lê Thị Hà, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa cho biết:

( Ghi âm) Chúng tôi quan tâm đến nhóm đối tượng chưa áp dụng biện pháp tránh thai, hoặc các cặp vợ chồng sinh con một bề nhất là có con gái thì đây là những đối tượng đáng lưu tâm để truyền thông cho họ hiểu, đồng thời tiếp tục nhân rộng duy trì tốt các câu lạc bộ như tiền hôn nhân, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ vùng cao.

MC1:  Để công tác chăm sóc, quản lý sức khỏe sinh sản, cần thiết phải tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước, nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, tiếp tục rà soát bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực CSSKSS đi đôi với tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát, giám sát hỗ trợ, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các tuyến. Chú trọng kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy định phân tuyến kỹ thuật, Hướng dẫn quốc gia về cung cấp dịch vụ SKSS làm giảm các tai biến trong thủ thuật và dịch vụ CSSKSS. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thống kê các chỉ tiêu về sức khỏe sinh sản theo quy định. Tiếp tục hỗ trợ địa phương củng cố hệ thống thu thập thông tin và thống kê để đảm bảo báo cáo đúng thời gian, đủ thông tin và chính xác.

Nhạc cắt

Phụ nữ Quảng Trị đồng hành với công tác dân số - KHHGĐ

 MC1: Thưa QV & CB! Xác định rõ tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trước hết hộ gia đình phải có kinh tế vững. Để làm được điều đó, thì điều quan trọng là cần phải ổn định quy mô dân số, thực hiện KHHGĐ để xây dựng gia đình ít con, no ấm… Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động về công tác dân số trong nhiều năm qua luôn được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đặc biệt quan tâm. Công tác dân số được Hội LHPN tỉnh Quảng Trị được thực hiện đồng hành với phương châm “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”. Đặc biệt cùng với các cấp, các ngành trong tỉnh, Hội LHPN tỉnh đó có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động trong công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. 

MC2: Những năm qua, cùng với sự nỗ lực của các cấp, sự phối hợp tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của ngành Dân số-KHHGĐ địa phương, công tác dân số- KKHGĐ được cán bộ, hội viên Hội LHPN tỉnh thực hiện đă có nhiều chuyển biến tích cực. Hội LHPN tỉnh đã tích cực phối hợp với Chi cục Dân số-KHHGĐ,  Trung tâm chăm sóc sức khỏe sản tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phát hiện sớm và phòng chống các bệnh liên quan đến sinh sản, sàng lọc trước và sau sinh và kỹ năng truyền thông trực tiếp, giúp đối tượng thay đổi hành vi.. Ngoài ra, cán bộ hội phụ nữ cơ sở kiêm cộng tác viên dân số được tham gia tập huấn nâng cao  kiến thức và kỹ năng do ngành dân số tổ chức. Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũng đưa chỉ tiêu sinh hoạt CLB, chi, tổ phụ nữ không sinh con thứ 3 vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm trong các cấp hội để làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Từ đó, đưa ra các hoạt động như: Tọa đàm nêu gương người tốt việc tốt; nói chuyện chuyên đề… hàng tháng, quý lồng ghép công tác DS - KHHGĐ vào những buổi họp thôn, bản, xóm nhằm tập hợp, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt. Hiệu quả tích cực nhất phải kể đến là nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, của phụ nữ vùng cao của tỉnh về sức khỏe sinh sản được nâng lên. Các phong tục tập quán lạc hậu trong sinh đẻ dần được xóa bỏ. Điều này đă đánh dấu được bước tiến quan trọng và sự giải phóng những áp lực lớn về tập quán cho phụ nữ vùng cao. Chị Hồ Thị Nhàn, thôn A La, xó Ba Nang cho biết:

                             ( Ghi âm) Khó khăn là nghèo rồi con cũn nhiều, con không ai giữ nên không đi làm được, nên cuộc sống cứ nghèo đói mãi…

MC1: Có thể nói, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục được duy trì thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan bằng panô, khẩu hiệu, tuyên truyền lưu động bằng loa phóng thanh, tổ chức nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa đàm, sinh hoạt nhóm tổ, hội thi tim hiểu chính sách dân số, sinh hoạt lồng ghép ở các thôn văn hóa, khu dân cư, vùng giáo dân… Quá trình tổ chức tuyờn truyền theo chiến dịch, ngành DS-KHHGĐ trong các huyện thường xuyên lồng ghép với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa gia đình. Đặc biệt trong đó, đội ngũ cộng tác viên dân số ở các thôn, xóm, khu dân cư, thường xuyên “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động trực tiếp thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Trong đó tập trung vào các cặp vợ chồng đã có hai con để tuyên truyền, vận động không sinh con thứ 3 trở lờn. Chị Hoàng Thị Mai, xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng cho chúng tôi biết về cách thức tuyên truyền hiệu quả này.

                                      ( Ghi âm) Chúng tôi chú trọng việc tuyên truyền cho chị em việc KHHGĐ là rất cần thiết vì sinh ít con thì có điều kiện chăm sóc sức khỏe cho con, con cái có điều kiện học hành, gia đình cũng bớt khổ…

MC2: Công tác truyền thông, giáo dục nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ đã giúp cho hội viên phụ nữ thay đổi nhận thức, hành vi chăm sóc bản thân. Không chỉ tích cực với các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi cho các đối tượng về các biện pháp tránh thai, về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, cán bộ phụ nữ các cấp hội trong tỉnh còn thường xuyên khai thác các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, các chương trình dự án liên quan đến công tác DS/SKSS/KHHGĐ nhằm thực nâng cao về kiến thức DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS, SKSS vị thành niên, kiến thức về nuôi dạy con theo khoa học, chuyển giao khoa học kỹ thuật”, “Bình đẳng giới phòng chống bạo lực gia đình”….Đây cũng chính là giải pháp tích cực để thực hiện thành công công tác dân số, nâng cao chất lượng dân số, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc./.

           Chào cuối

Đón nghe: Xác định công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em là việc làm quan trọng, thiết thực, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Thời gian qua Hội LHPN tỉnh Quảng Trị cùng với các ban ngành liên quan luôn quan tâm và thực hiện tốt vấn đề này. Chương trình phụ nữ và cuộc sống đã có những ghi nhận về vấn đề này, mời QV & CB đón nghe vào lúc 11h thứ 7 ngày 24-9 trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 21/09/2022 15:13 Lê Vĩnh Nhiên 22/09/2022 10:42
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà