chương trình PTTT 14.2
Danh mục
Chương trình phát thanh trực tiếp
NỘI DUNG

Chương trình PTTT Hạnh phúc quanh ta phát sóng 10h ngày 14.2.2023

Dẫn: Kính chào quí thính giả đang nghe CT PTTT trên sóng PT của Đài PTTH Quảng Trị, thưa quí thính giả hôm nay là ngày lễ tình nhân, ngày 14.2. Chủ đề của ngày hôm nay chúng tôi muốn chia sẽ cùng quí thính giả nghe Đài “ Tình yêu tuổi xế chiều” . Nhiều người nghĩ rằng người lớn tuổi không còn nhu cầu về yêu đương như thời trẻ, chỉ hầu hết sống sao cho khỏe mạnh vui tươi cùng con cháu là đủ rồi, thế nhưng với những người ở tuổi xế chiều, tình yêu có những điều thú vị và ý nghĩa hơn thế.

Bài hát

Dẫn: Thưa quí thính giả nghe Đài, với chủ đề về Tình yêu tuổi xế chiều, chúng tôi mời đến phòng thu là Cô HOÀNG THỊ PHỤNG-nguyên giáo viên dạy môn Văn Học trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn - Quảng Trị. Thưa cô, với chủ đề về tình yêu, tình yêu tuổi xế chiều thì cô có suy nghĩ điều gì?

Cô HOÀNG THỊ PHỤNG trả lời.

Dẫn: Có ý kiến cho rằng, tình yêu tuổi già là tình yêu đáng trân trọng nhất? cô có thể chia sẽ ý kiến của mình?

Cô HOÀNG THỊ PHỤNG trả lời.

Dẫn: Trong cuộc sống hiện tại, tình yêu của những cặp vợ chồng tuổi xế chiều được thể hiện bằng tình thương nhiều hơn, Tình yêu tuổi già không còn nồng cháy hay nhiệt huyết như ngày còn trẻ mà thay vào đó là tình thương, sự cảm thông và thấu hiểu, liệu có đúng không thưa cô?

Cô HOÀNG THỊ PHỤNG trả lời

Dẫn: Vâng, như cô chiwa sẽ thì thật ra, tình yêu ở lứa tuổi nào cũng đáng được trân trọng và là một nhu yếu thiết yếu như cơm ăn, nước uống. Bởi vì, ngày nào người ta còn sống, ngày đó người ta còn khóc cười vì yêu.

Chẳng những thế, người già càng cần có tình yêu đôi lứa bởi đó chính là quãng thời hạn người ta cần có một người bạn sát cánh để san sẻ những vui buồn, cùng chăm nom nhau và dắt nhau qua những ngày tháng quý giá vốn đã không còn nhiều ở phía trước.

Ở lứa tuổi này, người ta phải đối lập với nhiều yếu tố sức khỏe thể chất cùng với sự đơn độc khi con cháu đã trưởng thành và bước ra xã hội, để lại những người già cô độc . Mời cô Phụng và thính giả cùng nghe câu chuyện ngay sau đây.

Nhạc cắt câu chuyện cuộc sống

Tôi biết mái ấm gia đình một người bạn, một mái ấm gia đình được coi là niềm hạnh phúc viên mãn và thành công xuất sắc.

Ba của anh mất khi em gái út chưa được thôi nôi, mẹ anh gói ghém nuôi những con khôn lớn và ăn học đến nơi đến chốn bằng nghề may của mình. Nhờ bàn tay khôn khéo và sự hiểu ý người mua nên tiệm may Âu phục của bà lúc nào cũng đắt khách

Trong số những người mua lui tới cửa tiệm có một người mua còn độc thân chú ý thương mẹ anh từ khi anh còn nhỏ bé.

Lúc nhỏ mỗi lần chú ấy đến chơi mang theo quà bánh, anh và những anh chị em khác rất vui thích và cứ ao ước chú ấy là ba mình .

Thế nhưng, khi lớn lên tổng thể đều ghét chú ấy. Lý do của sự đổi chiều tình cảm không phải vì họ sợ trái tim của mẹ mình sẽ có sự sẻ chia và tình cảm trở nên ít đi, họ sợ một điều khác.

Cái họ sợ chính là dư luận, là những định kiến xã hội áp đặt lên người phụ nữ cũng như những người lớn tuổi mà còn “ dám yêu ” .

Mẹ anh muốn mái ấm gia đình ấm cúng nên chôn kín tình cảm của mình cả quãng đời trẻ, mãi cho đến khi tổng thể những con đã vững vàng và có mái ấm gia đình riêng mới dám nghĩ đến chuyện tìm cho mình một người bầu bạn .
Dù những anh chị đã ra riêng, là ông nọ bà kia, có người còn được học bên Tây bên Mỹ nhưng họ không hề nghĩ thoáng hơn để gật đầu thực sự rằng đã là con người thì nhu yếu yêu và được yêu luôn sống sót. Và bên cạnh tình yêu mái ấm gia đình, người ta vẫn cần một tình yêu đôi lứa thực sự, đúng nghĩa .

Trong tâm lý của họ, tình yêu ở những người lớn tuổi là một điều gì đó lạ lẫm và cả … xa xỉ nữa vì “ ở tuổi đó còn mần ăn gì được nữa mà yêu với đương chứ ! ”. Họ sợ người đàn ông kia đến với mẹ mình để “ ăn của ”, để bòn rút cái gia tài mà bà tích góp cả đời.

Họ không hề nhìn ra sự chân thành của ông ấy khi chờ đón bà suốt cả một quãng đời dài, và bản thân ông cũng không hề thiếu thốn mà còn có thu nhập rất vững vàng .

Họ sợ hãi bị bên vợ, bên chồng và những người quen biết cười chê vì bà mẹ “ già mà ham ”. Họ bảo bà ích kỷ khi nghĩ đến niềm hạnh phúc riêng mà không giữ thể diện cho con cháu, không sợ con cháu mất mặt.

Có người con còn hỏi bà một câu hỏi tu từ : “ Không lẽ bao nhiêu năm qua mẹ giữ được tiếng thơm mà giờ lại không đủ bản lĩnh để đi một mình ? ! ” .

Bà bảo, tất nhiên tình yêu ở tuổi xế chiều không ồn ào cuồng nhiệt như khi người ta trẻ nhưng nó vẫn hiện diện ở đó vì nó cần thiết và quan trọng. Bởi lẽ, nếu không có tình yêu, con người ta chỉ còn là ‘“tồn tại” chứ không phải là “sống” nữa.

Bà đã dành tổng thể những năm tháng đẹp nhất của cuộc sống một người đàn bà để sống vì những con, dẹp sang bên tình yêu đôi lứa … Giờ những con đã yên bề mà bà vẫn chưa thể sống cho mình được .

Trong cái mái ấm gia đình ấy chỉ có mỗi mình cô con dâu lớn – vợ anh – là hiểu mẹ, ưng ý việc bà và người bạn già ấy về sống cùng nhau, còn lại ai cũng phản đối kinh khủng.

Và với một “ lá phiếu ” đồng thuận của chị không hề thắng nổi hàng chục phiếu chống khác. Bà vẫn lủi thủi ra vào cửa tiệm đông vui nhưng trống vắng, còn ông vẫn là vị người mua trung thành với chủ của tiệm may, một người mua đúng nghĩa .

Dẫn: Thưa  Cô HOÀNG THỊ PHỤNG , khi nghe câu chuyện vừa rồi, cô có suy nghĩ điều gì?

 Cô HOÀNG THỊ PHỤNG trả lời.

Dẫn: Chúng ta thường nói nhiều về sức khỏe, chế độ chăm sóc người cao tuổi hay việc tập luyện, chuyện chăn gối mà ít quan tâm đến tình yêu tuổi già của họ.

Có lẽ do truyền thống văn hóa người Á Đông nên ngay từ trong suy nghĩ, mỗi người đều cho rằng người lớn tuổi sống với nhau vì tình nghĩa chứ mấy ai sống với nhau vì tình yêu.

Với những người cao tuổi đã ly hôn, ly thân hay người bạn đời mất sớm thì khi họ có “người yêu mới” cũng không dễ dàng để con cháu chấp nhận và ủng hộ.

Cô có thấy thực tế xãy ra xung quanh chúng ta thường như thế không ạ?

Cô Phụng trả lời.

Dẫn: Dù vậy, đã có khá nhiều người con, cháu có tư tưởng mới, biết quan tâm đến tình cảm của các bậc sinh thành. Họ cũng hạnh phúc khi ba mẹ mình dù tuổi đã xế chiều nhưng luôn dành cho nhau những tình cảm nồng ấm, sự trân trọng và chăm sóc mà con cái không thể nào làm thay thế được.

Sau đây mời quí thính giả cùng nghe một vài suy nghĩ:

Voxpop

Dẫn: Sự đồng hành, quan tâm của những con cái trong gia đình, cùng sẽ chia những suy nghĩ để cuộc sống của tuổi xế chiều thêm hạnh phúc, ý nghĩa hơn. Tuy nhiên thực tế, cái khó trong suy nghĩ của những người làm con khi gặp những trường hợp này là gì khi bố, mẹ có ý định tái hợp với một người khác khi tuổi đã xế chiều?

Cô HOÀNG THỊ PHỤNG trả lời.

Dẫn: Tôi cho rằng, tình yêu đâu cần phải nói ra bằng lời, đâu cần phải khoa trương? Tình yêu không có tuổi và cách thể hiện chúng cũng muôn hình vạn trạng.

Tuổi trẻ có thể tổ chức hẳn một “sự kiện” khi cầu hôn bạn gái thì người lớn tuổi chỉ cần một “lá thư” dán trên cửa tủ lạnh dài hai dòng là có thể gửi gắm những yêu thương cho người bạn đời của mình, vậy thì tại sao chúng ta lại không trân trọng những mối tình đơn sơ mà giàu tình cảm như thế.

Dẫn: Cuối chương trình, với chủ đề về tình yêu nhân ngày lễ tình nhân, là khách mời của CT hôm nay cô có thể chia sẽ thêm về suy nghĩ của mình để gửi đến quí thính giả nghe Đài ?

Cô HOÀNG THỊ PHỤNG trả lời ( Tình yêu là thứ tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban cho con người, chính những rung cảm từ sâu thẳm trái tim khiến cho con người ta tiến lại gần nhau hơn, khiến con người ta muốn chia sẻ với nhau nhiều hơn. Chính vì vậy mà chúng ta nên trân trọng nó, dù là ở bất kì độ tuổi nào……..)

Dẫn: Một lần nữa xin cảm ơn Cô HOÀNG THỊ PHỤNG đã tham gia CT hôm nay, cảm ơn quí thính giả đã quan tâm lắng nghe, chúc quí thính giả những người đang yêu có một ngày Lễ tình nhân nhiều ý nghĩa, hãy dành cho nhau sự trân trọng, tình yêu thương với nữa kia của mình.  xin chào và hẹn gặp lại trong CT HPQT số tuần tới.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 13/02/2023 09:22 Lê Vĩnh Nhiên 15/02/2023 07:20
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà