phóng sự
Danh mục
Phóng sự - Tài liệu
NỘI DUNG

Phóng sự: Sử dụng mạng xã hội - vấn đề cần quan tâm.

Thời lượng: 10 phút

Phát sóng: 20h30 thứ 6 ngày 17. 3

Dẫn: Kính chào quí vị và các bạn! Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0; công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội trở thành công cụ để mọi người giữ liên lạc với nhau, chia sẽ tài liệu, thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu chúng ta lạm dụng mạng xã hội vì mục đích trục lợi như câu “view”, câu “like” hay bất cứ một hành động nào khác mà sử dụng những thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến công việc kinh doanh mua bán của cá nhân, tổ chức; hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, uy tín, danh dự của người khác sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Cùng với đó, việc sử dụng MXH mất cảnh giác sẽ là cơ hội để các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Phóng sự sau đây sẽ đề cập rõ hơn về vấn đề này.

Sử dụng mạng xã hội - vấn đề cần quan tâm.

Mạng xã hội đã trở thành phương tiện để gắn kết, liên lạc với nhau và đây cũng chính là phương tiện để người sử dụng có thể quảng bá giới thiệu về những hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ. Hơn thế, mạng xã hội có thể hỗ trợ kết nối để thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa như trong các trường hợp mưa bão, tai nạn, tìm giấy tờ, tìm người thân… Đối với nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động thiện nguyện thì mạng XH đã trở thành cầu nối thực sự ý nghĩa để kết nối những tấm lòng hảo tâm như câu chuyện của anh Vũ Văn Đinh-ở Cam Lộ Quảng Trị với chuyến xe 0 đồng, hay những lần kết nối với những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.  Mạng xã hội đã giúp anh và các bạn trong nhóm thiện nguyện thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa trong thời gian vừa qua.

Cũng với câu chuyện về sử dụng mạng xã hội để kết nối các hoạt động thiện nguyện, chúng tôi tìm gặp anh Trần Ngọc Sơn- một trong những gương sáng về tuổi trẻ ở xã Phong Bĩnh huyện Gio Linh. Công việc chính là thợ cơ khí nhưng lại bén duyên với các hoạt động thiện nguyện thông qua mạng xã hội. Từ năm 2018 cho đến nay, anh đã kêu gọi với tổng số tiền quyên góp  hổ trợ cho 2 đợt phòng chống dịch covid-19 và phòng chống dịch bạch hầu hơn 600.000.000đ các hoạt động “kết nối yêu thương” trong đợt phòng chống dịch covid-19. Trực tiếp kêu gọi 54 hoàn cảnh trên địa bàn tỉnh, trong đó có 7 hoàn cảnh được Chương trình Kết nối yêu thương đài truyền hình Quảng Trị đồng hành. Với tổng số tiền kêu gọi 845.000.000 đồng, Huy động tiền mặt hỗ trợ 7 hoàn cảnh khó khăn đột xuất do ốm đau, tai nạn gặp khó khăn với tổng tiền mặt hơn 91.000.000 đồng. Xây dựng 01 nhà tình nghĩa trong năm 2022 trị giá 28.000.000, kêu gọi mua được 5 chiếc ca nô trong mùa lũ lụt  và nhiều nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con và nhiều những hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, già yếu được kết nối.

PV: Anh TRẦN NGỌC SƠN- xã Phong Bình- Gio Linh-  Quảng Trị.

Hiện nay,  MXH phát triển mạnh mẽ và trở thành một kênh thông tin quan trọng trong giao tiếp thông tin, đem tới cho người dùng rất nhiều tiện ích nhờ tốc độ thông tin nhanh, gần như tức thời; nội dung phong phú, đa dạng, hình thức sinh động, hấp dẫn. Nếu được sử dụng phù hợp, đúng mục đích, MXH giúp mỗi cá nhân trao đổi thông tin, giải trí, kinh doanh trực tuyến có hiệu quả; đồng thời, cũng là kênh thông tin quan trọng góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân nhanh chóng, kịp thời. Cùng với đó, mạng XH cũng trở thành một trong những kênh để tuyên truyền, tổ chức các hội thi trực tuyến của các hội đoàn thể có hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin trên MXH nhanh, nhiều nhưng lại khó kiểm soát, khiến người dùng có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn bởi nhiều thông tin không được kiểm chứng. Nhất là, những thông tin xấu, độc tác động tiêu cực đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; gây hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

PV: Chị ..... Hội LHPN phường Đông Lương – Đông Hà

Cụ thể, theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi theo khoản 1, Điều 5 Nghị định này trên Internet kể cả mạng xã hội như: Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm cua cá nhân; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,… Cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội, sử dụng thông tin trên internet phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015.

Ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông có Quyết định số 847/QĐ-BTTTT ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên MXH. Đồng thời, Bộ quy tắc này nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh MXH tại Việt Nam, bảo đảm quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

PV: PV: PV: Ông NGUYỄN HOÀN- Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông về tầm quan trọng của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

 

Lồng hình ảnh + nhạc minh họa: Theo báo cáo của tổ chức UNICEF, 83% trẻ em từ 12 – 13 tuổi sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% ở độ tuổi 14-15 tuổi. Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trẻ em sử dụng mạng xã hội từ 5 – 7 giờ/ngày; chỉ 36% trẻ em, hầu hết ở độ tuổi 16 -17 được dạy về việc bảo đảm an toàn trên mạng. Trẻ rất dễ rơi vào bẫy của người lạ trên mạng, tiếp cận với những nội dung độc hại như bạo lực, khiêu dâm; bị phát tán thông tin riêng tư, bị bắt nạt trực tuyến, bị lôi kéo, quấy rối, lừa đảo, tống tiền, dọa nạt, ép tham gia các hoạt động phi pháp.

PV: Học sinh và Hiệu phó trường THPT Chu Văn An – Triệu Phong- Quảng Trị về sử dụng mạng xã hội.

 

Bộ quy tắc ứng xử trên MXH giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng về việc ứng xử trên môi trường Internet. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên MXH là cần thiết và kịp thời. Tuy nhiên, Bộ quy tắc chỉ mang tính hướng dẫn hành vi, giúp điều chỉnh hành vi của công dân để tránh vi phạm pháp luật, không có giá trị bắt buộc thực thi, nên cách hành xử của mỗi cá nhân trên MXH phụ thuộc vào chính nhận thức của họ. Để Bộ quy tắc ứng xử đem lại hiệu quả thực tế, cần có thêm nhiều yếu tố khác như: hệ thống chế tài pháp luật hoàn chỉnh song hành, trách nhiệm của các nhà cung cấp nền tảng mạng và đặc biệt cần nâng cao năng lực số cho người dân.

PV: Ông NGUYỄN HOÀN- Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông về tầm quan trọng của Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Để góp phần tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trên MXH vừa được ban hành, công tác tuyên truyền trong thời gian tới cần chú trọng  thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên MXH. Từ đó, giúp người dân hiểu và thực hiện đúng các quy tắc khi tham gia MXH, phát huy trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với thông tin trên MXH.

Minh Hiển- Quach Long

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 17/03/2023 15:22 Nguyễn Thị Hiển 17/03/2023 15:22
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà