Chuyên mục Đại đoàn kết
Danh mục
Đại đoàn kết
NỘI DUNG

Chuyên mục Đại đoàn kết phát sóng  ngày 3/5

Thưa QV & CB! Trong tâm thức của đồng bào các dân tộc vùng cao Quảng Trị; già làng, trưởng bản là những người có nhiều uy tín, họ là những tấm gương sáng mẫu mực, khuôn thước trong ứng xử, giao tiếp, hành xử đối với mọi thành viên trong làng; đồng thời gương mẫu thực hiện những quy định của luật tục, giữ gìn và đảm bảo sự bền vững trong các mối quan hệ giữa các thành viên sinh trong bản, tham gia xây dựng, bảo vệ đường biên, cột mốc và chủ quyền an ninh biên giới. Chuyên mục Đại đoàn kết tuần này, mời QV & CB cùng đến với tấm gương của già làng Hồ Ray ở bản Ra Man huyện Hướng Hóa, ông là người đã góp phần bồi đắp thêm tình đoàn kết, mối quan hệ hữu nghị thủy chung giữa 2 bản bên biên giới Việt - Lào. 

Từ bao đời nay dòng Sê Pôn đã trở thành ranh giới tự nhiên giữa 2 nước Việt – Lào, thế nhưng dòng sông ấy lại như là sợi chỉ se gắn tình hữu nghị của cư dân đôi bờ.  Và trên dòng sông ấy cư dân của 2 bản Ra Man,  xã Xy, huyện Hướng Hóa và bản Ổi, huyện Mường Noòng, tỉnh Savanakhet -Lào lại có chung một... già làng. Đó là già làng Hồ Ray, người đã dành hơn nữa cuộc đời mình để kết tình giao hảo hai giữa bản làng heo hút, bền bỉ và lặng lẽ làm sợi dây liên kết giữa 2 bản bên biên giới Việt – Lào.

Người se chỉ đôi bờ Sê Pôn

Bản Ổi của nước bạn Lào là một trong những bản còn khó khăn, cách xa trung tâm hành chính của nước bạn, đường sá cách trở, nên khi có người đau ốm họ phải ngang dòng Sê Pôn qua xã Xy của huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị để thăm khám. Sông sâu, không có cầu, việc đi lại gặp cách trở. Thấu hiểu được điều đó già làng Hồ Ray đã tự nguyện sắm đò để đưa người dân bản hai bên biên giới qua sông. Ở cái tuổi 80, cuộc sống gia đình cũng không mấy dư giã gì, thế nên để là được điều đó Hồ Ray vượt qua bao trở ngại.

1.            Phỏng vấn Hồ Ray: Trong gia đình nói mình cũng không giàu có gì mà mua đò. Nhưng tôi nói mua đò là để thắm thiết cho nhân dân bà con, tuy mình nghèo, con cháu lại đông chỉ biết trồng sắn với ít đồng lương hưu thôi nhưng mình cũng cố gắng, phải gửi sổ đỏ để vay mượn, thỉnh thoảng mình bán sắn rồi trả cũng được.  Chủ yếu là đi để tạo tình cảm thắm thiết giữa bà con 2 bên vì Việt – Lào thì cũng là một, là anh em hữu nghị cả.

Từ những chuyến đò của mình, Hồ Ray lại có dịp được nghe và hiểu hơn về cuộc sống của cư dân 2 bản Ra Man và bản Ổi. Trong những câu chuyện của họ, có nỗi buồn lo vì cuộc sống còn quá nhiều lao khổ, khó khăn... Những nỗi niềm đó một lần nữa lại khiến Hồ Ray trăn trở. Ông đem nỗi lòng của mình bộc bạch với các chiến sỹ ở đồn biên phòng Tam Thanh. Và rồi những hom sắn đầu tiên của bản Ra Man đã vượt sông Sê Pôn sang với bản Ổi. Hồ Ray cùng với các chiến sỹ biên phòng đồn Tam Thanh đã sang từng nhà dân bản Ổi hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây sao cho hiệu quả.

Từ những hom sắn đầu tiên đó, cư dân bản Ổi đã dần biết thay đổi tập quán canh tác củ, biết thâm canh tăng vụ, đời sống kinh tế nhờ vậy cũng khấm khá hơn.

2.PV đọc dịch Anh Pi Vòn - Người dân bản Ổi, huyện Mường Noòng,  tỉnh Savanakhet - Lào

(Ngày ngày, già làng Hồ Ray thường xuyên qua  thăm hỏi động viên, giúp đở chúng tôi về kỷ thuật nuôi trồng, cho nên năng suất mỗi năm nhiều hơn trước, cuộc sống đỡ vất vã hơn....)

Khi mọi khoảng cách dần được xóa bỏ, tình cảm giữa 2 bản Ra Man và Ổi ngày càng gắn kết hơn, nhiều đôi trai gái của Ra Man và Ổi đã nên duyên vợ chồng. Nhiều gia đình của hai bản trở thành thông gia. Thế nhưng, hành trình để những đôi bạn trẻ của hai bản nên duyên vợ chồng cũng gặp phải không ít khó khăn. Bởi ban đầu, họ cũng e ngại chuyện kết hôn xuyên biên giới, lo cảnh ly hương, không hiểu tường tận phong tục, tập quán nước bạn, thủ tục đăng ký kết hôn giữa các đôi nam nữ Việt - Lào còn khá phức tạp. Chính Hồ Ray cũng là người tiên phong, kết nối để những đôi bạn trẻ của bản Ra Man và Ổi mạnh dạn xích lại gần nhau.

3.PV Anh Pả Đào – Bản Xi Ổi, huyện Noòng,  tỉnh Savanakhet, Lào

(Đọc dịch: Trong những lần sang bản Ra Man làm việc, thăm khám tôi đã quen và có tình cảm với người con gái của bản Ra Man, cô ấy cũng có tình cảm với tôi nhưng có nhiều lo sợ, và gặp phải nhiều ngăn cản. Nhờ già làng Hồ Ray vận động, nói chuyện mà chúng tôi mới nên vợ chồng. Bây giờ chúng tôi đã có con khỏe mạnh, ai cũng vui mừng... )

 Dòng Sê Pôn không thể nhớ được đã bao lần già làng Hồ Ray qua sông để làm “nhà ngoại giao nhân dân” với bản bạn. Dân bản Ổi cũng không đếm đủ số lần ông ngồi uống rượu với dân bản để giãi bày trăn trở. Cứ như thế già làng Hồ Ray dần trở nên gần giũi với mọi người. Sự bền bỉ của già đã khiến mối mâu thuẫn ngày xưa tan biến, thay vào đó là sự quấn quýt, thân thiện giữa hai bản làng với nhau còn hơn người đồng tộc.

Từ nền móng mà Hồ Ray tạo dựng, cùng với chủ trương lớn của hai Nhà nước, năm 2009, hai bản Ra Man và Ổi đã chính thức tổ chức kết nghĩa. Đây là cơ sở pháp lý để bà con dân bản hai bên tiếp tục phát triển tình đoàn kết hữu nghị bền vững, cùng nhau bảo vệ đường biên giới chung. Có thể nói, các già làng, trưởng bản, là linh hồn của chương trình kết nghĩa bản - bản. Không có họ, sẽ thiếu một nhịp cầu "kéo" người dân hai bờ sông Sê Pôn gắn kết với nhau.

4.Phỏng vấn Hồ Ray: Kết nghĩa xong mình phải duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó. Mình có cái gì thì giúp họ cái đó. Còn về công tác thì hai nước khác nhau, luật lệ mỗi bên cũng khác nhau, nhưng đã ở gần nhau thì phải đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Một người cứ giúp một người là trở nên tốt đẹp cả.

5. Phỏng vấn Thượng tá Nguyễn Xuân Hòa – Chính trị viên Đồn biên phòng Tam Thanh: Già làng Hồ Ray là một trường hợp đặc biệt. Trên tình thương và sự hiểu biết của mình, ông đã nắm và hiểu sâu sắc hơn những mong muốn, tâm tư tình cảm của bà con hai bên dân bản. Và từ việc làm của ông thì uy tín của ông ngày càng lớn hơn, đồng thời ông đã báo cáo với chính quyền địa phương giúp đỡ bạn kịp thời trong hỏa hoạn, ốm đau, trong phát triển kinh tế xã hội và đưa mô hình cây chuối, cây sắn của nước ta sang phát triển ở bản bạn.

Trong tâm thức của những người dân Việt - Lào sống tại hai bên lưu vực sông, Sê Pôn không chỉ là dòng nước mang lại ấm no mà còn là mạch nguồn của văn hoá hai dân tộc. Đối với dân bản Ra Man và  Bản Ổi, tấm lòng của già làng Hồ Ray cùng những việc ông làm cũng như dòng Sê Pôn hiền hòa, đã góp phần bồi đắp thêm tình đoàn kết, mối quan hệ hữu nghị thủy chung 2 nước Việt - Lào. 

Lời bình khá tốt.

 

          Chào cuối

Chú thích duyệt

lời bình khá tốt. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

Chú ý một số câu thiếu từ nên vô nghĩa

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 24/04/2017 09:31 Lê Vĩnh Nhiên 24/04/2017 10:16
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà