BÁO ĐỘNG VỀ TÌNH TRẠNG VI PHẠM LUẬT LAO ĐỘNG VÀ LUẬT BHXH
Danh mục
Công đoàn
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa các đồng chí và các bạn! Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội; Thông báo số 208 ngày 09/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nội dung giám sát, phản biện xã hội năm 2017. Vừa qua, Đoàn giám sát do LĐLĐ tỉnh chủ trì đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và các chế độ chính sách đối với người lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phong. Chuyên mục Công đoàn Quảng Trị số tháng 10 có phản ánh của phóng viên chuyên mục về kết quả của đợt giám sát này, mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

CHUYÊN MỤC CÔNG ĐOÀN QUẢNG TRỊ

(Phát sóng ngày 18/10/2017)

Dẫn 1: Thưa các đồng chí và các bạn! Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội có trò quan trọng trong giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách cả Đảng, pháp luật của nhà nước tại các cơ quan đơn vị, địa phương trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Vừa qua, Theo đó, LĐLĐ tỉnh phối hợp với một số cơ quan tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và các chế độ chính sách đối với người lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phong. Chuyên mục Công đoàn Quảng Trị chúng tôi đề cập đến vấn đề này, mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

 

BÁO ĐỘNG VỀ TÌNH TRẠNG VI PHẠM LUẬT LAO ĐỘNG VÀ LUẬT BHXH 

Căn cứ Quyết định số 117 ngày 18/8/2017 và Quyết định số 122 ngày 30/8/2017 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về việc tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ chính sách đối với người lao động. Trong tháng 9 và tháng 10 năm 2017, Đoàn giám sát do LĐLĐ tỉnh chủ trì phối hợp cùng với Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Sở LĐTB - XH; BHXH tỉnh, đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN và các chế độ chính sách đối với người lao động tại một số doanh nghiệp như: DNTN Huy Phong; Công ty TNHH MTV gỗ Nguyên Phong; Công ty TNHH MTV Mạnh Triều; DNTN Quang Huy... với tổng số lao động đang làm việc gần 300 người.

          Các doanh nghiệp Đoàn đến giám sát hoạt động trong lĩnh vực sơ chế gỗ đóng trên địa bàn huyện Triệu Phong, đã thành lập, hoạt động trên 10 năm. Bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng từ 50 đến 80 lao động làm việc thường xuyên, lao động nữ chiếm trên 50%, chủ yếu ở khu vực nông thôn, chưa qua đào tạo. So với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả, tuy nhiên việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động còn bộc lộ nhiều hạn chế, vi phạm. Thời gian qua, các doanh nghiệp này đã được các đoàn kiểm tra đến làm việc để hướng dẫn và uốn nắn tình hình, song những hạn chế, sai phạm vẫn chưa được khắc phục đáng kể.

 

·            Phỏng vấn: Bà NGUYỄN THỊ LỆ

Công nhân DNTN Quang Huy - Triệu phong - Quảng Trị

(Tôi làm việc ở đây đã lâu, nếu làm thường xuyên thì thu nhập được 3 triệu 600 nghìn đồng mỗi tháng. Khi đau ốm, lễ tết đều được doanh nghiệp đi thăm nhưng tôi không biết bảo hiểm gì cả…)

 

                     Năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phong vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thị trường, giá cả... làm ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực cố gắng duy trì sản xuất, chuyển đổi, mở rộng đầu tư, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gần 300 lao động. Sự phát triển của các doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trên địa bàn. Các doanh nghiệp đã nhận thức  được về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là pháp luật lao động trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều đã thành lập tổ chức công đoàn; đã chi trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, với thu nhập bình quân từ 3 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/người /tháng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều vi phạm  Luật lao động và Luật BHXH

·            Phỏng vấn: Ông LÊ VĂN XÁ

Trưởng phòng LĐTL - BHXH Sở LĐ-TB&XH, thành viên Đoàn giám sát

(Qua giám sát, tôi thấy, phần lớn các DN này đều vi phạm luật lao động như: vấn đề ký hợp đồng LĐ, thỏa ước LĐ, chế độ của người LĐ... )

         

          Ở các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn huyện Triệu Phong, qua giám sát, đoàn đã có kết luận là các doanh nghiệp này đã vi phạm về tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động. Cụ thể, qua khảo sát thực tế và nắm bắt thông tin tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại 04 doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn huyện Triệu Phong thì có khoảng 280 lao động đang làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp - chưa kể lao động làm việc theo vụ việc tại từng thời điểm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường không báo cáo đầy đủ số lao động với các cơ quan chức năng khi đến kiểm tra. Công tác quản lý lao động và ký kết HĐLĐ không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật như: ký HĐLĐ không đúng loại, không xây dựng, áp dụng thang, bảng lương để làm căn cứ ký kết HĐLĐ, các cam kết về đảm bảo quyền lợi của người lao động trong HĐLĐ thiếu đầy đủ

·            Phỏng vấn: Đồng chí NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Trưởng Đoàn giám sát

 

          Theo báo cáo của các doanh nghiệp thì chỉ có 156 lao động được ký kết HĐLĐ bằng văn bản - chiếm tỉ lệ 56%, trong đó, loại HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng chỉ chiếm 7%, bộ phận CNLĐ trực tiếp sản xuất - chiếm 93% - chỉ được ký loại HĐLĐ thời vụ dưới 03 tháng hoặc chỉ thoả thuận bằng lời nói. Hầu hết các HĐLĐ đều do doanh nghiệp tự soạn thảo và “ký thay” người lao động, không dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác giữa hai bên. Việc các doanh nghiệp “lách luật” ngay từ khâu ký kết HĐLĐ là để né tránh tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc và thực hiện các chế độ đối với người lao động nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tình trạng trên đang diễn ra khá phổ biến mà thực chất là hành vi vi phạm pháp luật về quyền lợi của người lao động.

          Cũng theo đánh giá của Đoàn Giám sát thì số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc tại 4 doanh nghiệp là 156 người nhưng các doanh nghiệp chỉ báo cáo 19 người. Tính đến tháng 6 năm 2017, chỉ có 2/4 doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cho 14 người - chủ yếu là chủ doanh nghiệp và người trong gia đình, đáng báo động có 02 doanh nghiệp: DNTN Huy Phong và DNTN Quang Huy chưa tham gia BHXH cho bất cứ người lao động nào. Về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN thì đa số các doanh nghiệp chỉ tham gia ngang với mức lương tối thiểu vùng v.v...

                   

                    Qua giám sát, Đoàn cũng đã có kết luận là nguyên nhân của những hạn chế, vi phạm về tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, mặc dù có yếu tố khách quan do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng lao động nông thôn nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chủ doanh nghiệp chưa có ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật lao động, đây là hiện tượng “lách luật” , thực chất là hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động. Về phía người lao động, họ đều mong muốn được tham gia BHXH BHYT, BHTN bắt buộc nhưng do thu nhập thấp, chỉ nghĩ đến cuộc sống hiện tại hoặc sợ mất việc làm nên không dám đấu tranh đòi quyền lợi.

 

·            Phỏng vấn: Đồng chí NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Trưởng Đoàn giám sát

(Sau đợt giám sát này, chúng tôi sẽ có kiến nghị đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Cơ quan BHXH; Cơ quan quản lý nhà nước về lao động và với Cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Triệu Phong).

          Những hạn chế, vi phạm kéo dài tại doanh nghiệp chế biến gỗ, nhất là việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cho người lao động, đã làm thiệt hại nghiêm trọng quyền lợi của người lao động, tạo ra sự bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt, gây bức xúc trong dư luận xã hội về sự nghiêm minh của pháp luật; gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng; tác động xấu đến tình hình quan hệ lao động và mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Những vi phạm trên nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực, gây cản trở đến quá trình thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội trên địa bàn.

         

Dẫn 2: Chào cuối: Chuyên mục Công đoàn Quảng Trị kỳ này xin được kết thúc tại đây, xin hẹn gặp lại các đ/c và các bạn vào chuyên mục tháng 11 được phát sóng vào ngày 15/11/2017. Xin kính chào và hẹn gặp lại

 

 

ĐÓN XEM CM CÔNG ĐOÀN QUẢNG TRỊ 18/10/2017

 

          Ra đời và đi vào hoạt động trên dưới 10 năm, sử dụng đông lao động - bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng từ 50 đến 80 lao động làm việc thường xuyên, hoạt động khá hiệu quả… tuy nhiên việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động còn bộc lộ nhiều hạn chế, vi phạm. đó là một số kết luận do đoàn giám sát của LĐLĐ tỉnh đưa ra đối với các doanh nghiệp trong quá trình giám sát.

Trong Chuyên mục Công đoàn Quảng Trị số tháng 10 được phát sóng vào lúc 19h45’ ngày 18/10 trên sóng truyền hình của đài PTTH Quảng Trị, chúng tôi sẽ có phản ánh về những vi phạm trong thực hiện Luật lao động, Luật BHXH ở các DN chế biến gỗ ở cụm công nghiệp Ái Tử, huyện Triệu phong. Mời các đ/c và các bạn chú ý đón xem!

 

Chú thích duyệt
chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, chỉnh sửa. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện
File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Thành Chung 13/10/2017 13:52 Lê Vĩnh Nhiên 16/10/2017 06:40
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà