Trang thanh niên phát thanh: Tuổi trẻ vùng cao
Danh mục
Nhịp sống trẻ
NỘI DUNG

TRANG THANH NIÊN

MC1: Xin kính chào các đồng chí và các bạn đã đến với chương trình trang thanh niên của Đài PTTH Quảng Trị. Chương trình được phát sóng vào lúc 17h15 chiều thứ bảy hàng tuần.

MC2: Thưa các đồng chí và các bạn! Các hoạt động của đoàn viên thanh niên, những việc làm tình nguyện của những người trẻ ở vùng cao sẽ là những bài viết mà chúng tôi muốn chuyển đến các đồng chí và các bạn trong chương trình trang thanh niên tuần này. Mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

Nhạc cắt

MC1: Thưa các đồng chí và các bạn! Câu chuyện của một cô gái trẻ có niềm đam mê lan tỏa sở thích đọc sách cho mọi người. Việc làm của cô  đã  góp phần khơi dậy niềm yêu thích đọc sách ở nhiều học sinh, gia đình ở  1 xã nghèo huyện miền núi Đakrông.Viết về cô, PV Diệu Thông xin giới thiếu đến các đồng chí và các bạn bài viết “ Cô gái nâng cao văn hóa đọc ở vùng bản”, chúng ta cùng nghe.

MC2: Trường tiểu học A Bung xã A Bung huyện Đakrông có 15 lớp học,  chia làm 3 cơ sở. Trong đó 2 điểm lẽ được đặt tại thôn Cưp và Cu Tài, điểm trường chính đặt tại thôn Ti nê xã A Bung.  Trong số gần 270 học sinh đang theo học tại trường thì  có đến hơn 95% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, cùng với nhiều  nỗ lực của ngành giáo dục, công tác dạy và học của cô trò nơi đây đã có nhiều đổi mới. Qua so sánh cho thấy từ năm 2014 đến nay tỷ lệ học sinh có năng lực đạt tăng từ :  90 %  lên gần 95%.

MC1: Với đặc thù là học sinh địa bàn miền núi, một trong những môn học được thầy cô chú trọng nhất đó là môn Tiếng Việt. Những bài tập đọc, tập viết là những bài học đầu tiên giúp các em có một nền tảng về ngôn ngữ vững chắc, từ đây mới có cơ sở để tiếp cận và học tập tốt tất cả các môn học còn lại. Trăn trở về vấn đề này, ngoài thầy cô giáo trực tiếp tham gia đứng lớp, tại trường  còn có một người rất tâm huyết khác đó là cô thủ thư Nguyễn Thị Lệ Thu. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị vào năm 2010, cô bén duyên với bản làng A Bung, trở thành nhân viên làm công tác quản lý thư viện tận tụy, hiểu và thương học trò như chính người thân trong gia đình. Với suy nghĩ “ chỉ khi nào các em đọc tốt, hiểu tốt tiếng Việt, các em mới có thể tiến bộ trong học tập”, Thu đã không dừng lại trong việc hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản của 1 nhân viên thư viện trường học. Ngoài việc xây dựng những đề tài nghiên cứu có chiều sâu và ý nghĩa thiết thực như “Cần nâng cao văn hóa đọc  học sinh Trường Tiểu học Abung”; “  Xây dựng Văn hóa đọc tự thân”, những mô hình trực quan, có sản phẩm rõ ràng như mô hình thư viện góc lớp; xây dựng ngày hội  sách; thành lập câu lạc bộ học sinh kể chuyện theo sách,… cũng được Lệ Thu dành hết tâm sức thực hiện, bước đầu lan tỏa niềm đam mê đọc sách cho hầu hết học sinh và thầy cô giáo đang công tác tại trường. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng-trường tiểu học xã A Bung nói:

Băng(Khó khan ở đây chính là việc thiếu đầu sách vì thế các em học sinh ít được đọc sách so với những nơi khác..)

MC1: Từ khi được tiếp xúc với những cuốn truyện tranh sinh động và hấp dẫn mà cô Lệ Thu giới thiệu, bạn đọc ở thư viện trường tiểu học A Bung vào mỗi giờ ra chơi mỗi ngày mỗi đông hơn. Hiện nay, cũng như rất nhiều thư viện ở các bậc học phổ thông khác, ở thư viện trường tiểu học A Bung, trong tổng số gần 10 ngàn đầu sách có được thì sách giáo khoa và sách nghiệp vụ chiếm hơn 50 %. Điều này chính là hạn chế khiến nhiều học sinh không thiết tha với việc đọc. Tuy nhiên, để nhen nhóm, tạo thói quen đọc sách cho các bạn nhỏ vùng cao, cô thủ thư đã ưu tiên chọn những đầu sách có nhiều tranh ảnh, cốt truyện hấp dẫn , phù hợp với lứa tuổi của các em để giới thiệu. Mặt khác, bằng nhiều nguồn vận động khác nhau, Lệ Thu đã linh động luân chuyển những quyển sách hay mà cá nhân mình quyên góp được đem đến thư viện, làm dồi dào thêm quỹ sách cho các bạn đọc nhỏ tuổi của mình. Em  Hồ Thị Tìn-trường tiểu học xã A Bung, huyện Đakrong nói:

Băng(Em rất vui và được tham gia vào đọc sách. Nhờ đọc sách mà chúng em biết được nhiều hơn…)

MC2: Được triển khai từ năm 2012, chương trình thư viện góc lớp của trường tiểu học A Bung đã lan tỏa được niềm đam mê đọc sách cho hầu hết các bạn học sinh. Đến nay 15/15 lớp học của trường đã có thư viện góc lớp. Ngoài quỹ sách được luân chuyển thường xuyên giữa các lớp, giữa điểm trường chính và trường phụ thì không gian để trưng bày tủ sách, giá sách cũng được cô thủ thư và chính tay các cô giáo chăm chút để tạo nên sự thân thiện , thu hút các bạn học sinh đến mượn sách. Để khuyến khích học sinh, nhiều mô hình đọc sách tự quản được chính Thu suy nghĩ và vận động mọi người cùng ủng hộ, áp dụng. Với mô hình đọc sách tự quản, các bạn nhỏ sẽ được nhà trường trang bị cho những cuốn sổ đọc sách tự quản như thế này. Các bạn tự mượn, tự quản lý và giữ gìn sách. Mỗi tháng sẽ có đánh giá, phân loại xem ai đọc được nhiều đầu sách nhất. Hàng năm sẽ tổ chức trao thưởng. cô Lệ Thu nói:

Băng ( Tôi nghĩ làm được điều gì cho học sinh ở đây mình cũng cố gắng. Chính vì thế mà bản thân đã nổ lực để làm điều này…)

MC1: Bây giờ ngoài giờ làm việc ở trường, Lệ Thu dành hầu hết quỹ thời gian mình có được để  đến gõ cửa từng nhà dân để tuyên truyền vận động mọi người nâng cao văn hóa đọc cho con em mình và chính bản thân mỗi người. MC2: Có thể nói, hiện nay ngoài hạn chế lớn nhất trong quá trình nâng cao văn hóa đọc của chị Nguyễn Thị Lệ Thu là nguồn quỹ sách còn khá eo hẹp, các Mạnh Thường Quân biết đến việc làm ý nghĩa của Thu chưa nhiều thì trăn trở lớn nhất chính là độ tuổi, lứa tuổi , thành phần bạn đọc. Ở đồng bằng, việc xây dựng thói quen đọc cho tất cả mọi người khó bao nhiêu thì ở địa bàn miền núi càng khó bấy nhiêu bởi cuộc sống bà con rất đặc thù.  Công việc nương rẫy nhiều,  những người lớn tuổi không thông thạo Tiếng Việt, thanh niên thì trước đây đã sớm rời xa văn hóa đọc. Bởi vậy, lứa tuổi thiếu niên nhi đồng chính là thành phần Thu đầu tư hướng đến nhiều nhất trong hành trình của mình. Và, để nhen nhóm thói quen và niềm say mê đọc sách thì không lúc nào hiệu quả hơn thời thơ ấu . Một người không có nhu cầu, hứng thú, thói quen đọc sách từ tuổi ấu thơ thì sẽ rất khó khăn cho việc ham mê đọc sách ở tuổi trưởng thành.

MC2: Đến A Bung bây giờ, hình ảnh mà mọi người thường xuyên bắt gặp đó là đâu đó dưới gốc cây, bên bờ suối, dưới chái nhà sàn các bạn nhỏ say sưa đọc sách, đọc truyện, thả tâm hồn và trí tưởng tượng thông qua những nhân vật và các câu chuyện ý nghĩa. Nhân cách, tâm hồn, và trí tuệ của một thế hệ con em đồng bào Bru Vân Kiều sẽ được nuôi lớn bởi việc làm khó nghĩ tới của 1 cô gái người Kinh xem bản làng là quê hương thứ 2 của mình.

Nhạc cắt

MC1: Thưa các đồng chí và các bạn! Thực hiện phong trào thanh niên làm theo lời Bác, trong những năm qua ở từng địa phương đã xuất hiện những cách làm hay, nhiều cách làm mới để đóng góp có hiệu quả vào phát triển kinh tế-xã hội. Xung quanh vấn đề này, PV chuyên mục đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Minh Tâm-Bí thư huyện đoàn Hướng Hóa, mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

Xin chào đồng chí, thưa đồng chí, phong trào thanh niên làm theo lời Bác đã được huyện đoàn Hướng Hóa triển khai như thế nào?

TL

Trong những hoạt động mà đồng chí vừa nêu, những hoạt động nào được Ban thường vụ huyện đoàn đánh giá là nổi bật nhất?

TL

Thưa đồng chí, là một địa bàn miền núi và đa số là đồng bào dân tộc. Vậy trong quá trình thực hiện những hoạt động về phong trào thanh niên làm theo lời Bác có gặp khó khăn gì không?

TL

Để phong trào thanh niên làm theo lời Bác thực sự mang lại hiệu quả cao thì trong thời gian đến Ban thường vụ huyện đoàn sẽ tập trung vào những vấn đề gì?

TL

Xin cám ơn đồng chí.

Nhạc cắt

MC1: Thưa các đồng chí và các bạn! Sinh thời, Chủ tịch Bác Hồ đã từng nói: “…Thanh niên là rường cột nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên…” Điều đó khẳng định vai trò của thanh niên là vô cùng to lớn và bao trùm rất nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua, thanh niên Quảng Trị đã và đang nỗ lực hết mình trong việc chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xung kích trên mọi mặt trận. Viết về vấn đề này, mời các đồng chí và các bạn cùng đến với bài viết Thanh niên Quảng Trị cùng chung tay xây dựng quê hương của PV Ngọc Diệp, mời các đồng chí và các bạn cùng lắng nghe.

MC2: Với tinh thần xung kích trên mọi mặt trận, trong những năm qua thanh niên Quảng Trị tích cực tham gia mọi hoạt động và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao. Những việc làm và hoạt động của thanh niên được thể hiện rõ nhất ở các phong trào hành động cách mạng, các chương trình hành động, tiêu biểu, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” với nhiều nội dung, hình thức phong phú, sáng tạo, hiệu quả, trở thành việc làm xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn; tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, với các hoạt động, như: “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Góp đá xây Trường Sa”,… đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng thế hệ trẻ và nhân dân cả nước; góp phần làm thay đổi thái độ và nhận thức chính trị của thanh niên. Thanh niên hiện nay, trong đó, không ít bạn trẻ có trình độ học vấn cao luôn sẵn sàng gia nhập Quân đội, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Đây là điều rất đáng phấn khởi và là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

MC1: Bên cạnh đó, phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Sáng tạo trẻ”, “Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới”,… đã cổ vũ đoàn viên thanh niên phát huy sáng kiến, tích cực nghiên cứu khoa học, tăng năng suất lao động với nhiều mô hình, cách làm mới, hiệu quả. Anh Nguyễn Hiền, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa cho biết về nỗ lực phát triển kinh tế của mình trên đất quê hương.

Ghi âm: lúc đầu trồng cà phê, ở đây rất khó khăn, nhưng tỗi đã nỗ lực rất nhiều, không ngại khó, khổ. Cùng với đó, tôi đã xác định là thanh niên cần tự thân, không có việc gì khó như Bác Hồ từng nói…

MC2: Thanh niên tỉnh Quảng Trị đã hòa mình vào tuổi trẻ của đất nước, đã và đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hôm nay trong thời kỳ phát triển mới, đòi hỏi rất cao năng lực và trí tuệ của cả dân tộc, trong đó thanh niên có vai trò rất quan trọng. Bổn phận thanh niên phải sống có lý tưởng, có ý chí vươn lên, có hoài bão lớn lao, cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc và nhân dân.

MC1: Thanh niên bao giờ cũng là lực lượng đáng tin cậy của Đảng, của nhân dân. Vì vậy, việc quan tâm, chăm lo đầu tư cho thanh niên phát triển toàn diện vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm của toàn xã hội, trước hết là các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể cần có kế hoạch cụ thể thiết thực trên nhiều lĩnh vực để nâng cao đạo đức, thể lực, trí lực và vật lực cho thanh niên. Riêng các tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần có chương trình giáo dục chính trị, tư tưởng sâu rộng cho thanh niên. Đồng thời có kế hoạch xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn vững mạnh từ cơ sở để đủ sức thu hút thanh niên tự nguyện tham gia các phong trào chung của xã hội và của Đoàn. Có như vậy, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay mới đủ sức khoẻ và trí tuệ vượt qua khó khăn, thách thức, cùng nhân dân xây dựng đất nước.

Chào cuối: Trang thanh niên tuần này xin được kết thúc tại đây, những người thực hiện ct Ngọc Diệp….xin kính chào các đồng chí  và các bạn.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 02/11/2017 09:40 Lê Vĩnh Nhiên 02/11/2017 14:02
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà