Trang thanh niên: Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế
Danh mục
Nhịp sống trẻ
NỘI DUNG

TRANG THANH NIÊN

MC1: Xin kính chào các đồng chí và các bạn! Ở các vùng nông thôn hiện nay, thanh niên cũng bắt đầu trăn trở với những dự định ấp ủ để phát triển kinh tế.

MC2: Hiện nay, đã có rất nhiều thanh niên ở vùng nông thôn đã thành công với những mô hình phát triển kinh tế.

Vâng, thanh niên vùng nông thôn đẩy mạnh triển khai các mô hình kinh tế là chủ đề mà chúng tôi muốn chuyển đến các đồng chí và các bạn trong chương trình trang thanh niên tuần này. Mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

Nhạc cắt

MC1: Thưa các đồng chí và các bạn! Tại thôn Thượng Đồng, xã Linh Hải có một mô hình chăn nuôi thỏ của các đoàn viên thanh niên. Hiện nay mô hình này đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Bài viết “ Thanh niên thôn Thượng Đồng với mô hình nuôi thỏ” của PV chuyên mục, mời các đồng chí và các bạn cùng lắng nghe.

MC2: Mô hình này là ý tưởng của bí thư chi đoàn thôn Thượng Đồng Lê Quang Thọ. Với ý nghĩa làm thế nào để có thêm nguồn thu nhập và tạo công ăn việc làm cho các đoàn viên thanh niên trong thôn, Lê Quang Thọ đã cùng với 6 đoàn viên khác đầu tư mô hình nuôi thỏ. Ban đầu với số vốn tự góp và chăn nuôi nhỏ lẽ, sau đó gây gống và phát triển nhiều hơn. Đến nay mô hình này đã có khoảng 2.000 con và mang lại hiệu quả rất đáng kể. Đặc biệt thấy được hiệu quả nên Hội nông dân xã đã hỗ trợ và cho vay quỹ của hội nông dân Trung ương 50 triệu đồng để tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình chăn nuôi thỏ. Đồng chí Lê Quang Thọ-Bí thư chi đoàn thôn Thượng Đồng, xã Linh Hải, huyện Gio Linh nói:

Băng ( Chúng tôi bắt đầu làm mô hình nuôi thỏ này để tạo công ăn việc làm cho đoàn viên thanh niên. Và đến nay chúng tôi cũng tạm gọi có một chút thành công từ mô hình này.)

MC1: Mới chỉ thành lập hơn 1 năm, nhưng mô hình nuôi thỏ của đoàn viên thanh niên thôn Thượng Đồng đã mang lại hiệu quả. Những đoàn viên của thôn cũng rất phấn khởi vì đã triển khai được mô hình này. Đây là một hướng đi mới trong vấn đè lập thân lập nghiệp của thanh niên ở vùng nông thôn. Đồng chí Lê Quang Thọ-Bí thư chi đoàn thôn Thượng Đồng, xã Linh Hải, huyện Gio Linh nói thêm:

Băng (Có vốn vay chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng mô hình này, để thanh niên trong toàn thôn có điều kiện tham gia đầu tư nuôi)

MC2: Không có nhiều vốn, bởi vậy khi phát triển mô hình thường manh mún và nhỏ lẽ. Tuy nhiên, với cách làm của đoàn viên thanh niên thôn Thượng Đồng trong mô hình nuôi thỏ đã tạo ra sự hứng khởi để các đoàn viên thanh niên trong toàn thôn tiếp tục có những suy nghĩ những hành động trong việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, từ đó mới thành công.

MC1: Đồng hành, hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp vẫn luôn là “chìa khóa” quan trọng, hữu hiệu để tổ chức Đoàn, hội đến với thanh niên, thu hút họ tham gia các hoạt động, phong trào. Vì thế, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, mở nhiều hướng khác nhau để đồng hành với thanh niên là nhiệm vụ lớn của tổ chức Đoàn hiện nay và tương lai...

Nhạc cắt

MC2: Thưa các đồng chí và các bạn! Thời gian qua, với việc triển khai nhiều mô hình kinh tế khác nhau, trong đó các tổ chức đoàn cơ sở ở khắp nơi trên địa bàn toàn tỉnh đã tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn. Nói về vấn đề này, mời các đồng chí và các bạn cùng lắng nghe bài viết “ Tổ chức đoàn đồng hành cùng thanh niên trong phát triển kinh tế” của PV chuyên mục.

MC1: Về thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ thăm mô hình kinh tế của anh Nguyễn Văn Hoàng sẽ thấy được sự năng động, dám nghĩ dám làm của người thanh niên trẻ này. Sinh ra ở mảnh đất với loại cây trồng chủ lực là hồ tiêu, 8 năm trước, khi ở tuổi 22, anh Tuấn đã bắt tay vào làm kinh tế. Thiếu vốn, anh mạnh dạn vay mượn anh em bạn bè để đầu tư để trồng tiêu. Hiện thu nhập của gia đình anh từ mô hình trồng tiêu cũng đã ổn định. Anh Hoàng tâm niệm "có sức khỏe, có quyết tâm làm giàu thì không gì là không thể". Sau một thời gian trồng và cho thu hoạch anh Hoảng bắt đầu cho cải tạo lại vườn tạp để thích ứng với điều kiện, thổ nhưỡng của đất đai nhằm nâng cao năng suất của tiêu. Anh Nguyễn Văn Hoàng- thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ nói:

Băng ( Việc cải tạo vườn tạp là rất quan trọng, điều này giúp bản thân tôi không chỉ thay đổi hướng sản xuất mà còn tạo ra giá trị sản phẩm cao)

MC2: Hiên nay thanh niên nông thôn ở Quảng Trị chiếm trên 70%. Trong thời gian qua, hoạt động của Đoàn Thanh niên trên địa bàn nông thôn tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực, trong đó chú trọng đến việc tham gia phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Toàn tỉnh hiện có gần 250 mô hình kinh tế thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên, trong đó có trên 140 mô hình cho thu nhập từ 80 triệu đồng trở lên và 100 mô hình từ 50 đến dưới 80 triệu đồng.

MC1: Để thanh niên nông thôn có định hướng đúng đắn và có cơ hội phát triển các mô hình kinh tế, những năm qua, các cấp bộ Đoàn đã có nhiều hình thức hỗ trợ thanh niên trong xây dựng phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể thông qua các chương trình, dự án. Tích cực hỗ trợ thanh niên nông thôn mở các lớp tập huấn ngắn hạn về kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh… Ngoài ra các cơ sở đoàn còn tích cực tham gia vào chương trình uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa Đoàn thanh niên và Ngân hàng Chính sách xã hội; tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi. Đồng chí Nguyễn Minh Đức-Bí thư huyện đoàn Cam Lộ nói:

Băng (Huyện đoàn cũng hỗ trợ cho đoàn viên thanh niên trong vấn đề phát triển kinh tế)

MC2: Nhờ các nguồn vốn vay ưu đãi mà nhiều thanh niên có nhu cầu vay vốn đã xây dựng được mô hình kinh tế có hướng phát triển ổn định, góp phần củng cố VÀ xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Khẳng định vị thế của thanh niên, cùng các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

MC1: Ngày nay, trong bối cảnh làn sóng khởi nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, những câu chuyện về quốc gia khởi nghiệp Israel hay Facebook - mô hình “start up” làm thay đổi cả thế giới, vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước. Thiết nghĩ, sống trong không khí thời đại hội nhập đó, sứ mệnh của thanh niên phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, trong đó việc phát triển các mô hình kinh tế gắn với phong trào khởi nghiệp cần được xác định là nội dung trọng tâm. Khơi dậy đam mê, khát vọng làm giàu chính đáng, truyền tinh thần khởi nghiệp, phát triển mô hình kinh tế đến với thanh niên, đưa khởi nghiệp trở thành phong trào hành động cách mạng của thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức đoàn trong giai đoạn hiện nay. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa hơn nữa khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khẳng định: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhạc cắt

MC1: Thưa các đồng chí và các bạn! Thưa các đồng chí & CB! Mô hình tổ hợp góp vốn của Đoàn cơ sở Vĩnh Nam là một trong những mô hình hay và ý nghĩa. Và cũng từ các mô hình của các tổ chức đoàn cơ sở, huyện Đoàn Vĩnh Linh cũng đã có nhiều hoạt động đồng hành để duy trì và phát triển các mô hình, đồng thời cũng đã có nhiều chương trình để hỗ trợ thanh niên phát triển các mô hình kinh tế. Đã có thời điểm, nhiều mô hình kinh tế thanh niên, như: Làng Thanh niên lập nghiệp, Trang trại trẻ... được chú trọng xây dựng và phát triển, qua đó tạo nên một khí thế mới trong các hoạt động thanh niên phát triển kinh tế. Bài viết “Mô hình tổ hợp góp vốn của đoàn Vĩnh Nam” của PV Phạm Quỳnh.

MC2: Huyện Vĩnh Linh hiện có hơn 5000 thanh niên và phần lớn sống ở nông thôn. Đây là lực lượng trẻ, khỏe, có tinh thần lao động, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

MC1: Nắm bắt nhu cầu về vốn cho thanh niên phát triển kinh tế, Ban Chấp hành huyện  đoàn đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh thực hiện cho vay ưu đãi các đối tượng là ĐV-TN có mô hình sản xuất nhỏ, kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Đến nay, Huyện Đoàn Vĩnh Linh đã quản lý trên 18000 hộ văn thông qua 51 tiết kiệm vay vốn tại 22 xã, thị trấn với  tổng nguồn vốn vay ủy thác từ ngân hàng chính sách xã hội là trên 61 tỷ đồng. Trong năm, Đoàn các cấp đã tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho hàng ngàn ĐV-TN; xây dựng nhiều  câu lạc bộ, tổ, đội giúp nhau lập nghiệp; chuyển giao khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Đồng chí Chị Võ Thị Thu - Bí thư huyện Đoàn Vĩnh Linh nói

Băng(  Đánh giá về hiệu quả hoạt động của các mô hình, CLB ở đoàn cơ sở trong việc hỗ trợ đoàn viên phát triển kinh tế)

MC2: Để giúp ĐV-TN sử dụng tốt nguồn vốn được vay, hàng năm huyện đoàn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tập huấn quản lý vốn vay cho hàng trăm lượt ĐV-TN. Đồng thời thường xuyên đôn đốc các tổ trưởng và thành viên Tổ vay vốn nộp lãi, gốc đầy đủ, đúng kỳ hạn, không để xảy ra thất thoát vốn. Duy trì kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ gia đình ĐV-TN. Nhờ vậy, nhìn chung các đoàn viên vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và từng bước cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Đặc biệt, nhiều ĐV-TN sau khi được vay vốn đã năng động, nhạy bén, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi. Anh Trần Văn Thanh – Thôn Phúc Lâm – Vĩnh Long – Vĩnh Linh nói:

Băng ( Được sự hỗ trợ của tổ chức đoàn ... bản thân đã nỗ lực ntn để phát triển kinh tế ý nghĩa của các hoạt động hỗ trợ của đoàn)

MC1: Việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh và phát triển ngành nghề mới cũng được thanh niên tích cực hưởng ứng và rộng khắp trong huyện. Từ sự đồng hành của tổ chức Đoàn và nỗ lực của bản thân, nhiều thanh niên đã làm chủ được kinh tế gia đình và giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động là thanh niên nông thôn. Ngoài ra, phong trào chỉnh trang, cải tạo vườn, ao, chuồng để xây dựng thành mô hình VAC chuyên canh, thâm canh được đông đảo ĐV-TN thực hiện và đang hình thành các vùng chuyên canh cây đặc sản tương đối tập trung vừa cải thiện sinh kế vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng chí Võ Thị Thu - Bí thư huyện đoàn Vính Linh cho biết thêm

Băng( Một số định hướng trong thời gian tới)

MC2: Những khởi sắc trong phát triển kinh tế của ĐV-TN cho thấy, phong trào xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế-xã hội và đồng hành cùng thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với ĐV-TN tại huyện Vĩnh Linh nói riêng và toàn tỉnh Quảng Trị nói chung. Tổ chức Đoàn đã phát huy được vai trò cầu nối, hỗ trợ ĐV-TN giải quyết việc làm và tăng thu nhập, qua đó, tập hợp được đông đảo thanh niên vào tổ chức Đoàn-Hội, góp phần tham gia phát triển kinh tế, tạo diện mạo mới cho quê hương.

Chào cuối: Trang thanh niên tuần này xin được kết thúc tại đây, những người thực hiện chương trình Ngọc Diệp….xin kính chào các đồng chí và các bạn. 

Chú thích duyệt

chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện

Chú ý các bài viết phải giới thiệu tác giả

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 09/11/2017 09:12 Lê Vĩnh Nhiên 09/11/2017 13:26
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà