Tạp chí dân tộc
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

Tạp chí Dân tộc và Miền núi 30/11

Dẫn đầu:

Xin kính chào đồng bào và các bạn! Đồng bào và các bạn đang đến với tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình ngày hôm nay chúng tôi xin gửi đến đồng bào và các bạn những nội dung sau: Dự án Hỗ trợ trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số; Phát huy thế mạnh từ rừng để xóa đói giảm nghèo ở Đakrông.

Sau đây là nội dung chương trình

NHẠC CẮT

         

Dẫn 1:

Thưa đồng bào và các bạn. Trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên là đối tượng cần được cần được cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản vị thanh niên. Tuy nhiên đối với trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số, việc trang bị kiến thức sức khỏe sinh sản cho các em còn nhiều hạn chế, một phần do thiếu môi trường giáo dục hợp lý, một phần do điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn làm cho các em khó tiếp cận các kiến thức về lĩnh vực này. Việc nâng cao nhận thức, kiến thức và kĩ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục cho trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số là việc làm hết sức cần thiết, những kiến thức này sẽ giúp các em có thêm kỹ năng sống và có thể tự bảo vệ mình an toàn hơn.

Hỗ trợ trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số

Đây là một buổi truyền thông về giáo dục giới tính, tâm lý lứa tuổi dành cho đối tượng trẻ em gái vị thành niên xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa. Tham gia buổi tuyên truyền có đông đảo các em học sinh trên địa bàn. Tại đây các em được các tình nguyện viên cung cấp những kiến thức căn bản về sức khỏe sinh sản vị thành niên, nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục.

Những hoạt động này là sáng kiến của tổ chức Y tế Hà Lan (MCNV) được triển khai từ tháng 8 năm 2017. Đây là dự án nhằm giúp trẻ em gái và cộng đồng giải quyết các vấn đề nổi cộm của trẻ em gái vị thành niên đó là có thai ngoài ý muốn, tảo hôn, bỏ học sớm và không có định hướng nghề nghiệp.

 

Ông Nguyễn Đình Đại

Trưởng Văn phòng MCNV tại Miền Trung

Thực tế hiện nay việc cung cấp kiến thức giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên, đặc biệt là trẻ vị thành niên miền núi còn gặp rất nhiều hạn chế. Ngoài một số kiến thức nhất định các em học được tại nhà trường, còn lại các em không còn nhiều kênh thông tin để có thêm hiểu biết. Các đối tượng gần gũi với các em là mẹ, chị gái, bạn gái cũng không có nhiều kiến thức để các em có thể học hỏi. Những vấn đề này cộng với tập tục lạc hậu, tâm lý trọng nam khinh nữ khiến cho các hiện tượng như bỏ học, tảo hôn, có thai ngoài ý muốn đang diễn ra khá phổ biến, nhất là các địa bàn vùng sâu vùng xa.

Nhằm hỗ trợ thêm kiến thức cho các em gái vị thành niên người dân tộc thiểu số, tại buổi tuyên truyền lần này MCNV phối hợp với Hội y tế thôn bản, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Trị tổ chức một cuộc giao lưu, đối thoại khá cởi mở. Các vị khách mời là những bác sỹ có chuyên môn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, tâm lý giới tính đã giải đáp cũng như cung cấp nhiều kiến thức mà trước đây các em chưa hề biết. Về phía các em, sau những phút ngại ngùng bỡ ngỡ ban đầu các em đã mạnh dạn trao đổi những thắc, tâm tư hoặc đặt những câu hỏi cho các chuyên gia.

 

Em Hồ Thị Thảo

Lớp 9B, Trường Tiểu học và THCS Hướng Việt, Hướng Hóa, Quảng Trị

Nằm trong khuôn khổ của chương trình dự án Hỗ trợ trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số, ngoài những buổi truyền thông cung cấp kiến thức, trong thời gian tới MCNV sẽ phối hợp với các đơn vị như Huyện đoàn, các trường THCS trên địa bàn tổ chức hỗ trợ cải thiện dịch vụ giáo dục trường học; Giáo dục sức khỏe sinh sản, tư vấn hướng nghiệp, phát hiện và ngăn chặn tình trạng bỏ học sớm; Phát hiện và ngăn ngừa nạn tảo hôn; Xây dựng các Câu lạc bộ vị thành niên để có môi trường phù hợp cho các em sinh hoạt… Những mô hình này được xây dựng lấy các trẻ em gái vị thanh niên làm trung tâm, tất cả mục tiêu hướng tới là các em có điều kiện chăm sóc sức khỏe, có kiến thức và có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Một lĩnh vực nữa mà dự án Hỗ trợ trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số hướng tới đó là tiếp cận và giúp đỡ các em gái vị thành niên có nguy cơ bỏ học hoặc đã bỏ học. Thực tế hiện nay, do điều kiện kinh tế khó khăn, việc đến trường của các em học sinh đặc biệt là trẻ em gái còn có nhiều trắc trở. Nguyên nhân do điều kiện sinh sống xa trường, kinh tế gia đình khó khăn, tâm lý trọng nam khinh nữ còn ăn sâu bám rễ do đó học sinh bỏ học sớm phần lớn là các em học sinh nữ. Khi không được đến trường, thiếu hụt kiến thức, các đối tượng là trẻ em gái vị thanh niên không biết làm gì ngoài việc lên nương, lên rẫy. Các em không có việc làm ổn định và không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, và đặc biệt khi chưa có đầy đủ kiến thức làm vợ, làm mẹ các em lại kết hôn, hệ lụy mang lại là nghèo đói, suy giảm sức khỏe, con cái suy dinh dưỡng….

 

Em Hồ Thị Vân

Lớp 7B, trường Tiểu học và THCS Hướng Việt, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đối với những đối tượng là trẻ em gái vị thành niên có nguy cơ bỏ học và đã bỏ học, Dự án sẽ triển khai tiếp cận, tập hợp các em vào những Câu lạc bộ. Tại đây ngoài việc được cung cấp kiến thức về sức khỏe giới tính, tâm lý lứa tuổi, ngăn chặn nạn tảo hôn, phát triển kỹ năng sống thì các em sẽ được trình bày nguyện vọng về ước muốn nghề nghiệp, được tư vấn kế hoạch phát triển cá nhân, hỗ trợ học bỏng, hỗ trợ phương tiện học nghề…

Có thể nói, trẻ em gái vị thành niên dân tộc thiểu số là đối tượng có những vấn đề hết sức nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Việc được trang bị kiến thức sức khỏe sinh sản, cung cấp kiến thức kỹ năng sống và định hướng ngề nghiệp là một việc làm cần thiết. Điều này sẽ hỗ trợ các em tránh được những vấn nạn nổi cộm đang tồn tại như bỏ học, tảo hôn, có thai ngoài ý muốn. Đặc biệt, được sự hỗ trợ của các dự án như thế này các em sẽ có cơ hội hơn trong học tập, định hướng nghề nghiệp, qua đó giúp các em có thể đứng vững hơn trên đôi chân của mình./.

 

NHẠC CẮT

Dẫn 2:

Thưa đồng bào và các bạn! Những năm trở lại đây, rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông tỉnh Quảng Trị đã trồng mới mỗi năm trên 700-800 ha rừng. Nhiều hộ gia đình Vân Kiều đã trở thành triệu phú trên mảnh đất trước đây vốn là nương rẩy bỏ hoang.

Đakrông phát huy thế mạnh từ rừng để xóa đói giảm nghèo

 

Đây là vườn rừng của gia đình ông Pả Phúc thôn Tà Lao xã Tà Long. Từ một hộ gia đình khó khăn, năm 2012 ông đã vay vốn của Ngân hàng Chính sách để đầu tư trồng rừng. Từ 3ha rừng tràm ban đầu, đến nay gia đình ông có hơn 20 ha rừng tràm. Năm nào cũng có 3-4ha rừng đến tuổi thu hoạch. Mỗi năm thu nhập từ rừng trên 50 triệu đồng.

Ông Pả Phúc

Thôn Tà Lao, Tà Long, Đakrông, Quảng Trị

 

Từ bỏ thói quen vào rừng chặt cây làm nhà và đốt rừng làm nương rẫy những năm trở lại đây, người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông đã trở khá giả từ trên chính mảnh đất trước đây vốn là nương rẫy bỏ hoang. Phong trào trồng rừng đã và đang phát triển mạnh mẽ, đến nay toàn huyện đã trồng được hơn 7000 ha rừng tập trung và hàng trăm vạn cây phân tán, từng bước khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Điển hình có những mô trồng rừng kết hợp chăn nuôi của nông dân Hồ Văn Lý thôn Pa Hy xã Tà Long với hơn 20 ha rừng tràm, hơn 40 con dê, 20 con trâu bò;  Cựu chiến binh Hồ Ba Lai thôn Kreng xã Hướng Hiệp, 15 ha rừng tràm, 20 con bò,... thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Ông  Hồ Văn Đang

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đakrông, Quảng Trị

 

Theo tính toán của người dân, mỗi héc-ta rừng tràm từ khi trồng đến khi thu hoạch tiền công chăm sóc mất khoảng 3 triệu đồng/ha. Đến khi thu hoạch trừ các chi phí vận chuyển lãi khoảng 40 triệu đồng. Theo nhận xét của các hộ tham gia trồng rừng, tràm là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó việc thu mua lâm sản trên địa bàn của huyện diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên, hiện nay trong vấn đề trồng rừng, huyện Đakrông cũng gặp một số khó khăn trở ngại như trồng rừng chưa theo vùng quy hoạch. Vì vậy, các ngành chức năng của huyện cần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền trong nhân dân về giá trị từ kinh tế rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Quách Đình Long 28/11/2017 13:32 Lâm Thị Hạnh 28/11/2017 14:02
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà