Khoa học và công nghệ: đo lường trong kinh doanh vàng
Danh mục
Khoa học và Công nghệ
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và công nghệ:

     

PTV: Kính chào QV&CB! Chuyên mục Khoa học và Công nghệ kỳ này, mời QV&CB cùng theo dõi Phóng sự Ghi nhận về công tác quản lý chất lượng, ghi nhãn hàng hóa đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên địa bàn tỉnh. Phần cuối chương trình là mục Giới thiệu văn bản pháp luật. Bây giờ mời QV&CB cùng đến với phần nội dung chi tiết.

 

Nhạc cắt

I.Phóng sự:

 

PTV: Thưa QV&CB! nhằm tăng cường quản lý, thiết lập trật tự trên thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ, từ năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 22/2013/TT-BKHCN về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường. Sau hơn 3 năm có hiệu lực, thị trường vàng trang sức nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng đã có những bước chuyển tích cực. Ghi nhận về những vấn đề này mời QV&CB cùng theo dõi phóng sự:

 

   Ghi nhận từ công tác quản lý chất lượng, nhãn hàng hoá đối với

vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt đô%3ḅng kinh doanh vàng quy định: Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu vàng trang sức, mỹ nghệ của người dân ngày càng tăng cao, do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng trang sức ra đời, với nhiều mẫu mã đa dạng, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Theo thống kê của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn tỉnh hiện có 101 cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Bên cạnh hoạt động chế tác vàng trang sức, phần lớn các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh các loại vàng trang sức với nhiều mẫu mã phong phú, đa dạng đến từ các thương hiệu trong nước như PNJ, DOJI, SJC, Sinh Cảnh, Kim Loan Tuấn, Ngọc Phước….

Đối với thị trường vàng trang sức nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng, sau hơn 3 năm Thông tư 22/2013/TT-BKHCN có hiệu lực và được triển khai, thị trường vàng trang sức đã có những bước chuyển tích cực.

 

Phỏng vấn:  Ông Dương Mạnh Tường-chi cục trưởng chi cục TC-ĐL-CL, Sở KHCN

(-Đánh giá vai trò của Thông tư 22 đối với công tác quản lý chất

lượng, nhãn hàng hoá đối với vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh)

 

Là cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tại địa phương, Sở KH&CN đã chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thường xuyên tập huấn, hội thảo cũng như cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng thực hiện đúng quy định của pháp luật về xây dựng hồ sơ và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, ghi nhãn hàng hoá, các biện pháp kiểm soát về đo lường, chất lượng... Nhờ đó, các cơ sở gia công, chế tác, kinh doanh vàng trên địa bàn đã nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của mình với khách hàng. Các doanh nghiệp có hoạt động gia công, chế tác vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh đều đã thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định cho các mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ mà doanh nghiệp gia công, chế tác. Phần lớn cơ sở đang kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ có hợp đồng mua bán, trao đổi các loại vàng trang sức, mỹ nghệ với các doanh nghiệp đầu mối cung ứng hàng hoá. Điều này sẽ gắn được trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng vàng trên thị trường với sản phẩm của mình, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

 

PV Ông Phạm Xuân Sum- DN tư nhân vàng bạc Kim Khánh (Vai trò Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong việc hỗ trợ các DN thực hiện các quy định trong kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ)

Mục tiêu của việc ban hành Thông tư 22 chính là để bảo vệ người tiêu dùng, bảo đảm công khai minh bạch về việc đo lường và chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ. Theo Thông tư 22, sản phẩm vàng trang sức lưu thông trên thị trường phải được công khai, minh bạch về đo lường, được công bố tiêu chuẩn áp dụng, ghi nhãn, đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng. Cùng với sự tăng cường kiểm tra giám sát của ngành KHCN, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vàng trang sức đã có nhận thức tốt hơn về việc công bố tiêu chuẩn chất lượng và ghi nhãn hàng hóa, nhờ đó mà người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn.

 

Cùng với việc siết chặt quản lý, thị trường vàng trang sức trong những năm gần đây đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn còn một số cơ sở chưa thực hiện lưu giữ bộ hồ sơ của doanh nghiệp đầu mối sản xuất, cung ứng hàng hoá công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ đang kinh doanh. Nhiều cơ sở chưa chú trọng lưu các phiếu kiểm tra chất lượng của các loại hàng hoá đang kinh doanh; một số cơ sở tuy có nhãn hàng hoá, nhưng ghi không đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hoá. Trong thời gian tới, Sở KH&CN tiếp tục chỉ đạo Chi cục TCĐLCL đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện, tăng cường hoạt động thanh kiểm tra, giám sát nhằm đưa thị trường vàng trang sức trên địa bàn tỉnh đi vào ổn định.

 

PV:  Ông Dương Mạnh Tường-Chi cục trưởng Chi cục TC-ĐL-CL, Sở KH&CN (Các biện pháp tăng cường quản lý chất lượng, nhãn hàng hoá đối với vàng

 trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới

-Khuyến cáo đối với người tiêu dùng)

          Với việc quan tâm, tăng cường chỉ đạo các hoạt động thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và nhãn hàng hóa, Sở KH&CN cùng các sở, ban, ngành đã nâng cao hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng, nhãn hàng hoá đối với hoạt động chế tác, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Từ đó, góp phần đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chân chính, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng./.

 

III. Giới thiệu văn bản: 

PTV: Thưa quý vị và các bạn! Mục văn bản pháp luật kỳ này chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn Thông tư 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và Quyết định 1550/QĐ-BKHCN ngày 15/6/2014 về việc đính chính Thông tư 22/2013/TT-BKHCN

+ Đối với nhà sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ: Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chủ cơ sở phải tự Công bố tiêu chuẩn áp dụng (bắt buộc thực hiện) cho vàng trang sức, mỹ nghệ do Doanh nghiệp mình sản xuất và đảm bảo sản phẩm, hàng hóa của mình sản xuất đạt yêu cầu các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn cơ sở đã xây dựng và công bố áp dụn…

+ Đối với chủ cơ sở kinh doanh: Khi kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ, Chủ Doanh nghiệp/Công ty phải yêu cầu nhà sản xuất, nhà phân phối cung cấp bản photo hồ sơ Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với từng loại vàng trang sức, mỹ nghệ do mình kinh doanh;

+ Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng được lưu trữ tại địa điểm kinh doanh để cung cấp khi được cơ quan có thẩm quyền, người tiêu dùng khi có yêu cầu. Chủ Doanh nghiệp/Công ty chỉ được kinh doanh hàng hóa đã có nhãn và trên nhãn hàng hóa phải được ghi đầy đủ những nội dung bắt buộc được quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

PTV: QV&CB thân mến! Chuyên mục Khoa học và Công nghệ đến đây là kết thúc. Cảm ơn QV&CB đã quan tâm theo dõi! Xin chào và hẹn gặp lại trong các chương trình sau./.

Chuyên mục Khoa học và Công nghệ

Do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp

với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Trị thực hiện

 

 

Chú thích duyệt

chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 04/12/2017 08:07 Lê Vĩnh Nhiên 04/12/2017 19:18
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà