Bất cập trong chuyện đổi ngạch gv nhìn từ địa bàn miền núi.
Danh mục
Mỗi tuần một chuyện
NỘI DUNG
Lời dẫn : MTMC: GIAN NAN CHUYỂN NGẠCH GIÁO VIÊN-NHÌN TỪ MIỀN NÚI. (Xuân Dũng-Quốc Nhật) -Đón xem: ptv đọc Có một thực trạng còn ít người biết đến và chưa được các ngành chức năng quan tâm kịp thời và đúng mức, đó là việc chuyển ngạch, bậc cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trường học. Rất nhiều người đã cố gắng học hành, nâng cao trình độ và bằng cấp nhưng vẫn phải chờ đợi nhiều năm nay mà vẫn không được chuyển ngạch theo quy định của nhà nước. Thực chất câu chuyện như thế nào, lý do tại sao và có thể tháo gỡ được không, những câu hỏi này sẽ được phân tích trong c/m MTMC được phát sóng vào ngày chủ nhật 10/12, vào lúc 6g, 11g15 và 20g20. Mời quý vị và các bạn đón xem. -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Trong những năm trở lại đây có một thực trạng rất đáng quan tâm nhưng lại ít được biết đến và chưa được nhìn nhận, giải quyết thỏa đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của rất nhiều người công tác trong ngành giáo dục. Vấn đề này đã và đang đặt ra những câu hỏi cần sớm có lời giải đáp và cần đến sự vào cuộc của các cấp có thẩm quyền từ địa phương cho đến trung ương. Ps sau sẽ tập trung phản ánh thực trạng này và có những phân tích, phản biện vấn đề tư thực tế nóng hổi của cuộc sống. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

-Lời:

Cuộc sống vận hành theo những quy luật khách quan của nó và cả với những lý lẽ nội tại của sự vật, hiện tượng mà nếu không chịu khó thâm nhập, tìm hiểu thì khó lòng nhìn ra một số chân tướng vấn đề. Theo cách hiểu như vậy thì ngành giáo dục của chúng ta cũng không là ngoại lệ. Từ năm này sang năm khác, đến hẹn lại lên, những cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học vẫn lặng lẽ làm công việc của mình, vẫn phải đáp ứng những yêu cầu không phải lúc nào cũng dễ chịu của xã hội, trong khi có những niềm riêng của họ còn chưa được nhiều người và các cấp, các ngành hữu quan thấu tỏ. Câu chuyện chúng tôi sắp đề cập dưới đây về vướng mắc trong việc chuyển ngạch bậc giáo viên, nhân viên trường học từ địa bàn miền núi, ở những nơi mà sự nghiệp trồng người còn gặp không ít khó khăn trong một hành trình dằng dặc gian nan. Mặc dù theo chúng tôi tìm hiểu thì ngành giáo dục đã rất quan tâm và đã là hết trách nhiệm của mình.

Ở địa bàn miền núi huyện Đakrong nhưng trường mầm non Sơn Ca cũng cũng là một địa chỉ ở trung tâm có vẻ nhiều thuận lợi so với những ngôi trường heo hút, ít nhất cũng là mặt thông tin. Tuy nhiên ngay với một ngôi trường như vậy cũng đã và đang tôn tại những vướng mắc, bất cập đến khó tin. Các cô giáo hàng ngày vẫn nỗ lực làm tốt công việc của mình là  nuôi dạy các cháu lớn khôn, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, từng buổi học hành, vui chơi của con trẻ.  Đó chính là nguồn nhân lực quan trọng mai này của quê hương đất nước. Tuy nhiên có những quyền lợi thiết thực và chính đáng của các cô vẫn bỏ ngỏ từ năm này sang năm khác, đó chính là việc chậm chuyển đổi ngạch của giáo viên theo đúng trình độ và bằng cấp mà các cô đã phấn đấu để phục vụ tốt trọng trách của mình, nói nôm na dễ hiểu là có bằng cấp mới cao hơn nhưng vẫn cứ phải ăn theo lương cũ, của bằng cấp cũ. Một thực trạng rất phổ biến dù chỉ mới nhìn nhận từ địa bàn huyện miền núi Đakrong.

*Cô giáo Phan Thị Thúy, Trường mầm non Sơn Ca, huyện Đarong, Quảng Trị, nói (5 năm nay tôi vẫn ăn lương trung cấp, dù đã có bằng ĐH)

Khi tìm hiểu, khảo sát vấn đề này chúng tôi càng vỡ vạc thêm nhiều điều. Trường hợp như cô Thúy không hề là cá biệt, nhiều đồng nghiệp của cô ở trường cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Và ngay cả với cán bộ quản lý đứng đầu một trường cũng chưa thể chuyển đổi ngạch bậc cập nhật theo bằng cấp mà lẽ ra họ phải được hưởng. Một câu chuyện có vẻ khó tin nhưng lại là sự thật.

*Cô giáo Lê Thị Thanh Tâm hiệu trưởng trường mầm non Sơn Ca, Đakrong, nói (Trường tôi có nhiều gv như vậy, cả tôi cũng thế)

Ở các trường mầm non đã vậy nhưng nhiều trường phổ thông cũng có chung tình trạng như vậy, và đây là mộ thực tế đáng buồn, đáng lo ngại, nhất là khi diễn ra phổ biến ở một địa bàn miền núi như chúng ta đã biết là sự nghiệp trồng người còn đối mặt với quá nhiều khúc khuỷu, gập ghềnh.

*Cô giáo Võ Thị Hải Lý, Phó hiệu trưởng trường THCS Mò Ó, Đarong, nói (đây là tình trạng kéo dài nhiều năm nay)

Tình trạng chung này đã có mặt từ những ngôi trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hẻo lánh cho đến những ngôi trường trung tâm của thị trấn huyện lỵ. Có ngôi trường gần 20 cán bộ, giáo viên chưa được chuyển đổi ngach lương như trường tiểu học Đakrong 1, trong đó có cả cán bộ quản lý.

*Cô giáo Nguyễn Thị Thu Vân, Trường tiểu học Đakrong1, nói (trước đây phòng Nội vụ có thông báo xét chuyển ngạch, 5, 6 năm trở lại đây thì không)

*Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thái, Phó hiệu trưởng trường TH Đakrong 1, nói (chậm, nhưng không biết kêu ai)

Những cán bộ giáo viên, nhân viên trường học miền núi đã phải khắc phục rất nhiều khó khăn, đã phải gồng mình lên để làm tốt trách nhiệm nặng nề của mình, đã không ngừng học tập nâng cao trình độ, chuẩn hóa bằng cấp nhưng quyền lợi chính đáng của họ nhiều khi có vẻ như bị lãng quên. Theo thống kê bước đầu thì toàn huyện Đakrong có đến hàng trăm cán bộ giáo viên và nhân viên trường học từ nhiều năm nay chưa được quan tâm xét chuyển ngạch bậc.

*Thầy Phan Văn Đức, Phó TP giáo dục huyện Đakrong, Quảng Trị, nói (có đến 200 gv như vậy, cấp phòng cũng không biết do đâu, Nội vụ không thông báo)

Và những mong mỏi từ nhiều năm nay của hàng trăm cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học huyện Đakrong đến lúc này không nói thì ai cũng hiểu để tháo gỡ những vướng mắc, bổ sung những gì cần thiết để giải quyết chế độ chính sách, đừng để cho họ phải chịu mãi thiệt thòi.

*Cô giáo Lê Thị Thanh Tâm, nói (đề nghị cấp trên giải quyết)

*Thầy giáo Phan Văn Đức nói (cấp trên quan tâm)

Chúng tôi muốn nhấn mạnh qua ps này là nếu vướng mắc ở văn bản thì ngành chức năng cần kiến nghị cấp trên, cấp có thẩm quyền để xem xét, còn nếu thông tư hướng dẫn thực hiện còn thiếu thì cần thiết nên bổ sung, nếu quy chế phối hợp chưa hoàn chỉnh thì cần phải xem lại. Dù ở cấp độ vĩ mô hay vi mô, dù liên quan đến đại phương hay trung ương thì các cơ quan công quyền cũng phải có trách nhiệm tìm hiểu, tháo gỡ vấn đề để giải quyết thực trạng nói trên. Nhân đây cán bộ giáo viên, nhân viên trường học cũng mong muốn chính quyền tỉnh, đại biểu dân cử của tỉnh kịp thời quan tâm và chỉ đạo hoặc kiến nghị để chế độ chính sách đối với những người công tác trong ngành giáo dục khỏi phải chịu thiệt thòi, trong đó có câu chuyện về chậm chuyển đổi ngạch lương theo bằng cấp.

-Ptv chào cuối:

Qúy vị và các bạn thân mến! Như chúng tôi đã nói, vấn đề chậm chuyển đổi ngạch lương tuy không mới nhưng nhiều ngành, nhiều cấp chưa biết, truyền thông hầu như chưa đề cập nên xã hội còn thiếu thông tin. Nay vấn đề này đã được tìm hiểu và phản ánh thì đề nghị  Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh Quảng Trị và các ngành chức năng có động thái kịp thời tháo gỡ để thiết thực động viên cán bộ, giáo viên và nhân viên trường học có thêm động lực phấn khởi, làm tốt hơn nữa thiên chức trông người của mình, trong đó những người đang công tác ở địa bàn miền núi.

C/m MTMC đến đây là hết. Thân ái chào tạm biệt.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 08/12/2017 12:45 Phạm Xuân Dũng 08/12/2017 12:45
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà