MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RÉT CHO VẬT NUÔI.
Danh mục
Trang nông nghiệp
NỘI DUNG

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY 19 - 12 – 2017

PTV: Kính chào bà con và các bạn!

Trang Nông nghiệp tuần này chúng tôi chúng tôi hướng dẫn bà con MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RÉT CHO VẬT NUÔI. Tiểu mục Mô hình kinh sẽ giới thiệu cùng bà con hiệu quả của Mô hình GIỐNG CAM V2. Còn trước tiên như thường lệ là phần thông tin Nông nghiệp.

1. TRIỂN KHAI MÔ HÌNH TRỒNG NÉM TRÊN CÁT

Nhằm nâng cao trình độ thâm canh, tăng hiệu quả sản xuất cho người dân trồng ném ở các xã vùng biển bãi ngang. Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh vừa triển khai mô hình trồng ném trên cát cho người dân ở các xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh), Trung Giang (huyện Gio Linh), Triệu An (huyện Triệu Phong) và Hải An (huyện Hải Lăng)

Mô hình được triển khai trên diện tích 2 ha. Mật độ trồng 50 – 55 cây/m2. Tham gia thực hiện mô hình các hộ nông dân được Trung Tâm KN tỉnh hỗ trợ 100% giống ném và 50% vật tư phân bón. Tổng giá trị hỗ trợ của mô hình là gần 129 triệu đồng. Được biết, các điểm thực hiện mô hình đều là các xã vùng biển bãi ngang với hầu hết diện tích đất là đất cát bạc màu. Các loại cây trồng truyền thống được người dân trồng từ trước đến nay chủ yếu là các loại cây họ đậu, khoai lang, sắn… Một số nơi người dân đã có trồng ném nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật, thiếu đầu tư chăm sóc nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Với mô hình trồng ném này bên cạnh đầu tư giống và vật tư phân bón, Trung tâm KN tỉnh còn cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn người dân trong toàn bộ quá trình từ khi làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến khi thu hoạch. Theo dự kiến sau khoảng 5 – 6 tháng sẽ cho thu hoạch từ 2 – 2,5 tạ ném củ/sào, mang lại thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/sào. Đây cũng là cơ sở để khuyến cáo vận động bà con nông dân chuyển đổi những diện tích cây trồng trên đất cát kém hiệu quả sang trồng ném. Góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con nông dân.

2. TẬP TRUNG PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU

Hồ tiêu là 1 trong 6 cây trồng chủ lực của tỉnh. Trong những năm qua cây hồ tiêu đã mang lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa lớn kéo dài từ giữa tháng 10/2017 đến nay nên nhiều diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh bị chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế và tâm lý lo lắng cho người dân.

Theo thống kê của Chi cục TT&BVTV tỉnh, toàn tỉnh có 2.450 ha hồ tiêu. Tuy nhiên do mưa lớn kéo dài thời gian qua đã làm hơn 600 ha hồ tiêu bị ngập úng. Đặc biệt trong đó đã có 166 ha bị bệnh với các triệu chứng rụng lá, rụng quả, chết khô. Qua kiểm tra có thể nhận định các vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh. Nguyên nhân là do mưa lớn kéo dài, không có hệ thống thoát nước tốt làm rễ tiêu bị thối, nấm bệnh Phytophthora spp có sẵn trong đất xâm nhập gây nên. Loài nấm này tấn công ở bộ rễ và phần thân nằm trong đất của cây tiêu, khiến các mầm ngừng phát triển, lá chuyển màu xanh nhạt rồi biến màu vàng và rụng, phần dây thân trên mặt đất chết khô. Cây tiêu chết rất nhanh, từ khi thấy triệu chứng lá bắt đầu héo đến khi cây chết chỉ từ 1 – 2 tuần, cây tiêu chết khô nhưng các thân dây chính vẫn bám trên trụ. Không chỉ gây chết nhanh mà bệnh này còn lây lan rất nhanh, đặc biệt là ở những vườn tiêu thoát nước kém.

P/v ông Trần Minh Tuấn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh

Trong tình hình thời tiếp tiếp tục mưa rét kéo dài như hiện nay, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại trên cây tiêu bà con cần phải vệ sinh vườn tiêu sạch sẽ, khơi thông mương rãnh thoát nước ở các vườn tiêu, rắc vôi bột và phun các loại thuốc phòng bệnh. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra hiện nay đó là chi phí để phòng trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu khá cao, từ 20 – 40 triệu đồng. Vì vật bà con nông dân đang rất mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với các vườn tiêu bị bệnh hại, nhằm giúp người dân hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh trên cây tiêu gây ra.

II. KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RÉT CHO VẬT NUÔI.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương và Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Trị thời tiết mùa đông năm nay sẽ có những diễn biến phức tạp hơn, các đợt không khí lạnh cũng như rét đậm, rét hại kéo dài và mùa đông sẽ lạnh hơn so với các năm. Để tránh những thiệt hại và chủ động phòng chống đói, rét, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi sau các đợt rét đậm, rét hại, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

III. MÔ HÌNH KINH NGHIỆM

TRỒNG THÀNH CÔNG GIỐNG CAM V2

Với mục tiêu đưa các giống cây ăn quả mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, năm 2013 được sự hỗ trợ của Dự án 15/99 (Bộ Nông nghiệp & PTNT), Hội Làm vườn (HLV) tỉnh đã triển khai mô hình trồng giống cam V2 tại 5 điểm thuộc 4 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng) với quy mô 2 - 3 hộ/điểm, mỗi hộ trồng từ 10 - 50 cây. Đến nay, sau gần 4 năm trồng và chăm sóc các cây cam này đang cho lứa quả đầu tiền, hứa hẹn một kết quả hết sức khả quan

Cuối năm 2013, ông Lê Nghi ở tại thôn Vinh Quang Thượng (xã Gio Quang – huyện Gio Linh) được HLV tỉnh hỗ trợ 30 cây cam giống V2 và hướng dẫn kỹ thuật trồng. Đến nay, sau gần 4 năm trồng và chăm sóc các cây cam này đã và đang phát triển tốt, chiều cao trung bình 2,5 – 3,5m; khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Theo đánh giá, giống cam V2 này rất dễ trồng và chăm sóc. Rất phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như đất đai tại địa phương.

P/v ông Lê Nghi – thôn Vinh Quang Thượng, xã Gio Quang, huyện Gio Linh

Được biết, giống cam V2 được Viện Di truyền nông nghiệp chọn tạo; được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là giống chính thức. Đây là giống cam ngọt, chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phía Bắc, từ tháng 12 đến tháng 3. Kết quả sản xuất thử tại các mô hình trồng giống cam V2 này ở các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Hòa Bình, Yên Bái… cho thấy, giống cam V2 cho năng suất tương đối cao. Qua theo dõi tại các mô hình mà HLV tỉnh triển khai cây đều sinh trưởng, phát triển tốt, phân cành đều, cân đối, khả năng ra hoa đậu quả cao. Trọng lượng quả trung bình từ 190 - 250 g/quả, vỏ quả mỏng, vàng đẹp, hàm lượng nước cao, chất lượng thơm, ngọt đậm.

P/v ông Lê Văn Cảm – Phó Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Gio Linh

Cây ăn quả từ lâu đã được xem là một trong những hướng đi mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Những kết quả bước đầu trồng giống cam V2 này chính là cơ sở để nhân rộng mô hình trồng giống cam V2 này ra các địa phương khác trong tỉnh. Góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra đối tượng cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 16/12/2017 09:49 Võ Nguyên Thủy 19/12/2017 10:35

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà