Khoa học công nghệ
Danh mục
Khoa học và Công nghệ
NỘI DUNG

Kịch bản chuyên mục KHCN:

Phổ biến luật chuyển giao công nghệ sửa đổi

          Kính thưa QV&CB! Luật chuyển giao công nghệ lần đầu tiên được Quốc hội thông qua vào năm 2006 và đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ trong nước, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống, từng bước giúp cải thiện năng lực công nghệ của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của đất nước, khu vực và thế giới, Luật chuyển giao công nghệ đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, chưa theo kịp được với xu thế cải cách, đổi mới trong phát triển kinh tế, KH&CN. Xuất phát từ thực tế này ngày 19/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật chuyển giao công nghệ sửa đổi với nhiều quy định mới, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và phù hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững. Để giúp QV&CB tìm hiểu về những điểm mới của Luật chuyển giao công nghệ sửa đổi, CM KHCN đã có cuộc trao đổi với…. đến từ….

          Xin chào ông, trước tiên xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia chương trình hôm nay.

Thưa ông, như chúng ta đã biết hoạt động chuyển giao công nghệ có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Vậy ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa sự ra đời của luật chuyển giao công nghệ năm 2006?

Trả lời: Luật CGCN năm 2006 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007), trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (năm 2007). Trong gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật đã góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới và CGCN trong nước, đẩy nhanh việc ứng dụng nhiều tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, từng bước cải thiện năng lực công nghệ của doanh nghiệp và nền kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực. Nhờ đó, một số ngành, lĩnh vực như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, tự động hóa, vật liệu mới đã tiếp nhận và làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, đáp ứng tốt yêu cầucủa công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vâng, quả thật là không thể phủ nhận những đóng góp của Luật chuyển giao công nghệ trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ cũng như việc ứng dụng các tiến bộ KHCN trong sản xuất và đời sống. Sau đây là một số tổng hợp của chúng tôi, mời ông… cùng QV & CB theo dõi.

Phóng sự chèn:

CGCN là một khái niệm xuất hiện trong mấy thập niên gần đây và là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -xã hội. Việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất trong nước cũng như đưa công nghệ trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực được coi là khâu then chốt, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.

           Năm 2006, Luật CGCN được ban hành, tạo nên một hàng lang pháp lý quan trọng về hoạt động chuyển giao công nghệ. Kể từ 1/7/2007, Luật CGCN chính thức có hiệu lực. Sau 10 năm triển khai thực hiện, Luật CGCN đã góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ trong nước, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời sống, từng bước giúp cải thiện năng lực công nghệ của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, một số ngành, lĩnh vực đã tiếp nhận và làm chủ những công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những thuận lợi, cùng với xu thế phát triển của xã hội, Luật CGCN vẫn tồn tại một số hạn chế, khó khăn sau gần một thập kỷ đi vào cuộc sống như: Về phát triển thị trường KH&CN; Đối với phát triển nguồn cung nguồn cầu công nghệ, thiếu các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ hiệu quả từ nhà nước; Về cơ chế phối hợp trong quá trình xem xét, quyết định đầu tư, vấn đề công nghệ chưa được coi trọng đúng mức; Đối với công tác quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ,....Những hạn chế này tạo ra một thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc một mặt đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, thu hút đầu tư nước ngoài để gia tăng nguồn lực phát triển đất nước, mặt khác kiểm soát thực trạng công nghệ, đặc biệt công nghệ trong các dự án đầu tư để bảo đảm gìn giữ môi trường, phát triển bền vững. Do vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật CGCN để tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động CGCN, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại, lành mạnh hóa thị trường KH&CN và môi trường kinh doanh. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia và doanh nghiệp, thúc đẩy chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế đi đôi với kiểm soát công nghệ chuyển giao, bảo đảm môi trường xanh và phát triển bền vững đất nước.

Vâng đó là một số tổng hợp của chúng tôi, và theo nhận định chung thì sau 10 năm thực hiện, Luật cũng đã bộc lộ những bất cập cũng như không theo kịp xu thế của thời đại. Và đây cũng là lý do của sự ra đời Luật CGCN sửa đổi vừa được quốc hội thông qua. Ông đánh giá như thế nào về sự ra đời của luật CGCN sửa đổi lần này?

Trả lời: Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 đã góp phẩn thúc đẩy hoạt động đổi mới và CGCN trong nước, giúp đẩy mạnh ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, từng bước cải thiện năng lực công nghệ của doanh nghiệp, góp phẩn nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thế giới đang có nhiều thay đổi, cần phải rà soát nội dung của Luật để có những điều chỉnh phù hợp, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát sinh từ thực tiễn. Sự ra đời của luật CGCN sửa đổi là sự cần thiết phải đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ trong giai đoạn hiện nay.Việc xây dựng Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) lần này hướng đến nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế. 

Luật CGCN (sửa đổi) đã có những thay đổi chính gì và tập trung vào những vấn đề nào, thưa Ông?

Trả lời: Dự thảo Luật tập trung quy định cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển tổ chức trung gian, nâng cao năng lực nguồn cung và cầu để phát triển thị trường KH&CN. Luật cũng quy định việc đưa các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ, đối tượng sở hữu trí tuệ có thể xác định được giá trị làm tài sản bảo đảm trong vay vốn đầu tư cho các dự án KH&CN, khởi nghiệp công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh.

Một điểm mới nữa, Dự thảo Luật cũng quy định cơ chế phối hợp giữa Bộ KH&CN và các cơ quan liên quan trong việc chống chuyển giá trong CGCN. Đồng thời, Dự thảo Luật cũng tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thẩm định công nghệ các dự án đầu tư nhằm hạn chế, ngăn chặn công nghệ lạc hậu, công nghệ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, môi trường và phát triển bền vững quốc gia. Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng mở rộng nội dung chi của Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp theo hướng có thể sử dụng Quỹ này để đầu tư cho ươm tạo công nghệ, thương mại hóa công nghệ và phát triển công nghệ của bản thân doanh nghiệp.

Thưa ông, Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) hướng tới thúc đẩy đưa công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, góp phần hiện đại hóa khoa học công nghệ trong nước. Nhiều người lo ngại rằng, việc nhập khẩu công nghệ nếu không kiểm soát chặt chẽ có thể khiến Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ. Vậy dự thảo luật có những thay đổi nào để hạn chế điều này?

Trả lời: So với Luật Chuyển giao công nghệ 2006, để ngăn chặn, hạn chế công nghệ, thiết bị lạc hậu chuyển giao vào Việt Nam, dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) được bổ sung 1 chương (chương II với 8 điều) về công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư, trong đó quy định cụ thể loại dự án phải thẩm định, có ý kiến về công nghệ. Ý kiến về công nghệ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là một nội dung bắt buộc trong văn bản thẩm định dự án đầu tư khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Chương này cũng quy định việc kiểm tra, giám sát công nghệ trong các dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ (CGCN), nêu rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN và cơ quan có liên quan trong khâu kiểm tra, giám sát việc ứng dụng và CGCN trong dự án đầu tư, việc kiểm tra, giám sát đầu tư.

Luật CGCN (sửa đổi) sẽ tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư, ngăn chặn, hạn chế nhập khẩu công nghệ lạc hậu vào Việt Nam cũng như ngăn ngừa hiện tượng chuyển giá trong hoạt động CGCN. Điều này thể hiện ở các quy định về thẩm định công nghệ dự án đầu tư và quản lý CGCN. Cơ chế bắt buộc đăng ký CGCNlà cần thiết, đặc biệt là CGCNtừ nước ngoài vào Việt Nam nhằm tạo bộ lọc để cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát, ngăn chặn gian lận, chuyển giá qua hoạt động CGCN, giúp cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế để rà soát công nghệ nhập khẩu, tránh trùng lặp, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Theo ông, Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) được ban hành sẽ tác động như thế nào đến hoạt động chuyển giao công nghệ nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung?

 Trả lời: Chúng tôi tin rằng, Luật có hiệu lực sẽ tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động chuyển giao công nghệ để cải thiện trình độ công nghệ quốc gia, năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng chất lượng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước có thêm cơ chế để ngăn chặn nhập khẩu công nghệ lạc hậu, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam. 

Bên cạnh đó, thị trường KH-CN hay cụ thể là thị trường mua bán chuyển giao công nghệ sẽ có một bước phát triển mới, công nghệ sẽ đi vào cuộc sống, len lỏi vào các hoạt động của nền kinh tế. Khi đó, nhiều nhà khoa học sẽ gắn bó với doanh nghiệp và cùng doanh nghiệp giải quyết những bài toán của kinh tế, xã hội.

PV: Xin cảm ơn ông về những chia sẻ vừa rồi.

PV: Thưa QV&CB! Với những quy định mới, Luật CGCN sửa đổi lần này hứa hẹn sẽ hoàn thiện môi trường pháp lý, thúc đẩy hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, lành mạnh hóa thị trường CN và môi trường kinh doanh, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chuyên mục Khoa học và Công nghệ đến đây là kết thúc. Cảm ơn QV&CB đã quan tâm theo dõi! Xin chào và hẹn gặp lại trong các chương trình sau.

Chú thích duyệt

chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện

Đề xuất cụ thể PV ai trước khi thwucj hiện

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 18/12/2017 08:27 Lê Vĩnh Nhiên 18/12/2017 13:16
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà