Nhịp sống trẻ số 52: Sức sống từ làng thanh niên.
Danh mục
Nhịp sống trẻ
NỘI DUNG

Nhịp sống trẻ số 52: Sức sống từ làng thanh niên.

Kính chào QV và CB, Thưa Qv và Cb, Vào năm 2003, với nhu cầu tách hộ lập vườn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho thanh niên, đồng thời phát huy sức trẻ góp phần giữ gìn biên giới, Huyện Đoàn Hướng Hóa có chủ trương xin được thành lập làng Thanh niên lập nghiệp ở một triền đất khá bằng phẳng nằm ở phía Tây của xã Hướng Phùng. Đến năm 2007, UBND Tỉnh Quảng Trị chính thức có quyết định  đồng ý thành lập thôn với tên gọi là thôn Tân Pun trên cơ sở 52 hộ, 136 khẩu thuộc làng Thanh niên lập nghiệp thực hiện Dự án kinh tế- quốc phòng trên địa bàn xã Hướng Phùng.  Trong chuyến trở lại xã Hướng Phùng gần đây nhất của mình, PV chuyên mục đã có nhiều trải nghiệm về tình đất tình người ở làng thanh niên lập nghiệp Tân Pun.

 

Sau hơn 10 năm, chúng tôi trờ lại Làng Thanh niên lập nghiệp Tân Pun vào một ngày mùa đông. Bỏ lại  tiết trời đẫm sương và giá lạnh khi băng qua cung đường từ ngã ba thị trấn Khe Sanh dẫn vào các xã phía Bắc huyện Hướng Hóa. Chút nắng ấm từ ngôi làng trẻ Tân Pun chào đón chúng tôi với nhiều hứa hẹn về một miền đất hứa nhiều nỗi niềm nhưng cũng giàu no ấm. Tân Pun  Phía Bắc giáp thôn Phùng Lâm; phía Nam giáp xã Tân Thành và thị trấn Lao Bảo; phía Đông giáp thôn Hướng Choa; phía Tây giáp thôn Mã Lai của xã Hướng Phùng.

Hiện thôn có  khoảng 140 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Những triền cà phê bạt ngàn xanh ngút mắt như chứng minh đất đai chính là thế mạnh chủ lực của vùng đất mới này. Thật vậy hiện nay trong thôn, gia đình nào nhiều có đến 2 chục hecta caphe, nhà nào ít cũng có ít nhất 2 hecta, thu nhập bình quân của mỗi gia đình đạt trên 100 triệu dồng/ năm.

Phỏng vấn anh Hoàng Văn Mão: Nhớ lại những ngày đầu khó khăn, nỗ lực sự đoàn kết của mọi người.

Ký ức về những ngày đầu khó khăn khi mới đến khai hoang vỡ đất trên miền đất mới là kỉ niệm chung của nhiều người. Anh Nguyễn Văn Huỳnh năm 2008 một thân một mình từ huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình đến đây để bắt đầu con đường lập thân của mình. Mặc dù đất đai thuận lợi và rộng lớn nhưng có thể nói những ngày đầu khó khăn chồng chất khó khăn. Gió rừng, mưa núi, thiếu nông cụ và điều kiện canh tác khiến những cây trồng mà anh làm nên cứ cháy rụi hết lần này đến lần khác. Công sức, mồ hôi và cả những hy vọng được gửi gắm cứ thế mai một theo tháng ngày.

Nhưng rồi mọi câu chuyện đều có câu trả lời khi mỗi người đều được đồng hành, chia sẽ. Năm 2012 anh kết hôn cùng chị Dương Thị Kim Chi quê ở thôn Lương Lễ, xã Tân Hợp huyện Hướng Hóa, cũng là một cô gái tuổi vừa đôi mươi đi tìm khát vọng ở làng mới Tân Pun.

Anh chị bắt đầu mạnh dạn mở đất tìm thêm nhiều hướng đi mới cho việc làm ăn của gia đình. Hiện nay ngoài caphe, anh chị còn trồng xen canh, độc canh thêm các loại cây trồng khác như gừng, nghệ, hay khoai sọ. Đất không phụ sự cần mẫn của công người. Vào mùa thu hái mỗi năm, đôi vợ chồng trẻ lại vui mừng đón chào thành quả và không quên trữ giống cho thửa ruộng mùa sau.

Phỏng vấn anh Huỳnh: Dự định mở rộng mô hình như thế nào?

Ở Tân Pun, vì đất đai rộng lớn nên những ngôi nhà nằm cách xa nhau. Con đường cấp phối nối bản Mã Lai vào Tân Pun do Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337  đầu tư từ những ngày đầu thành lập thôn đến nay đã xuống cấp. Những đoạn đường sìn lầy, hố gà, hố voi như thế này chính là bước cản của việc giao thương đi lại hàng ngày, của việc đi lại tiêu thụ hàng hóa mà bà con làm ra.

Đến gặp anh Nguyễn Văn Quê, anh thuộc lớp thanh niên thứ 2 từ đồng bằng lên đây lập nghiệp. Khác với nhiều người đã ở độ chín của tuổi tác và thời gian gắn bó với mảnh đất này, anh Quê là một trong khoảng hơn 50 hộ gia đình nơi đây đang có xu hướng “ chân đồi, chân đồng”. Tức là vào mùa nông vụ anh cùng gia đình, bạn bè sẽ cùng lên đây tham gia chăm sóc vật nuôi, thăm hái cây trồng nhưng hết vụ anh lại về đồng bằng, về quê để tiếp tục sinh sống. Mùa vụ sang năm lại ngược đồng bằng trở về với bản, làng…Cuộc sống cứ như một hành trình tiếp nối giữa chuỗi ngày miệt mài lao động và nghĩ ngơi. Có lẽ động lực anh cần ngoài đất đai, và niềm say mê với đất còn nhiều điều hơn nữa.

Phỏng vấn anh Nguyễn Văn Quê: Cần hỗ trợ vốn vay

Ra đi lập nghiệp nơi vùng biên cương Tổ quốc khi còn ở lứa tuổi đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của đời người, tràn đầy nhựa sống và khát khao, giờ đây, những chàng trai cô gái đã trở thành chủ nhân của những vườn cà phê bạt ngàn trải dài đến tận chân đồi, của những đàn gia súc gia cầm hàng chục con. Có người đã xây dựng những căn nhà kiên cố, khang trang, có người đã đầm ấm tìm được người kết đôi sinh con đẻ cái, nhưng vẫn có những người vẫn miệt mài trên con đường làm kinh tế. Trong ngôi nhà nhỏ nằm ở vị trí trung tâm của làng Tân Pun, anh Trần Văn Mão, người bí thư chi đoàn năng nổ kể cho chúng tôi nghe về hành trình đầy gian khó nhưng cũng đầy nỗ lực lập nghiệp của mình. Năm 2008, từ miền quê xã Hải Trường Hải Lăng anh lên Hướng Phùng đặt những viên gạch đầu tiên cho nơi mình sinh sống. Hiện anh là một trong những người đã đăng ký hộ khẩu chính thức ở thôn Tân Pun. Với sự táo báo và quyết liệt của tuổi trẻ, năm 2014 anh đầu tư gần 300 triệu đồng đề mua máy xay, sấy cà phê tại chỗ để phục vụ bà con trong thôn và những thôn lân cận. Vào mùa thu hái cà phê, ngôi nhà anh trở nên tấp nập bởi khách hàng mua bán và cả những nhân công, lao động làm thuê cho anh.

Phỏng vấn anh Mão, anh Cao Bí thư Đoàn: Đồng hành của các cấp bộ đoàn cấp trên với thanh niên ở làng.

“Đất đai ở đây vẫn còn nhiều, khí hậu lại rất phù hợp để phát triển trồng trọt và chăn nuôi kết hợp, đặc biệt là theo mô hình trang trại lớn, nhưng trở ngại lớn nhất hiện nay là đường giao thông từ trung tâm xã vào thôn vẫn còn khó khăn. Trong thời gian tới, nếu được sự quan tâm, đầu tư của chính quyền các cấp về việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, điện lưới thì trong tương lai không xa, vùng đất Tân Pun này sẽ khởi sắc, phát triển mạnh”. Đó là tâm sự của rất nhiều người mỗi khi có dịp ngồi lại với nhau. Ông Nguyễn Thủy được xem là người cha đẻ khai sinh ra ngôi làng mới Tân Pun. Nói thế bởi ngay từ khi chưa chủ trương lập làng mà huyện đoàn Hướng Hóa đề nghị thì ông đã có mặt ở đây để khai hoang xởi đất. Ông là người quê Gia Độ xã Triệu Độ huyện Triệu Phong. Với kinh nghiệm, tuổi đời, tình yêu và sự gắn bó can trường của mình, người trong làng chọn ông chứ không ai khác làm người uy tín của làng để chia sẽ, gửi gắm tâm tư và đi tìm những lời giải đáp khi cần.

Phỏng vấn ông Nguyễn Thủy, người uy tín thôn :Niềm tin, sự kỳ vọng.

 

Sau chuyến trở lại đầy tình cờ, ấn tượng về  Làng thanh niên lập nghiệp Tân Pun thực sự là một bức tranh nhiều màu sắc mang đến những cung bậc cảm xúc đan xen, riêng biệt. Về hình khối, xen giữa những ngôi nhà  nhỏ im lìm đóng cửa ngủ đông của những hộ gia đình chân đồi chân đồng là những ngôi nhà khang trang vững chải của những người gắn bó với mảnh đất Tân Pun  bằng tất cả tình yêu thương và lòng khát vọng. Bức tranh này cũng lỗ đổ màu vàng của bùn đất từ những con đường chưa đường còn lầy lội. Nó có màu nâu, tối sẫm biểu lộ sự khiếm khuyết của những trang trại lớn, của sự sôi động của một thị trường sản xuất và tiêu thụ gắn với làng đặc thù mang sứ mệnh lập nghiệp nơi biên cương tổ quốc. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là màu xanh, màu xanh của cây cối, màu xanh của nền trời, màu xanh của hy vọng và khát vọng. Hẹn gặp lại Tân Pun một ngày không xa.

 

Chú thích duyệt

chuyên mục đã được phòng cmcđ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị alnhx đạo xem và cho thực hiện

Kiểm tra lại đề tài này có đăng ký kế hoạch không vậy

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Hoàng Diệu Thông 28/12/2017 09:54 Lê Vĩnh Nhiên 29/12/2017 06:55
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà