trang thanh niên: bạn trẻ với việc đọc sách
Danh mục
Thanh niên
NỘI DUNG

TRANG THANH NIÊN

MC1: Xin kính chào các đồng chí và các bạn! Hiện nay, giới trẻ và vấn đề đọc sách là một thực trạng đáng lo. Bởi hầu hết các bạn trẻ ít đọc sách và thờ ơ với sách.

MC2: Vậy làm thế nào để khơi dậy tình yêu đọc sách đối với các bạn trẻ. Nội dung này chúng tôi xin chuyển đến trong chương trình trang thanh niên của tuần này. Mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

 

Nhạc cắt.

 

MC1: Thưa các đồng chí và các bạn! Thư viện tỉnh Quảng Trị-một điểm đến khá lý tưởng cho việc đọc sách của các bạn trẻ. Tuy nhiên, hiện nay số lượng bạn trẻ đến để đọc sách tại đây còn tương đối ít. Bạn Nguyễn Hoàng Lan Anh nói:

 

Băng: Chúng em rất ít đọc sách vì thế đã làm ảnh hưởng rất lớn trong học tập, bên cạnh đó mạng xã hội rồi internet đã làm cho sinh hoạt của các bạn cũng theo với nó vì thế thời gian đọc sách cũng không có nhiều. 

MC2: Theo số liệu thống kê, hàng năm thư viện tỉnh Quảng Trị bổ sung 5.300 bản sách và 80 loại báo tạp chí các loại. Bên cạnh đó thư viện tỉnh còn đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất và các phòng đọc phục vụ cho từng đối tượng đến để đọc. Song việc bạn đọc trẻ đến để tra cứu và đọc sách không nhiều. Chính điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của thư viện. Ông Mai Trường Mạnh-GĐ thư viện tỉnh Quảng Trị cho biết:

 

Băng: Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều cho các phòng đọc, rồi các hoạt động nhằm thu hút nhiều độc giả trẻ đến với đọc sách.

MC1:  Giới trẻ ngày nay say mê sử dụng các phương tiện nghe nhìn từ trò chơi điện tử phim ảnh trên truyền hình và internet. Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có ưu thế hấp dẫn tiện lợi hơn so với việc đọc sách và thực tế đôi lúc chúng còn có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hoá đọc.

MC2: Song song với kiểu phục vụ truyền thống thì thư viện tỉnh đã chú trọng đến việc phục vụ thông qua hệ thống Internet bằng cách tra cứu các đầu sách. Với cách làm này cũng đã thu hút rất đông bạn đọc vào vào để đọc, nghiên cứu, tra cứu tài liệu.

MC1: Bên cạnh đó, để nâng cao văn hóa đọc trong sinh viên, học sinh, nhà trường thường xuyên tổ chức ngày hội đọc sách nhằm giới thiệu những cuốn sách hay, giáo dục tinh thần yêu quý, bảo vệ sách cho sinh viên, học sinh. Có như vậy, không chỉ thư viện trong tỉnh mà các thư viện ở trường học cũng đã hoạt động trở lại thu hút các bạn trẻ đến với thư viện để đọc sách ngày mỗi nhiều hơn.

MC2: Hình thành cho mình thói quen đọc sách sẽ tạo nền tảng cho việc tự học và học tập suốt đời của mỗi người. Từ đó, góp phần xây dựng một xã hội học tập, để mỗi em học sinh đều có nền tảng tri thức phong phú, vững bước vào tương lai.

 

Nhạc cắt

 

MC2: Thưa các đồng chí và các bạn! Hồi còn đi học, tôi nhớ lời thầy dặn: “Sách là người thầy thứ hai của các em. Cần biết yêu và chuyên đọc sách”. Và trong chặng hành trình học tập cũng như làm việc sau này, tôi luôn có sách gối đầu giường, đồng thời hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày.

MC1: Hiện nay, lượng sách trên thị trường khá phong phú, đa dạng; các thư viện địa phương và trường học đều có kinh phí để trang bị và bổ sung sách mới hàng năm, chưa kể đến loại sách điện tử (ebook) đồ sộ nên mọi đối tượng và thành phần trong xã hội đều có thể dễ dàng tìm sách đọc theo sở thích của mình.

MC2: Tuy nguồn cung dồi dào nhưng có một điều khá ngạc nhiên là lượng người đọc không nhiều; số người bỏ tiền túi để mua sách càng ít ỏi; người vào thư viện và trở thành bạn đọc thường xuyên cũng chỉ dành cho một số đối tượng như: trí thức, học sinh, sinh viên. Theo số liệu điều tra năm 2016 ở nước ta thì có tới 26% người dân không bao giờ đọc sách, chỉ 30% thường xuyên đọc sách. Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ.

MC1: Rõ ràng trong giai đoạn hiện nay việc hình thành thói quen đọc sách việc làm cho bạn trẻ hứng thú đọc sách đã là một điều khó, song để sách báo thực sự trở thành những người bạn của các bạn trẻ còn khó hơn nhiều. Vì vậy, cần phải tổ chức thêm những hoạt động như ngày hội sách, triễn lãm và giới thiệu sách….để bạn trẻ có cơ hội tìm đến với sách.

MC2: Bên cạnh đó, các tổ chức cơ sở đoàn cũng nên tổ chức sinh hoạt và hướng chủ đề để các bạn trẻ có tình yêu với sách. Tổ chức cơ sở đoàn cũng nên phổ biến những cuốn sách về khởi nghiệp, về cách phát triển kinh tế tại những buổi sinh hoạt để các bạn đoàn viên thanh niên có dịp tham khảo và tìm đọc. Đặc biệt, trong những ngày hội sách, các bạn đoàn viên thanh niên cũng nên tham gia qua đó có thể tìm kiếm ra những cuốn sách hay và phù hợp với mỗi bạn. Bạn Nguyễn Đức-chi đoàn bảo hiểm xã hội tỉnh nói:

Băng: tổ chức đoàn nên có những buổi sinh hoạt theo sách

MC1:  Đọc sách là vấn đề không mới, khi mà việc đọc sách đã được khẳng định là một trong những yếu tố có thể làm thay đổi và hoàn thiện tư duy con người, làm “giàu có” thế giới nội tâm của người đọc. Tuy nhiên, đọc sách lại là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay, đặc biệt là đối với sinh viên. Vì vậy, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên ở bậc đại học.

MC2: Trong kỷ nguyên thông tin và “thế giới phẳng” hiện nay, chất lượng học tập của sinh viên phụ thuộc rất lớn vào việc chuyên cần đọc sách, chọn đúng sách và đọc đúng cách.

MC1:Theo nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên cần: lựa chọn có ý thức sách cần đọc, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu, định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân từ tài liệu in cho đến tài liệu trong môi trường số, đảm bảo được tính hệ thống trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc,  biết cách tiếp nhận một cách tốt nhất nội dung tài liệu đọc; vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, trao đổi với bạn bè, đồng thời vận dụng sáng tạo vào quá trình học tập và cuộc sống những nội dung đã đọc.

MC2: Để góp phần hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách của bạn trẻ cần nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết, chúng ta cần xây dựng được ý thức đối với vấn đề đọc sách của các em; sau đó là tạo điều kiện thuận lợi về không gian đọc, đáp ứng các sở thích, thị hiếu đa dạng về sách; xây dựng hệ thống thư viện, tài nguyên học liệu, cơ sở vật chất phục vụ cho việc đọc sách.

MC1:  Quan trọng hơn là tạo dựng và nuôi dưỡng được “bầu không khí đọc sách”- ở đó, những sinh viên ít chịu đọc sách sẽ tự cảm thấy lạc lõng. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, định hướng đọc sách cho sinh viên; thành lập các câu lạc bộ đọc sách trong sinh viên, tạo cơ hội để các em vận dụng các kiến thức đã học...Chính như vậy, mới khơi dậy văn hóa đọc trong mỗi bạn trẻ. Anh Phan Văn Hiền-Đại sứ đọc We love readinh Việt Nam tại Quảng Trị nói:

Băng: nói về tinh thần đọc sách giới trẻ.

MC2: Thực tế cho thấy cùng với nhịp sống sôi động, sự phát triển của khoa học và công nghệ, con người có thêm nhiều hình thức để tiếp nhận các tri thức của đời sống xã hội. Vì vậy nhiều người không còn mặn mà với việc đọc, đặc biệt là giới trẻ đã không còn muốn đọc sách theo cách truyền thống, dẫn đến văn hóa đọc ngày càng bị mai một. Có thể nói xã hội hiện đại tuy đem đến cuộc sống đầy đủ hơn cho con người những mang đến nhiều thói quen không tốt ảnh hưởng đến tư duy, cách nhìn nhận, suy nghĩ cũng như hành động của mỗi người.

MC1: Bên cạnh đó, sự tiếp nhận thông tin thụ động qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại đã làm giảm bớt tính tư duy, nghiền ngẫm sáng tạo vốn có của văn hóa đọc. Rõ ràng nếu quá phụ thuộc vào máy móc, thiết bị con người sẽ không có thói quen đọc, thiếu kỹ năng đọc, thông tin tiếp nhận sẽ nhanh chóng nhưng cũng quên nhanh. MC2: Do vậy để việc đọc sách ngày càng được nhân rộng trong cộng đồng, bên cạnh tuyên truyền vận động mọi từng lớp nhân dân tham gia đọc sách thì việc xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc, xây dựng và phát triển hệ thống thư viện hiện đại có vốn tài phong phú, thân thiện với người sử dụng là một điều hết sức cần thiết.

 

Nhạc cắt

 

MC1: Các đồng chí và các bạn thân mến! Trong khi các bạn trẻ lại thờ ơ với sách, không quan tâm đến sách thì vẫn có những người vẫn luôn tìm đến sách không chỉ để đọc mà còn tham gia vận động để quyên góp sách về xây dựng tủ sách cho các em học sinh nghèo ở vùng cao của huyện Đakrong.

MC2: Vâng người mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các đồng chí và các bạn sau đây chính là người thủ thư của trường tiểu học xã A Bung, huyện Đakrong. Là một cô gái còn rất trẻ nhưng Thu luôn tìm trăn trở và tìm kiếm vận động để xây dựng tủ sách cho học sinh. Bởi với Thu, các em học sinh ở đây còn rất khó khăn, chính vì thế làm được gì cho các em cũng là cách để giúp cho các em vượt qua khó khăn. Và cuộc trò chuyện giữa phóng viên chuyên mục với Nguyễn Thị Lệ Thu sẽ giúp các đồng chí và các bạn hiểu hơn về những gì mà Thu đã làm cho các em, để đưa văn hóa đọc đến với các em ở bản làng xa xôi. Bây giờ, mời các đồng chí và các bạn cùng theo dõi.

 

1.Chào chị là một nguồ trẻ vì sao chị lại xây dựng tủ sách cho học sinh?

2.Vậy trong quá trình xây dựng tủ sách cho học sinh gặp khó khăn gì?

3. Vậy khơi dậy văn hóa đọc trong học sinh thì làm sao thu hút học sinh đến với thư viện nhiều hơn?

4. Trong thời gian tới có những hoạt động gì để hướng các em thích thú đọc sách?

Vâng, xin cám ơn chị.

 

Nhạc cắt

 

MC1: Thưa các đồng chí và các bạn!Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, phải tiếp nhận và xử lý nhiều thông tin, sự việc khác nhau và các bạn trẻ đang cố gắng để hòa nhập với thời đại của mình. Vì vậy, việc dành thời gian đọc sách đang trở nên khó khăn. Nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sự tích lũy về văn hóa, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, cách sống... thông qua những trang sách, báo. Bởi một cuốn sách hay không chỉ đem đến cho người đọc những thông tin cần thiết mà còn như chất xúc tác rèn luyện sự kiên nhẫn, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, trí tưởng tượng, sáng tạo, giúp con người cảm thụ, suy ngẫm và có những góc nhìn mới về cuộc sống.

MC2: Khi đặt vấn đề các bạn trẻ bây giờ ít đọc sách trong khi số đầu sách lại phong phú và đa dạng hơn trước rất nhiều, có nhiều ý kiến cho rằng, các bạn trẻ bị thu hút bởi những hoạt động giải trí khác và thích đọc trên mạng in-tơ-nét nhiều hơn là đọc trên giấy. Trong khi đó, chúng ta thiếu những buổi giới thiệu những đầu sách có giá trị, theo những chủ đề, nội dung phù hợp với từng đối tượng bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ, nhằm xây dựng thói quen đọc sách và yêu sách.

MC1: Ðã đến lúc cần định hướng cho người đọc nói chung và bạn đọc trẻ nói riêng, việc đọc sách không phải là theo trào lưu, mà còn giúp nâng cao nhận thức, tích lũy tri thức. Ðọc sách sẽ tạo cho ta một thói quen, rèn luyện cho đôi mắt thêm tinh, nhanh. Người ham đọc sách sẽ rút ra được phương pháp đọc, đọc bằng mắt để rà nhanh, phát hiện những ý hay mình cần tìm. Ðọc bằng miệng vừa huy động tổng hợp mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe và não ghi vào bộ nhớ, tạo sự nhớ lâu, hiểu sâu ý nghĩa của nó. Không ít bạn trẻ trong lúc đọc đã cẩn thận ghi chép lại những thông tin hữu ích để phục vụ cho công việc, hoặc khi có dịp cùng chia sẻ với bạn bè. Ðây là phương thức đọc sách quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết mỗi người, đồng thời cũng góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa nói chung và văn hóa đọc nói riêng.

Chào cuối: 15 phút của chương trình tuần này xin được kết thúc tại đây, Ngọc Diệp…..xin kính chào các đồng chí và các bạn

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 18/04/2018 15:17 Trương Thị Ngoc Diệp 18/04/2018 15:17
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà