Lắng nghe cuộc sống – 7/10 NGƯỜI GIÀ KHÔNG CÔ ĐƠN
Danh mục
An sinh xã hội
NỘI DUNG

Lắng nghe cuộc sống – 7/10

NGƯỜI GIÀ KHÔNG CÔ ĐƠN

MC: Kính chào quý vị và các bạn đang đến với chương trình Lắng nghe cuộc sống – Phát vào mỗi thứ 7 hàng tuần trên sóng phát thanh, tần số 92,5 MKH của Đài PTTH Quảng Trị.

MC: Thưa quý vị và các bạn, Cuộc sống hiện đại, người cao tuổi ngày càng được gia đình, xã hội quan tâm hơn về đời sống vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, bên cạnh những người cao tuổi sống vui, sống khỏe… không ít người cao tuổi ở đô thị vẫn cô đơn trong chính ngôi nhà mình, đặc biệt là những người rời quê lên thành phố sinh sống cùng con cái của mình.

MC: Vâng, có nhiều người nói rằng, người cao tuổi ở đô thị thường cô đơn hơn người cao tuổi ở thôn quê. Bởi lẽ, không gian làng quê là không gian mở, người cao tuổi có nhiều bạn bè là bà con, lối xóm , còn ở đô thị, không gian bó hẹp hơn với những ngôi nhà kín cổng, chỉ quanh quẩn trong nhà khi con cháu đi học, đi làm... Khi về nhà, con cháu cũng bận rộn với những “kế hoạch riêng”, “quên” giao tiếp với ông bà …nên nhiều khi nỗi cô đơn của người già cũng tự nhiên kéo đến ngay trong chính những ngôi nhà những tưởng hạnh phúc rất đủ đầy, trọn vẹn.

MC: Vậy, người cao tuổi cần được chia sẽ như thế nào và làm gì để giúp đời sống của người cao tuổi vui vẻ ý nghĩa hơn, đó là câu chuyện mà chúng tôi muốn chia sẽ với quý vị và các bạn trong chương trình Lắng nghe cuộc sống của chúng tôi hôm nay, bây giờ mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

MC: Thưa quý vị và các bạn, Theo điều tra quốc gia về NCT Việt Namnăm 2016, mô hình gia đình Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ, theo đó tỷ lệ NCT sống với con cái giảm đáng kể, ngược lại tỷ lệ NCT sống cô đơn tăng cao. Thậm chí, ngay cả khi sống cùng với con cháu, NCT cũng vẫn cảm thấy cô đơn, không được chăm sóc. Nhiều NCT cho biết, khi buồn không biết chia sẻ với ai, bị nói nặng lời, bị từ chối nói chuyện, thậm chí có người bị đánh đập, đe dọa.

MC: Số liệu thống kê cho biết có đến 30% số người cao tuổi khi được hỏi đều cho biết, bản thân họ buồn và hoàn toàn không biết chia sẻ với ai. Ngoài ra, khoảng 11% thường xuyên bị nói nặng lời, 4% bị từ chối nói chuyện và 1,6% bị đánh đập, đe dọa. Nhìn vào thống kê này, nhiều ý kiến khác cho rằng, tuổi tác và số lượng người già tăng cao thì tỷ lệ bị cô đơn, ngược đãi cũng tăng theo. 

 

MC: Có một điều đáng quan tâm là cuộc sống nhiều người già hiện nay cô đơn không chỉ vì có cuộc sống khó khăn, vất vả, neo đơn do hoàn cảnh gia đình mà ngay trong những ngôi nhà rất đầy đủ về vật chất, con cái đông đủ nhưng giữa các thế hệ chưa tìm được tiếng nói chung với nhau. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho những mâu thuẫn trong các gia đình thường xãy ra.

MC: Và phần lớn những người gặp hoàn cảnh này thường cố gắng dấu câu chuyện của mình, nhận lấy về mình sự cô đơn bởi không biết chia sẽ với ai và chia sẽ như thế nào khi mà người trong cuộc là chính người thân, con cái của họ.Vì vậy, nỗi buồn cứ kéo dài và thậm chí nhiều người già đã phải ra đi trong nỗi cô đơn đó. Bài viết của CTV Nguyên Hương mà chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn ngay sau đây là một câu chuyện về người già thỏa hiệp với sự cô đơn. Vì lý do cá nhân, tên thật của nhân vật trong bài viết xin được thay đổi. Bây giờ mời quý vị và các bạn cùng nghe. 

( một PTV đọc trên nền nhạc )

Theo lời giới thiệu của CLB Người cao tuổi thành phố Đông Hà chúng tôi đến tham gia đình bà Bà Trần Thị Đào, phường 1. Trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ vật chất bà Đào tự hào chia sẽ : Bây giờ  Các con của bà Đàođều học hành đỗ đạt và ngoan hiền. Đây là niềm an ủi lớn nhất của vợ chồng bà lúc về già. Bây giờ ông bà có thể thở phào nhẹ nhỏm khi mọi sóng gió cuộc đời đã qua đi, nhưng bon chen cuộc sống ngưng lại dành thời gian cho ông bà được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Bà Trần Thị Đào quê ở miền Bắc, chồng bà người Quảng Trị. Cưới nhau xong, bà theo ông vào Quảng Trị sinh sống đến bây giờ. Lúc trẻ do cuộc sống khó khăn, vất vả nên thời gian cứ cuốn đi, dù mang nặng nỗi nhớ quê nhưng bà cũng ít có thời gian quan để buồn, giờ đây khi tuổi già chạm đến, Mặc dù cuộc sống giờ đã sung túc, nhưng đôi khi bà Đào vẫn có chút lạnh lòng, nỗi nhớ quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Bà Trần Thị Đào chia sẽ :

băng

Điều may mắn của bà Trần Thị Đào là các con của bà có điều kiện về kinh tế nên chăm lo cho bà không phải bươn chãi khi tuổi già, trong căn nhà khang trang ở khu phố 9, bà được các con bố trí một gian phòng thoáng đãng, với nhiều cửa sổ và góc sân nhỏ để bà tập thể dục mỗi sáng. Tuy vậy, các con của bà cũng rất bận rộn, các cháu lại đi học, bản thân bà lại tuổi cao nên không thể đi xa, mọi giao tiếp cũng có nhiều hạn chế. Cuộc sống mỗi ngày trôi qua là từ nhà đến chợ, đến trường học, nhiều lúc bà Đào muốn đi xa hơn để thăm hỏi bạn bè nhưng lại lo lắng đường xa, đi lại không an toàn. Cứ như thế mỗi ngày trôi qua trong sự đơn điệu của cuộc sống, nhưng bà Trần Thị Đào luôn động viên mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người, bà cần chia sẽ với hoàn cảnh của con cháu mình. Chính cách nghĩ này đã động viên bà đi qua những ngày tháng tuổi già, để có được sức khỏe và tinh thần minh mẫn ở tuổi gần 80 như ngày hôm nay.

Bà Trần Thị Đào  chia sẽ thêm :

Băng

Với nhiều người cuộc sống như của bà Trần Thị Đào là điều mơ ước, là sự an nhàn, tận hưởng tuổi già bên gia đình, nhưng thực tế sâu thẳm trong lòng mỗi người cao tuổi sự đủ đầy về vật chất thực ra chưa đủ khỏa lấp những nỗi buồn cần chia sẽ, quan tâm chăm sóc về tinh thần, sự lắng nghe để chia sẽ những nỗi lòng trong cuộc sống từ những điều giản dị nhất.

Nhạc cắt

MC: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình lắng nghe cuộc sống – Để người già không cô đơn. Thưa quý vị và các bạn. Câu chuyện của bà Trần Thị Đào ở Phường 1 là câu chuyện khá phổ biến mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hiện đại, nhất là ở thành phố.

MC: Vậy làm thế nào để cuộc sống của người cao tuổi trong các gia đình ngoài việc chăm sóc về vật chất là làm phong phú hơn về tinh thần.  Đó có thể bắt đầu từ những điều gian dị nhất trong cuộc sống như  thường xuyên hỏi han, bày tỏ sự quan tâm, chăm sóc ân cần bằng hành động cụ thể; dành thời gian trong ngày để chuyện trò, lắng nghe tâm tư của người lớn tuổi.

MC: Vâng, Bởi lẽ chỉ khi cảm nhận được tình thương của con cháu đối với mình, cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn của gia đình thì cảm giác cô đơn sẽ vơi đi hoặc không có cớ để kéo đến. Sau đây là một câu chuyện giản dị nhưng thấm đẫm tình yêu thương gia đình, chăm sóc người thân từ những điều giản dị nhất trong cuộc sống mà chúng tôi ghi nhận được, mời quý vị và các bạn cùng nghè.

( 1 PTV đọc - )  Chị Hồ Thị Ngọc Hà, 38 tuổi ở Phường 1 thành phố Đông Hà. Chị đang sống cùng gia đình nhà chồng. Để làm tròn bổn phận làm con, chị Hà luôn chăm sóc cha mẹ chu đáo từ bữa ăn cho đến giấc ngủ, phụng dưỡng lúc ốm đau. Chị Hà hiểu rằng cách con cái quan tâm đến cha mẹ, những người già cả không chỉ đời sống vật chất mà phải có cả đời sống tinh thần. Bởi vậy muốn hiểu được thì phải đặt mình vào vị trí của ông bà, cha mẹ, phải tâm sự, đồng cảm.

Chị  Hồ Thị Ngọc Hà chia sẽ :

Băng – lần 1

Với quy nghĩ đó nên dù công việc rất bận rộn, hàng ngày phải thức dậy từ lúc 5h sáng, lo cho gia đình nhưng chị Hà vẫn cố gắng thu xếp thời gian. Chỉ riêng bữa ăn cho gia đình nhiều thế hệ chị cũng cất công chuẩn bị nhiều món cho bố mẹ già riêng, cho con nhỏ riêng. Ngoài ra, biết bố mẹ thích nghe hát chèo, chị chịu khó sưu tầm các bài hát chèo cổ về cho ông bà nghe giải trí. Vào mỗi dịp cuối tuần, chị Hà cùng chồng đưa ông bà đến gặp bạn bè ở CLB người cao tuổi thành phố. Nhờ đó bố và mẹ chị Hồ Thị Ngọc Hà đều đã ngoài 80 nhưng tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, và khỏe mạnh. Chia sẽ về cách chăm sóc cho bố mẹ già chị Hồ thị Ngọc Hà cho biết thêm:

Băng

Cũng như chị Ngọc Hà, thu xếp thời gian chăm sóc bố mẹ từ những điều giản dị nhất từ cuộc sống không chỉ giúp bố mẹ vui vẻ, sống khỏe hơn mà qua đó còn làm nhịp cầu để con cháu thể hiện đáo lý hiếu thuận với cha mẹ. Qua đó, mỗi bài học về công ơn sinh thành Công cha nghĩa mẹ từ những trang sách cũng mang những hiện thực sống động hơn. Và mong răng, du cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta vào rất nhiều mối bận tậm thì cũng nên thu xếp công việc để bớt lại một chút thời gian, sống chậm lại một chút giữ bộn bề mưu sinh để ngồi lại lắng nghe người già tâm sự, sẻ chia và dành sự đồng cảm, thấu hiểu để sẻ chia, để giải tỏa cảm giác cô đơn của người cao tuổi, cần tạo điều kiện cho họ tham gia các sinh hoạt cộng đồng như: các CLB văn nghệ, thể dục dưỡng sinh, cầu lông, cờ tướng và khiêu vũ… Hay đơn giản hơn, đưa người cao tuổi đi dạo ở công viên, gặp gỡ bạn bè.

Nhạc cắt

MC: Thưa quý vị và các bạn, Trên khắp mọi miền đất nước, đi đâu ta cũng có thể gặp cảnh sống vui, khỏe của những người cao tuổi. Sống vui khỏe không chỉ ở việc được đáp ứng nhu cầu về vật chất mà còn thể hiện ở tinh thần.

MC: Với người cao tuổi, mong muốn của họ không chỉ ở sống vui khỏe mà còn được làm việc có ích phù hợp với tuổi già, giúp phần nào cho con cháu và cho xã hội. Họ sẽ là những “cây cao bóng cả” để “tỏa bóng mát” cho gia đình và xã hội, gương mẫu giữ gìn, là điểm tựa tinh thần cho con cháu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống gia đình để các thế hệ con cháu noi theo. Phần cuối chương trình Lắng nghe cuộc sống hôm nay, chúng tôi xin chuyển đến quý vị và các bạn một số ghi nhận về đời sống người cao tuổi. Bây giờ mời quý vị và các bạn cùng nghe.

( 1 PTV đọc)

Ông Hiền đọc thơ:- lòng trên nền PTV đọc

Ở tuổi 85, cụ ông Nguyễn Hữu Hiền, ở khu phố 9, phường 1, thành phố Đông Hà có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, đầm ấm cùng con cháu. Cụ Hiền có hai người con trai, cả hai đều được học hành, đỗ đạt và có việc làm ổn định. Đó là niềm vui lớn nhất trong đời của mỗi bậc làm cha mẹ khi thấy con cái trưởng thành. Câu chuyện dưỡng lão của ông Hiền bắt đầu bằng nụ cười mãn nguyện. Đối với ông cuộc sống lúc về già không còn vội vã bon chen với cuộc mưu sinh mà thay vào đó là giây phút ngả lưng trên chiếc ghế bành, nhâm nhi tách trà, lắng tai nghe những câu chuyện, những tin tức, chương trình từ chiếc radio. Ông Hiền chia sẻ, muốn sống khỏe thì trước tiên tâm hồn mình phải thảnh thơi, không lo nghĩ quá nhiều để có thể ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.  Cùng với đó là sự quan tâm, hỏi han của con cháu trong cuộc sống hằng ngày giúp ông có thêm động lực, niềm vui. Với ông sự động viên tinh thần từ con cháu đơn giản chỉ là câu hỏi thăm sức khỏe, hỏi ông ngủ có ngon giấc, ăn có ngon miệng hay là tiếng bi bô gọi ông, quấn quýt chơi đùa bên ông của đứa cháu nội.

ÔNg Nguyễn Hữu Hiền nói thêm :

Băng :

Cũng như ông Nguyễn Hữu Hiền, với Ông Nguyễn Đức Tấn, 84 tuổi, ở khu phố 7, phường 1, thành phố Đông Hà mỗi ngày trôi qua là một ngày nhiều ý nghĩa khi ông có thể giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời trong cuộc sống, truyền lửa kiến thức cho con cái và cháu chắt trong gia đình. Là một cán bộ hưu trí có nhiều tâm huyết với các phong trào hoạt động của địa phương nên mỗi khi có dịp ông Nguyễn Đức Tấn đều tham gia rất tích cực. Từ chuyện góp ý nâng cao chất lượng hoạt động cho chi bộ đến việc nói chuyện truyền thống với đoàn thanh niên khu phố. Mỗi một hoạt động ông đều dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, sách báo góp ý chân thành, thẳng thắn qua đó giúp các hoạt động của địa phương ngày càng hiệu quả và thiết thực.

Ông Nguyễn Đức Tấn cho biết :

Băng :

Đối với sinh hoạt của người cao tuổi, ông Nguyễn Đức Tân cho biết, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Xã hội luôn có thành kiến với những gia đình có người cao tuổi làm việc nhưng thực tế nhiều người như ông chọn cách làm việc phù hợp để giúp đỡ con cái , khi làm việc bản thân họ thấy có ích hơn, làm động lực cho con cái phấn đấu, rèn luyện. Nhiều gia đình khác, chăm sóc bố mẹ chu đáo từ miếng ăn giấc ngủ nhưng lại bỏ qua chuyện lễ nghĩa, phép tắc khi không chú trọng giáo dục con lễ phép với ông bà …Đó là những câu chuyện mâu thuẫn vẫn diễn ra trong đời sống những gia đình có người cao tuổi. Nhưng, khi biết hòa hợp trong từng hoạt cảnh thì mọi chuyện sẽ tốt hơn. Đối với mỗi người cao tuổi có thể tự tìm thấy niềm vui của mình trong cuộc sống. Mỗi ngày, ông Nguyễn Đức Tấn luôn dành thời gian của mình cho việc đọc sách, ghi chép và đó cũng chính là niềm đam mê của ông. Ngoài ra, ông thường xuyên tập thể dục kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm tăng cường sức khỏe, giảm bệnh tật để sống lâu hơn với con cháu.

Ông Nguyễn Đức Tân chia sẽ thêm :

Nhạc cắt

MC: Thưa quý vị và các bạn, Mô hình gia đình hiện nay ở Việt Nam đang có xu hướng thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. Một khi có điều kiện, con cái mua nhà ở riêng, sống độc lập với bố mẹ. Cũng không ít ông bố, bà mẹ có nhu cầu sống tách rời con cái để tránh xung đột trong lối sống giữa các thế hệ trong cùng một nhà, hoặc nhiều cụ không muốn làm phiền con cháu vì tự lo liệu được cuộc sống của mình. Nhiều cặp vợ chồng sinh sống và làm việc ở đô thị, đã đón bố mẹ, ông bà ở quê ra để tiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức sống. Cả ngày con cái đi làm, các cháu đi học, nên nhiều cụ cảm giác như bị bỏ rơi ở trong khuôn viên ngôi nhà chật chội, rời xa các  hoạt động xã hội cũng như hoạt động tinh thần. Thành ra, nhiều người cao tuổi ở đô thị rơi vào cảnh cô đơn trong chính gia đình đầy đủ tiện nghi, nhất là những cụ đã mất đi người vợ hoặc người chồng. Trong số họ có không ít trường hợp bị dẫn đến trầm cảm.

MC: Không để ai cô đơn trong tuổi già từ những điều chia sẽ giản dị nhất trong cuộc sống đó điều mà chương trình muốn chia sẽ với quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay và mong rằng mỗi gia đình và xã hội cần tạo điều kiện tốt nhất giúp người cao tuổi hòa vào nhịp sống cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội để sống vui, sống khỏe, sống có ích cùng con cháu.

Đến đây 15 phút của chương trình Lắng nghe cuộc sống xin được tạm dừng, Chương trình do Việt Thanh – Nguyên Hương biên tập và giàn dựng cùng với sự tham gia của ……….và KTV thu âm Vĩnh Lộc cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm lắng nghe. Xin kính chào và hẹn gặp lại.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 05/10/2018 08:47
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà