Khoa học và đời sống( phát thanh): Nhân giống cây lâm nghiệp
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và đời sống.

MC1: Xin kính chào quý vị thính giả nghe đài!

Thưa quý vị thính giả! Giống là một yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, để có rừng trồng năng suất cao thì không chỉ có giống tốt mà giống còn được lên nhân để đáp ứng với nhu cầu trổng rừng để sản xuất.

MC2: Và để có giống tốt phục vụ cho công tác trồng rừng thì ở các nước đang thực hiện việc nuôi cấp mô và dâm hom.

MC1: Vậy tại Quảng Trị việc sản xuất nuôi cấy mô và dâm hom trong sản xuất giống để phục vụ cho công tác trồng rừng được thực hiện như thế nào? Đây cũng là chủ đề mà chúng tôi muốn chuyển đến quý vị và thính giả trong chương trình tuần này. Mời quý vị và thính giả cùng theo dõi.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và thính giả! Thời gian qua, trung tâm lâm nghiệp khoa học Bắc Trung Bộ đã triển khai đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh “nghiên cứu hoàn thiện nhân giống cấy mô và phát triển cây lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”.

MC2: Tỉnh Quảng Trị có diện tích rừng tự nhiên hơn 473.000ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp kể cả diện tích có rừng chiếm hơn 345.000 ha. Vì vậy lâm nghiệp chiếm một ví trị rất quan trọng về tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên ngành lâm nghiệp trước đây chỉ có khối lượng gố thô từ khai thác rừng tự nhiên, rừng trồng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai tài nguyên chưa cao. Trước thực trạng trên tỉnh Quảng Trị đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với định hướng tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm phát huy lợi thế tiềm năng tài nguyên đất đai và nguồn lực lao động của địa phương. Điểm nhấn tại đột phá trong tái cơ cấu ở Quảng Trị là ưu tiên phát triển rừng được cấp chứng chỉ bền vững FFC để xuất khẩu mà thị trường thế giới đang rất quan tâm. Tại Quảng Trị hiện nay đã có nhiều hộ gia đình tham gia trồng rừng theo chứng nhận FFC và đã đạt được những kết quả thiết thực.

MC1: Vâng, để hiểu rõ hơn về vai trò của giống trong việc tạo ra sản phẩm và năng suất rừng trồng, PV chuyên mục đã có cuộc trao đổi với ông Lê Biên Hòa, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh là một hộ dân có kinh nghiệm trong sản xuất rừng trồng và đặc biệt là giống cây keo lai.

1.     Thưa ông được biết gia đình mình là một trong những hộ dân có kinh nghiệm trong trồng rừng và chọn giống cây keo lai. Vậy ông có thể cho biết tiêu chí nào để chọn giống đạt tiêu chuẩn?

2.     Được biết gia đình ông là một trong 10 hộ được trồng rừng theo chứng chỉ FFC, vậy so với cách trồng rừng truyền thống thì trồng rừng theo chứng chỉ FFC có khác gì không?

3.     Vậy trong quá trình trồng rừng theo chứng chỉ FFC thì gia đình ông có gặp thuận lợi và khó khăn gì không?

Vâng, xin cám ơn ông.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị thính giả! Đối với tỉnh Quảng Trị, Keo lai là loài cây được trồng rất phổ biến từ năm 2000 để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dăm giấy. Các dòng Keo lai chủ yếu  được trồng là  giống quốc gia BV10, BV16, BV32. Nói thêm về vấn đề này, mời quý vị và thính giả cùng đến với bài viết sau của PV Ngọc Diệp.

MC2:  Gần đây từ các kết quả của các chương trình chọn giống cho các loài Keo của Viện nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp -Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiếp tục chọn lọc được thêm nhiều dòng Keo lai có tiềm năng sinh trưởng và sức chống chịu tốt như: Keo lai BV33, BV73, BV75  là dòng đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là giống quốc gia, giống TBKT có khả năng chống chịu bệnh tốt.

MC1: Giống keo lai này sinh trưởng nhanh trên cả lập địa có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất gỗ cao. Ở điều kiện lập địa trung bình năng suất đạt 20 - 25m3/ha/năm. Do đó, việc phát triển nhanh các giống này vào trong sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là một việc làm có ý nghĩa, ngoài việc nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng nó còn làm tăng tính an toàn sinh học trong trồng rừng vô tính.

MC2: Xuất phát từ thực tế trên, việc "Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân giống và xây dựng mô hình vườn ươm cây lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Quảng Trị" là cần thiết, nhằm hoàn thiện, hướng dẫn công nghệ giâm hom cải tiến, công nghệ nuôi cấy mô cây Keo lai.

MC1: Thông qua việc thực hiện đề tài này sẽ phát triển nhanh các giống keo lai có năng suất chất lượng cao vào thực tế sản xuất, làm tăng tính an toàn sinh học trong trồng rừng dòng vô tính trên địa bàn tỉnh nhà. 

MC2: Theo đó, mục tiêu hướng đến của đề tài KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân giống và xây dựng mô hình vườn ươm cây lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Quảng Trị” làxây dựng được quy trình nhân giống Keo lai bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để nhân nhanh các giống Keo lai phục vụ trồng rừng và vườn vật liệu cây đầu dòng; hoàn thiện được quy trình công nghệ giâm hom cải tiến cây Keo lai tại Quảng Trị.

MC1: Xây dựng được 03 mô hình vườn ươm công suất 500.000 cây/vườn/năm.Tổ chức 02 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về công nghệ giâm hom cải tiến Keo lai và 01 lớp chuyển giao các quy trình về công nghệ nuôi cấy mô Keo lai các dòng BV33, BV73, BV75.Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và giâm hom cho các loài cây nông lâm nghiệp hiện nay đang được áp dụng trên quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới.

MC2: Đối với ngành lâm nghiệp nước ta, đây là phương pháp tối ưu để đưa nhanh các giống mới chọn lọc vào trồng rừng sản xuất. Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Trưởng phòng nuôi cấy mô, Trung tâm  Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ cho biết:

Băng: Những hiệu quả đôi với phương pháp nuôi cấy mô chọn lọc

MC1: Kết quả điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm và năng lực cung cấp cây giống hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cho thấy hiệu quả hoạt động của các vườn ươm giống cây lâm nghiệp còn rất hạn chế.

MC2: Hiện nay, toàn tỉnh có trên 25 vườn ươm cung cấp cây giống lâm nghiệp cho nhu cầu trồng rừng của tỉnh, trong đó có nhiều vườn ươm có quy mô hộ gia đình. Tại các vườn ươm này sản xuất giống cây lâm nghiệp dựa trên kinh nghiệm là chính , chủ yếu là sử dụng kỹ thuật cũ để sản xuất cây giống dẫn đến chất lượng cây giống chưa cao. Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Trưởng phòng nuôi cấy mô, Trung tâm  Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ cho biết thêm:

Băng: Định hướng cách nhân giống để thực hiện tốt trong thời gian đến

MC1: Bên cạnh đó, các hộ gia đình này không có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, hạn chế tiếp cận tiến bộ khoa học về kỹ thuật và nguồn giống. Do đó, để cung cấp cây giống có chất lượng, giá thành thấp  cho trồng rừng vô tính tại Quảng Trị cần có các giải pháp kỹ thuật phù hợp, thiết bị sử dụng cần đơn giản, dễ sử dụng, giá thành thấp mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

MC2: Với những ưu điểm của việc nhân giống Keo lai bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào so với phương pháp truyền thống giâm hạt như giống đảm bảo chất lượng, thời gian nhanh, số lượng lớn, chất lượng đồng đều và kiểm soát được dịch bệnh. Quy trình khép kín từ phòng thí nghiệm đến vườn ươm để làm giống cho vườn cây đầu dòng hiệu quả hơn so với phương pháp truyền thống, từ đó đáp ứngnhu cầuvề giống cây lâm nghiệp có chất lượng phục vụ trồng rừng kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

MC1: Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành tỉnh Quảng Trị là địa phương luôn chú trọng đầu tư phát triển lâm nghiệp, từ khi mới tái lập tỉnh năm 1989, độ che phủ của rừng chỉ đạt 19%, đến năm 2015 theo thống kê sau 26 năm đã lên đến 50%, bình quân mỗi năm tăng lên 1 đến 2%, cao hơn trung bình của cả nước. MC2: Trong thời gian tới, với việc triển khai đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân giống và xây dựng mô hình vườn ươm cây lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Quảng Trị” sẽ góp phần đẩy mạnh công tác sản xuất giống có chất lượng, tạo liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà:

MC1: Đó là nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông trồng rừng, hướng đến mục tiêu tạo ra sản phẩm gỗ đạt tiêu chuẩn, được thị trường chấp nhận, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nhạc cắt

MC2: Thưa quý vị thính giả! Ngày nay, nhờ áp dụng công nghệ sinh học mà việc chọn tạo giống cây trồng được tiến hành nhanh hơn và có thể khắc phục được một số khó khăn mà các phương pháp chọn giống truyền thống khó vượt qua. “ Chọn giống và những vấn đề cần bàn” của Minh Hiển, chúng ta cùng nghe.

MC1: Trong những năm gần đây, việc nhân giống cây trồng có phẩm chất di truyền tốt bằng công nghệ mô hom đang được ứng dụng ngày càng nhiều cho cây lâm nghiệp. Chính việc nhân giống này đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình trồng. 

MC2: Đặc điểm của cây rừng là đời sống dài ngày, lâu ra hoa, kết quả, lâu thu hoạch sản phẩm, thời gian chọn lọc và khảo nghiệm kéo dài trong nhiều năm. Một thành công hoặc thất bại trong cải thiện giống cây rừng phải mất 5-7 năm, thậm chí phải hàng chục năm mới có thể nhận thấy.

MC1: Vì thế, chọn tạo giống cây lâm nghiệp không những phải tuân thủ những quy luật chung của biến dị di truyền và những nguyên tắc cơ bản của chọn giống thực vật và chọn giống cây ngắn ngày, mà còn phải có những cách đi phù hợp mới mau đạt hiệu quả mong muốn. Trong lâm nghiệp, công nghệ sinh học đang được phối hợp với các phương pháp chọn giống truyền thống để rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả chọn tạo các giống cây rừng có năng suất cao, có tính chống chịu Bệnh và các điều kiện bất lợi cũng như sự phối hợp vi nhân giống bằng nuôi cấy mô phân sinh với nhân giống bằng hom trên quy mô công nghiệp đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trong cả nước.

MC2: Công nghệ nuôi cấy mô và tế bào, đặc biệt là nuôi cấy mô phân sinh đỉnh sinh trưởng được áp dụng ngày càng nhiều trong sản xuất nông lâm nghiệp và đã trở thành một phương tiện để nâng cao sản lượng cũng như hiệu quả cải thiện giống cây trồng.

MC1: Riêng Trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam sau khi nhân giống cho các dòng Keo lai tự nhiên và Bạch đàn cao sản bằng công nghệ mô- hom thành công, đã chuyển giao công nghệ này và giống gốc cho một số cơ sở trong nước và trao đổi với nước ngoài.

MC2: Trung tâm đã nuôi cấy mô thành công cho một số cây rừng chủ lực khác như: Phi lao, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bao đồng, Tếch, Trầm hương, Lát hoa…và cũng là đơn vị đầu tiên nhân giống thành công cho Keo dậu lai KX2, Chè đắng,.

MC1: Ngoài ra, Trung tâm cũng đã hợp tác với CSIRO bước đầu thí nghiệm đánh giá mức độ đa dạng di truyền của hạt giống được tạo ra từ các rừng giống, vườn giống Keo tai tượng bằng chỉ thị phân tử, đánh giá đa dạng di truyền các xuất xứ Lát hoa của Lào, Thái Lan, Việt Nam.

MC2: Với việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cấy mô và nhân giống của cây lâm nghiệp đã, đang và sẽ đưa lại hiệu quả cao trong quá trình trồng rừng. Đặc biệt giúp cho người dân có cơ hội lựa chọn những loại giống cây có chất lượng.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị thính giả! Giống cây là yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng, vì vậy cần phải chọn giống sạch, đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, nghiên cứu giống mới thì công tác nuôi dưỡng, làm giàu, phục hồi rừng tự nhiên là một trong vấn đề hết sức nan giải, tiêu tốn rất lớn nhân lực, thời gian. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực nghiệm, t đã xây dựng thành công một số mô hình như trồng xen cây bản địa với cây phụ trợ, trồng xen cây bản địa dưới tán rừng non cho các loài như sao đen, lát hoa, dổi, gió trầm, vạng trứng, bời lời, muồng đen... Hầu hết các loài cây bản địa đều sinh trưởng rất tốt, được đánh giá rất cao và đang nhân rộng.

MC2: Đây cũng là xu hướng chung để công tác nhân giống của trung tâm nghiên cứu giống cho ra đời những giống có chất lượng, phù hợp với đặc điểm và điều kiện tự nhiên của từng vùng đất. Để từ đó giúp cho cây phát triển tốt và đạt với chất lượng của trồng rừng như đã đề ra.

MC1: Và cũng hy vọng từ việc nhân giống tốt, sẽ giúp cho người dân thuận lợi hơn trong việc trồng rừng, tạo điều kiện để cây phát triển, hứa hẹn một mùa trồng rừng mới đạt hiệu quả cao.

Chào cuối: 15 phút của chuyên mục khoa học và đời sống tuần này xin được kết thúc tại đây. Những người thực hiện chương trình Ngọc Diệp….xin kính chào quý vị thính giả và hẹn gặp lại quý vị thính giả trong chương trình tuần sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 15/10/2018 10:00 Lê Vĩnh Nhiên 16/10/2018 16:12
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà