khoa học đời sống ( phát thanh): Quảng Trị chú trọng xây dựng thương hiệu ném
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và đời sống

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Ném là một trong những loại cây trồng gắn bó lâu đời với bà con nông dân trên địa bàn toàn tỉnh, chính từ việc vận động bà con nông dân mở rộng diện tích trồng ném, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc nên cây ném đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho các các hộ gia đình.

MC2:  Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều hộ nông dân triển khai trồng ném và đem lại hiệu quả cao. Trong đó ném của huyện Vĩnh Linh cũng đã xây dựng được thương hiệu.

MC1: Do vậy, việc xây dựng thương hiệu cho cây ném trên địa bàn toàn được người dân quan tâm như thế nào? Chúng tôi sẽ bàn cụ thể hơn trong chuyên mục khoa học và đời sống tuần này. Chúng ta cùng lắng nghe.

Nhạc cắt

MC1: Qúy vị và các bạn thân mến! Nhãn hiệu tập thể thường được định nghĩa là các dấu hiệu phân biệt nguồn gốc địa lý, nguyên vật liệu, mô hình sản xuất hoặc các đặc tính chung khác của hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau cùng sử dụng nhãn hiệu tập thể. Nói về việc quá trình thực hiện để xây dựng thương hiệu ném của Vĩnh Linh, mời quý vị và các bạn cùng đến với bài viết sau của PV chuyên mục.

MC2: Chủ sở hữu có thể là hiệp hội mà các doanh nghiệp là thành viên hoặc chủ thể khác là một tổ chức công hoặc một hợp tác xã. Chức năng của nhãn hiệu tập thể là chỉ dẫn cho công chúng về những đặc tính cụ thể nhất định của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.

MC1: Hiện nay, công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm nông sản  là mối quan tâm của tỉnh nhà và rất nhiều địa phương, có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở, ban, ngành liên quan đặc biệt là Sở KH&CN cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ. Tầm quan trọng và giá trị thương hiệu của sản phẩm  ngày càng được  cả người dân, doanh nghiệp quan tâm, nhận thức về  bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu nông sản  đã được nâng lên rõ rệt.

MC2:  Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm địa phương nhằm xác định được “tên tuổi và chỗ đứng” trên thị trường, tăng cường lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy việc phát triển kinh tế bền vững, tăng thu nhập cho người dân. Ông Hồ Bảo Quốc, Phó Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành, Sở KH&CN cho biết:

Băng: Nói về quá trình xây dựng một nhãn hiệu tập thể.

MC1: Với việc xây dựng nhãn hiệu tập thể thành công sẽ tạo động lực thúc đẩy giúp cho nhân dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế một cách bền vững từ các sản phẩm đặc sản của địa phương. Đây là một thuận lợi lớn nhất không chỉ cho người dân mà cho những mặt hàng nông sản của các địa phương ở trên địa toàn tỉnh. Ông Hồ Bảo Quốc, Phó Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành, Sở KH&CN cho biết thêm:

Băng: Nói về quyền lợi khi tham gia xây dựng nhãn hiệu tập thể đối với cây ném.

MC2: Việc xây dựng thương hiệu đưa lại nhiều lợi ích cho người sản xuất hưởng lợi trực tiếp như: Được hướng dẫn và giám sát thực hiện các quy trình sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng; sử dụng logo sản phẩm nên đáp ứng yêu cầu về chất lượng và đảm bảo uy tín; được cập nhật các thông tin cần thiết về thị trường, được tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu quảng bá sản phẩm; được pháp luật bảo vệ khi thương hiệu bị vi phạm... Còn người tiêu dùng được mua các sản phẩm có nhãn hiệu, rõ nguồn gốc xuất xứ, được đảm bảo bằng các tiêu chí về chất lượng đặc thù của địa phương

MC1: Vì vậy việc xây dựng thương hiệu đã khó, phát triển thương hiệu còn khó hơn, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư và chiến lược lâu dài. Các ngành hữu quan trong tỉnh và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố cần quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể.

MC2: Trong năm 2016, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện đăng ký nhãn hiệu tập thể “Ném Vĩnh Linh” và đã có Quyết định số 46147/QĐ- SHTT ngày 28/7/2016 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc chấp nhận đơn hợp lệ.

MC1: Với sự hỗ trợ từ phía Sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị,  đến nay, thương hiệu ném Vĩnh Linh đã được xây dựng thành công. Chính việc xây dựng thành công thương hiệu ném đã giúp cho sản phẩm ném Vĩnh Linh được đứng vững trên thị trường.

Nhạc cắt

MC2: Thưa quý vị và các bạn! Cây ném là một trong những loại cây hoa màu gắn bó lâu đời với người nông dân ở trên địa bàn toàn tỉnh. Trước đây, do giá trị kinh tế mang lại không cao nên nhiều gia đình trồng ném xen với các loại cây trồng khác.

MC1: Khi giá thu mua ném trên thị trường ngày càng tăng, ổn định và đặc biệt là ưu điểm có thể trồng ở khắp nơi, nhất là vùng đất sét, đất pha cát, đất cát, thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị sâu bệnh, không tốn quá nhiều công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao nên nhiều người dân đã chú trọng mở rộng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, mạnh dạn phá bỏ vườn tạp hoặc chuyển đổi các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng ném. Bài viết của Ngọc Diệp phản ánh rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng lắng nghe.

MC2: Ném không chỉ được trồng nhiều ở huyện Vĩnh Linh, mà hầu hết cây ném được trồng ở khắp các vùng quê của tỉnh. Bởi ném là cây gia vị mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho nhân dân.

MC1: Tuy nhiên lâu nay do chưa được xây dựng thương hiệu nên sản phẩm ném ở trên địa toàn tỉnh chỉ được tiêu thụ ở những vùng lân cận, giá cả bấp bênh khi bị tư thương ép giá, gây khó khăn cho người nông dân.

MC2: Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu ném là một trong những việc làm  có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho ném củ tươi của tỉnh Quảng Trị được người tiêu dùng biết đến, đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh, tạo thu nhập ổn định cho người sản xuất. Ông  Nguyễn Viết Túc - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, Vĩnh Linh cho biết:

Băng: Nói về việc chọn cây ném để xây dựng thương hiệu đối với xã Vĩnh Kim.

MC1: Với việc xây dựng nhãn hiệu tập thể thành công người dân có thêm cơ hội để quảng bá sản phẩm do chính mình làm ra đến với người tiêu dùng một cách rộng rãi. Ông  Nguyễn Viết Túc - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, Vĩnh Linh cho biết thêm:

Băng: Nói về việc tiếp tục thực hiện để đưa thương hiệu ném được nhiều người biết đến.

MC2: Có thể khẳng định rằng việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Tại nhiều địa phương trong tỉnh, nông dân trồng cây ném trên đất cát cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và các cây trồng khác. Vùng đất cát rộng lớn ven biển bỏ hoang lâu năm hoặc trồng cây kém hiệu quả, bây giờ trở thành những ruộng ném làm giàu cho nhiều gia đình. Mô hình trồng ném trên cát cũng là một trong những mô hình giúp ngư dân ven biển chuyển đổi sinh kế, ổn định kinh tế. Bây giờ, mời quý vị và các bạn cùng đến với bài viết “Mô hình trồng ném trên cát” của Nguyên Hương.

MC2: Nhiều năm trước, vùng đất cát xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị bỏ hoang hoặc chỉ trồng khoai, sắn hiệu quả thấp. Gần 5 năm nay, nhiều tổ chức, cá nhân đã đến khảo sát và triển khai mô hình thí điểm trồng ném trên cát, biến nơi đây thành vùng trọng điểm trồng cây ném ở tỉnh Quảng Trị. Bà Nguyễn Thị Lý ở thôn Diên Khánh, xã Hải Dương, hộ đầu tiên tham gia mô hình trồng ném trên cát cho biết, trước đây, gia đình sống nhờ vào trồng lúa và một diện tích lớn đất cát bỏ hoang. Bây giờ, thu nhập chính của gia đình nhờ vào trồng ném trên đất cát. Theo bà Nguyễn Thị Lý, nhờ cây ném, thu nhập của gia đình bà được nâng cao hơn nhiều lần so với các cây trồng khác:

Băng: Làm ruộng một sào đầu tư ra nhiều nhưng nén không đầu tư nhiều, cứ tỉa đi bón phân vào rồi nhổ ném cây bán nhiều lần. Giá ném cao hơn giá lúa, lúa 1kg bán 3000 đồng, còn ném 1kg bán 15.000 đồng.

MC1: Xã Hải Dương, huyện Hải Lăng là vùng trọng điểm trồng ném trên vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Ông Hoàng Cảnh, Chủ tịch UBND xã Hải Dương cho biết, hơn 60 hécta đất cát của xã bỏ hoang trước đây đã trở thành vùng chuyên canh cây ném. Cây này mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, nhiều hộ vươn lên làm giàu. Một vụ trồng ném kéo dài 4 đến 5 tháng nhưng từ 2 tháng tuổi, cây ném đã cho thu hoạch.

MC2: Sau đó, chỉ cần bón phân, làm cỏ cây ném tiếp tục đẻ nhánh và cuối vụ khai thác hạt. Theo tính toán, một hécta ném mỗi mùa cho thu nhập từ 160 triệu đồng đến 180 triệu đồng. Ông Hoàng Cảnh, Chủ tịch UBND xã Hải Dương, huyện Hải Lăng cho biết:

Băng:  Khó khăn ở đây là về cất giữ ném hạt, rất mong các nhà khoa học chuyên môn có cách nào bảo quản tốt hơn và hướng dẫn cho người dân bảo quản. Cây này là cây chủ lực của địa phương, rất mong tìm ra hướng bao tiêu sản phẩm, tránh tình trạng khi sản xuất đại trà thì cung vượt cầu, rớt giá.

MC1: Hiện nay, sản phẩm ném ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Trị được đăng ký nhãn hiệu tập thể, bán trên thị trường, tiêu thụ trong cả nước. Một số nơi đã thành lập các Hợp tác xã, Tổ hợp tác để làm bà đỡ tìm kiếm thị trường, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Bà Phạm Thị Thúy Hằng, Tổ trưởng Tổ hợp tác thu mua nông sản an toàn xã Hải Dương, huyện Hải Lăng cho biết:

Băng: Tổ hợp tác là là đưa đầu ra sản phẩm có hướng trồng theo tiêu chuẩn an toàn, không dùng phân hóa học chỉ dùng phân hữu cơ, đang đi tìm đầu mối đưa sản phẩm ra thị trường.

MC2: Tỉnh Quảng Trị có khoảng 48.000 héc ta đất cát ven biển ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Nhiều loại cây hiệu quả thấp khi trồng trên cát. Nhưng vùng đất này lại rất phù hợp với việc trồng cây ném, nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật canh tác, cây ném có thể đạt năng suất, thu nhập cao cho người dân.

Nhạc cắt

MC1: Vâng thưa QV & CB. Mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản hầu hết các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh được xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức về sở hữu trí tuệ, tạo dựng quản lý và phát triển thương hiệu về nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh là việc cần tập trung thực hiện.

MC2: Khi các sản phẩm đã được công nhận thương hiệu thì việc tập trung xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; hình thành các thương hiệu sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh có khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước sẽ góp phần trong việc thúc đẩy phát triển KT- XH của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

MC2: Có thể khẳng định, từ việc xây dựng thành công thương hiệu Ném Vĩnh Linh đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân, từ đó hình thành nên các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung và các sản phẩm nông sản đặc trưng riêng biệt của từng địa phương trong toàn tỉnh.

MC1: Phát triển được thương hiệu nông sản chủ lực là một chặng đường khá dài. Vì thế, các địa phương trong toàn tỉnh đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành liên quan, đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương và người dân chú trọng việc xây dựng quảng bá hình ảnh hàng hóa nông sản thông qua việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác dùng chung tập thể; thực hiện liên doanh liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…

MC2: Đồng thời đề nghị các cấp, ngành liên quan có chính sách hỗ trợ để các HTX và người dân có điều kiện trong việc phát triển sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh các cây trồng chủ lực và có điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu nông sản; giới thiệu những doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đến ký hợp đồng bao tiêu nông sản cho người dân, qua đó giới thiệu, quảng bá thương hiệu nông sản tỉnh Quảng Trị ra toàn quốc và thế giới…

MC2: Thời gian tới để sản phẩm nông sản của toàn tỉnh nói chung có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, cần tiếp tục đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, đồng thời về phía tỉnh và ngành khoa học và công nghệ cũng có sự hỗ trợ giúp đỡ để không chỉ có sản phẩm ném của Vĩnh Linh được xây dựng thương hiệu mà còn nhiều sản phẩm khác ở trên địa bàn toàn tỉnh cũng được xây dựng thương hiệu nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

MC1: 15 phút của  chuyên mục khoa học và đời sống tuần này xin được khép lại tại đây, những người thực hiện chương trình Ngọc Diệp…. cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi, xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình tuần sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 22/10/2018 08:45 Lê Vĩnh Nhiên 22/10/2018 14:54
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà